Những dấu hiệu nhận biết sớm trẻ tự kỷ
Việt Nam hiện chưa có số liệu chính thức về tỷ lệ mắc tự kỷ. Tuy nhiên, số liệu của Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy số trẻ đến khám và chẩn đoán tự kỷ tăng nhanh trong khoảng 10 năm gần đây.
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết sớm trẻ tự kỷ khi trẻ trên 12 tháng tuổi được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đưa ra.
Khiếm khuyết về các kỹ năng giao tiếp và xã hội:
- Đáp ứng với âm thanh: Mất/không đáp ứng với âm thanh
- Giao tiếp không lời: Không có/giảm kỹ năng giao tiếp không lời (giao tiếp bằng mắt, cử chỉ tay chân, biểu lộ nét mặt khi vui buồn, gật lắc đầu..). Giao tiếp bằng mắt bất thường (có thể quay đi, tránh không nhìn chăm chăm, ánh mắt đờ đẫn trống vắng hoặc tránh không nhìn khi giao tiếp).
- Giao tiếp bằng lời nói: Không hoặc ít phát ra âm thanh, không cười thành tiếng. Không nói, chậm nói, nói kém, nói sõi nhưng ít khởi xướng nói, gặp người lạ không nói…
- Xã hội và chơi: Hoạt động theo nhóm giảm; Khó tham gia vào các trò chơi; Kỹ năng chơi nghèo nàn, rập khuôn, thờ ơ. Trẻ mê say một số đồ chơi, một số hoạt động khác thường (lánh sáng đèn quảng cáo, âm thanh của chương trình quảng cáo trên TV và âm nhạc).
- Hành vi bất thường: Tự đánh mình, đánh người khác, cử động khác thường tay chân (vẫy tay, vê xoắn tay, khi đi kiễng chân,…), tự kích thích mình (hét lên, vẩy tay, chạy vòng tròn, sờ bộ phận sinh dục,…)
Video đang HOT
Trẻ tự kỷ tự đập đầu mình.
Trẻ tự kỷ không giao tiếp mắt, chơi tay một mình. Ảnh minh họa
Còn dưới đây là năm dấu hiệu cờ đỏ phát hiện sớm tự kỷ:
Viện Hàn lâm thần kinh học của Mỹ và Hướng dẫn thực hành của Hiệp hội Thần kinh Trẻ em về sàng lọc và chẩn đoán tự kỷ (Filipek PA, 2000) đã khuyến cáo và đưa ra các dấu hiệu cờ đỏ báo động tự kỷ như sau:
- Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, ra dấu vào khoảng 12 tháng tuổi
- Không biết nói từ đơn khi 16 tháng tuổi
- Không biết đáp lại khi được gọi tên
- Không tự nói được câu có 2 từ khi 24 tháng tuổi
- Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào.
Với các trẻ có các biểu hiện trên, gia đình nên đưa trẻ đến khám và đánh giá tại phòng khám khoa phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung uơng để nhận được tư vấn và các biện pháp điều trị.
Theo VnMedia
Nước ối của mẹ góp phần gây tự kỷ ở trẻ
Tiếp xúc với nồng độ cao hornome sinh dục nam trong bụng mẹ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở bé trai, theo nghiên cứu mới tại ĐH Cambridge, Anh.
Các tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Michael Lombardo và giáo sư Simon Baron-Cohen đã xem xét hơn 300 mẫu lưu trữ nước ối, chất lỏng bao quanh em bé khi ở trong bụng mẹ, để xem xét các yếu tố nguy cơ tự kỷ ở môi trường ban đầu này.
Kết quả cho thấy ở 128 bé trai sau này được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ, mức độ hormone steroid trong nước ối thường ở mức trung bình hoặc cao. Trong khi đó, hormone steroid trong nước ối của 217 chàng trai không mắc chứng tự kỷ ở mức rất thấp.
Việc tiếp xúc với nồng độ cao các hornome sinh dục nam trong bụng mẹ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở bé trai. Ảnh minh họa: Telegraph.
"Các nghiên cứu trước đây cho thấy nồng độ cao testosterone trước khi sinh có liên quan đến sự chậm phát triển ngôn ngữ và các kỹ năng xã hội. Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên chúng tôi đã chỉ ra rằng các hormone steroid có sự liên quan đến chứng tự kỷ", giáo sư Baron-Cohen cho biết.
Theo giáo sư Baron-Cohen, một số hormone được sản xuất với số lượng cao hơn nhiều ở nam giới so với phụ nữ. Điều này có thể giúp giải thích tại sao bệnh tự kỷ phổ biến hơn ở nam.
Nguyên nhân chính xác của bệnh tự kỷ hiện vẫn chưa xác định rõ và nó được cho là có liên quan đến gene và các yếu tố môi trường liên quan. Các rối loạn phát triển thường bắt đầu tiến triển ở trẻ em và có thể gây ra vấn đề tương tác xã hội, kỹ năng ngôn ngữ và hành vi.
Giáo sư Richard Sharpe, một chuyên gia tại ĐH Edinburgh cho biết, nghiên cứu này được xem là một bước quan trọng đầu tiên trên con đường khám phá nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ.
Theo các nhà nghiên cứu, việc xem xét ngăn chặn nguy cơ tự kỷ bằng cách ngăn ngừa các hormone vẫn chưa được tính tới. Do các hormone testosterone và 3 hormone steroid khác rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi nên "việc ngăn chặn chúng là điều quá nguy hiểm".
Lê Phương (Theo BBC)
Bệnh tự kỷ: Một nửa nguy cơ là do môi trường Một nghiên cứu lớn ở Thụy Điển đã cho thấy gen chỉ có vai trò ngang với các yếu tố môi trường trong đánh giá nguyên nhân gây bệnh tự kỷ. Các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng khả năng di truyền rối loạn phát triển thần kinh này chỉ là khoảng 50% - thấp hơn nhiều...