Những dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng kết hôn
Bạn bè của bạn đã bắt đầu lập gia đình, khiến bạn cảm thấy cũng đã đến lúc mình cần ổn định. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết mình đã thật sự sẵn sàng hay chưa.
Bạn bè của bạn đã bắt đầu lập gia đình, khiến bạn cảm thấy cũng đã đến lúc mình cần ổn định. Liệu rằng đây có phải chỉ là những áp lực từ bên ngoài hay do chính bản thân bạn đang thực sự muốn kết hôn với người yêu hiện tại? Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết mình đã sẵn sàng hay chưa.
Bạn biết lý do tại sao bạn muốn kết hôn
Khi nhìn thấy những bức ảnh của các bộ vest và những chiếc váy trắng lung linh, hãy tự hỏi bản thân xem đó có phải những gì bạn đang muốn. Liệu bạn có muốn khoác trên mình những bộ quần áo đó và bước đi trên thánh đường cùng người yêu của mình hay không? Bạn nên suy nghĩ thật kĩ về lý do tại sao bạn muốn kết hôn. Khi bạn đã chắc chắn với những suy nghĩ của mình, có lẽ bạn đã sẵn sàng bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời.
Bạn đang lên kế hoạch cho hôn nhân, chứ không phải lễ cưới
Lễ cưới là những buổi tiệc vui vẻ, những cơ hội được gặp gỡ bạn bè và người thân. Tuy nhiên, đây có phải lý do tại sao bạn muốn kết hôn? Nếu bạn đang thực hiện tiệc cưới này chỉ để gặp lại những người thân và bạn bè đó, thì có lẽ đây không phải lý do chính đáng để bạn đưa ra một quyết định quan trọng của cuộc đời như vậy. Lễ cưới chỉ kéo dài trong vài tiếng nhưng hôn nhân sẽ đi với bạn suốt cả cuộc đời. Vì vậy đừng lên kế hoạch cho chỉ một ngày, hãy suy xét cho cả tương lai phía trước.
Bạn đã đủ tuổi trải đời
Video đang HOT
Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn người yêu năm cấp ba của mình để nên vợ nên chồng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã cho thấy từ 25 tuổi trở đi mới là độ tuổi đủ trưởng thành để kết hôn. Khi đó, bạn đã có những kinh nghiệm cuộc đời nhất định, gặp nhiều người với nhiều tính cách khác nhau và nhận ra được những gì mình muốn và những gì mình không muốn trong cuộc đời. Điều này sẽ giúp bạn chọn ra được một người bạn đời phù hợp nhất.
Mối tình hiện tại của bạn đủ sâu sắc
Trong giai đoạn đầu của những mối quan hệ, bạn và người ấy có thể cho nhau những lời tán tỉnh ngọt ngào, đi chơi nhiều và không lo nghĩ về tương lai. Nhưng nếu bạn đang có ý định kết hôn, bạn cần phải có một mối tình sâu sắc hơn việc dành thời gian vui vẻ ở bên cạnh nhau. Hai bạn cần phải biết cách cùng nhau vượt qua những khó khăn và vấn đề hóc búa trong cuộc sống.
Bạn tin tưởng vào nửa kia
Dù hai bạn đã ở trong mối quan hệ bao lâu đi chăng nữa, bạn cần phải hiểu rõ về nửa kia của mình. Đừng vội vàng kết hôn chỉ vì hai bạn đã yêu nhau quá lâu, Bạn nên kết hôn vì bạn tin tưởng và hiểu rõ người ấy của mình. Bạn cần biết về quá khứ, hiện tại, tương lai và những ước mơ của đối phương. Bạn có thể hình dung được những phản ứng của họ đối với những trường hợp nhất định. Điều quan trọng hơn cả, bạn biết tất cả những điều này nhưng vẫn luôn dành tình cảm cho họ. Sự tin tưởng là chìa khóa của hôn nhân, vì vậy bạn cần đảm bảo bạn có thể hoàn toàn tin tưởng nửa kia của mình.
Bạn không muốn thay đổi họ
Đừng kết hôn với người ấy và hi vọng rằng họ sẽ thay đổi trong tương lai. Hãy kết hôn khi bạn thật sự yêu con người của họ. Sự cống hiến trong hôn nhân sẽ không thay đổi một ai cả, mặc dù nó khiến bạn phải cố gắng nhiều hơn trong mối quan hệ của mình. Đừng hi vọng việc lấy một ai đó có thể thay đổi những khúc mắc trong mối tình hiện tại. Một lễ cưới vô nghĩa sẽ không thể làm sợi dây hàn gắn những khoảng cách giữa hai con người bạn.
Bạn giải quyết những xung đột cùng nhau
Đừng bỏ qua những vấn đề trong mối quan hệ của mình và dễ dàng tha thứ cho họ. Hãy cùng nhau giải quyết những khúc mắc trong mối quan hệ nếu bạn không muốn chúng tồn đọng lại trong tương lai. Bạn không nên kết hôn chỉ vì muốn giải quyết một vấn đề còn dang dở. Hãy xử lý những tranh cãi đó trước. Bạn và người ấy cần phải có một cách giao tiếp hiệu quả mới có thể xây dựng một cuộc hôn nhân bền vững và lâu dài.
Bạn không thể hình dung cuộc sống của mình nếu thiếu họ
Nếu bạn tin chắc rằng mình chỉ có thể dành cả phần đời còn lại cho người ấy, thì đã đến lúc bạn có thể đưa ra quyết định trọng đại này cho mình rồi. Bạn không thể hình dung được cuộc sống của mình với bất kể ai khác. Bạn không thể hình dung bản thân mình nếu thiếu người ấy hay bạn biết rằng mình không thể hạnh phúc với một ai đó khác, thì hãy tận hưởng tình yêu hiện tại và bắt đầu lên kế hoạch cho một tương lai hạnh phúc bên nửa kia của mình./.
Làm dâu 6 năm không đẻ được nhưng mẹ chồng vẫn quý như vàng, một lần gặp bà từ ngân hàng đi ra, tôi lặng người biết sự thật phía sau
Tôi chưa bao giờ nghe chồng nhắc đến mẹ chồng phải chu cấp tiền cho người họ hàng hay bà con nào. Hơn nữa mẹ chồng tôi chỉ có 3 triệu lương hưu, bà có thể chu cấp cho ai được cơ chứ?
6 năm lấy chồng, tôi vẫn chưa thể sinh được cháu cho nhà chồng. Tôi bị tắc cả hai bên vòi trứng, sau hơn một năm không có thai tự nhiên, đi khám mới biết được. Tôi và chồng đã làm thụ tinh ống nghiệm nhưng thất bại.
Thế nhưng mẹ chồng tôi vẫn luôn đối xử tốt với tôi như ngày đầu tôi về làm dâu, cưng chiều và quý mến tôi như con gái ruột trong nhà. Bao lần tôi đã nghĩ, đời này có được người mẹ chồng như bà đúng là phúc lớn của tôi.
Hôm vừa rồi tôi ra ngân hàng có chút việc thì tình cờ gặp mẹ chồng. Bà mải nói chuyện điện thoại với ai đó nên không nhìn thấy tôi. Một cô bạn thời đại học của tôi là nhân viên ngân hàng ấy, lúc tôi hỏi thì nó mới biết bà là mẹ chồng tôi. Tôi gặng hỏi mãi, nó tiết lộ tháng nào bà cũng đúng ngày gửi tiền cho một người phụ nữ, số tiền không lớn lắm. Còn lại thì không thể nói rõ hơn.
Tôi ôm sự thắc mắc và khó hiểu ra về. Tôi chưa bao giờ nghe chồng nhắc đến mẹ chồng phải chu cấp tiền nong cho người họ hàng hay bà con nào đó. Hơn nữa mẹ chồng tôi chỉ có 3 triệu lương hưu, bà có thể chu cấp cho ai được?
Tôi là cô con dâu mẹ chồng ưng ý, về cả ngoại hình, học thức, công việc và gia đình. (Ảnh minh họa)
Trong lòng hoài nghi, lại nhớ đến khi từ ngân hàng đi ra, mẹ chồng đã gọi điện cho ai đó, hẳn là báo tin vừa chuyển tiền. Tôi lén kiểm tra điện thoại của mẹ chồng, thấy số điện thoại gần nhất bà gọi quả nhiên là một người phụ nữ, được lưu tên là "Thủy". Nghĩ thế nào, tôi nhấn nút gọi.
"Bà ạ, cháu đỡ sốt rồi, bà cứ yên tâm nhé, không cần phải gọi điện hỏi thăm nhiều đâu kẻo vợ anh ấy lại nghi ngờ", đầu dây bên kia vẳng lại tiếng một người phụ nữ, nghe như trách hờn và giận dỗi. Tôi hoảng hốt ngắt luôn máy.
Tối về, tôi hỏi chồng và yêu cầu anh phải thẳng thắn, thành thật nói rõ mọi chuyện. Nếu không tôi sẽ làm ầm ĩ lên, lúc ấy đừng trách tôi. Chồng biết tôi đã nắm được đại khái nên thừa nhận anh có 2 đứa con trai riêng. Khi trước, anh yêu chị ấy mà không được mẹ anh chấp nhận. Anh và chị ấy ra ngoài sống kiểu vợ chồng hờ và sinh được 2 đứa con. Sau này dưới áp lực từ mẹ, anh bỏ 3 mẹ con họ về nhà. Hai người chia tay từ ấy, đến cuối cùng vẫn chưa đăng ký kết hôn.
Tôi là cô con dâu mẹ chồng ưng ý, về cả ngoại hình, học thức, công việc và gia đình. Khi biết tôi khó có con, mẹ chồng bắt đầu chu cấp tiền cho 2 đứa bé kia để nhận cháu. Thực ra tiền là do chồng tôi đưa, bà đi gửi để tránh tôi phát hiện ra sự việc mà thôi. Vậy là bà vừa có con dâu tốt, giữ được tiếng thơm gia đình khi không ruồng rẫy tôi mà vẫn có 2 đứa cháu trai nối dõi.
Thảo nào mẹ chồng dễ tính với chuyện tôi khó có con đến vậy. Hóa ra bà đã có cháu rồi. Chồng tôi thì liên tục thề thốt đã hết tình cảm với chị ấy, chỉ có nghĩa vụ với con. Biết rõ về bí mật của chồng, tôi đau đớn lắm chị em ạ. Tôi biết phải làm thế nào trong tình cảnh éo le này đây?
10 lời khuyên hôn nhân bố gửi con gái: Một nửa của con nhất định phải do con tự chọn lấy Với kinh nghiệm từng trải của mình, những ông bố luôn có thể đưa ra các lời khuyên chính xác dành cho con gái họ. Chúng ta vẫn cho rằng khoảng cách thế hệ giữa bố và chúng ta là rất lớn, và bố sẽ không thể hiểu được chuyện gì đang diễn ra với bạn. Nhưng không, nếu bạn nghĩ như vậy...