Những dấu ấn đẹp từ tinh thần nhân văn từ câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện
Tình nguyện là nét đẹp thể hiện tính nhân văn, nhiệt huyết của thanh niên. Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, trước yêu cầu của thời kỳ mới, hàng ngàn thanh niên Việt Nam đang tích cực chung sức tham gia phát triển kinh tế – xã hội, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh.
Trên khắp mọi miền đất nước hiện có rất nhiều các câu lạc bộ, đội, nhóm thanh niên tình nguyện với đa dạng các hoạt động, mỗi chương trình là một dấu ấn đẹp để lại trong cộng đồng.
Sáng kiến truyền thông điệp về giáo dục giới tính cho trẻ em
Nổi bật trong 8 tập thể vinh dự nhận Giải thưởng tại Ngày hội Tình nguyện Quốc gia năm 2018 là S Project – dự án gây được ấn tượng mạnh về sự sáng tạo trong ý tưởng, với quy mô bài bản và tính thiết thực của các hoạt động. Sinh năm 1996, Nguyễn Thị Song Trà, Trưởng Ban tổ chức dự án S Project là tân cử nhân của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Hà Nội). Song Trà cho biết, Dự án Giáo dục giới tính S Project cho học sinh từ 6 – 15 tuổi được thành lập vào năm 2015 dưới sự bảo trợ của Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), với mục tiêu truyền đi những thông điệp về giáo dục giới tính, phòng chống xâm hại cho trẻ em dưới những hình thức tuyên truyền gần gũi, dễ tiếp cận, dễ ghi nhớ.
Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn trao tặng Bằng khen của BCH Trung ương Đoàn cho các cá nhân đạt Giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2018. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Hành trình của S Project hiện đã bước sang mùa thứ 4, với nhiều hoạt động đã được học sinh, phụ huynh và các thầy, cô giáo đón nhận trên khắp ba miền của đất nước. Trong hành trình mùa 1, các thành viên của dự án đã tham gia giảng dạy tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở ở Hà Nội và tổ chức cuộc thi đồng hành “Giáo dục giới tính: Vẽ đi – Đừng ngại!” trên cả nước. Ở mùa 2, dự án đã tổ chức các buổi giảng dạy ở Trung tâm Nghị lực sống và một số trường Tiểu học tại Hà Nội; tập huấn Đại sứ tại các trường Tiểu học và Trung học cơ sở tại Quảng Bình; ra mắt bộ ảnh “Giáo dục giới tính: Đừng để quá muộn!”; tổ chức ngày hội triển lãm và trao giải tranh “Phòng chống xâm hại tình dục, tôi có thể và bạn cũng thế” tại làng trẻ SOS, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình.
Với đội ngũ hầu hết là các tình nguyện viên trẻ còn đang ở độ tuổi sinh viên, bên cạnh việc duy trì việc giảng dạy các bài học, kiến thức về giáo dục giới tính cho trẻ em Tiểu học và Trung học cơ sở, các thành viên của S Project tiếp tục phát huy được nhiệt huyết, tinh thần vì cộng đồng trong mùa 3 của hành trình, thông qua việc tổ chức Ngày hội “Share to share”; cuộc thi viết đồng hành “Những lá thư chưa gửi”; bộ truyện tranh “Vẽ tâm tư – Tô ước muốn” ở Vinh, Nghệ An.
Tiếp nối thành công từ những mùa trước, ở chặng thứ 4, song song với việc giảng dạy, tập huấn cho học sinh, chương trình tiếp tục với một loạt hoạt động mới thu hút được sự tham gia của đông đảo trẻ em, đó là Cuộc thi “Đề xuất giải pháp phòng chống xâm hại tình dục trẻ em” và Trại hè “Chúng mình cùng học cách bảo vệ bản thân”. Các thành viên dự án S Pproject cũng tự biên soạn Bộ Quy tắc ứng xử bảo vệ bản thân dành cho trẻ em, dưới dạng sách màu bằng thơ và những đoạn văn ngắn dễ ghi nhớ, được minh họa phù hợp với lứa tuổi. Phương Thảo, một thành viên đang làm việc tại Ban Sự kiện của dự án cho biết, tới đây, công tác đào tạo cho toàn bộ thành viên dự án sẽ được tập trung đẩy mạnh đồng thời tại cả 3 địa điểm là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, với mục tiêu nâng cao kỹ năng, kiến thức cho toàn bộ các thành viên nhằm đảm bảo thực hiện tốt công việc tình nguyện; tạo sự kết nối để hình thành môi trường làm việc hiệu quả.
Đêm nhạc thiện nguyện chia sẻ yêu thương
Anh Nguyễn Tất Hùng, Chủ nhiệm nhóm tình nguyện “Đô Lương chia sẻ yêu thương”, là cán bộ Huyện đoàn Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Qua quá trình công tác, tham gia các phong trào, hoạt động tình nguyện của thanh niên tại địa phương, anh dần hình thành ý tưởng vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các em nhỏ nghèo nỗ lực trong học tập khi chứng kiến nhiều mảnh đời bất hạnh, với mong muốn tạo động lực cho họ có cơ hội vươn lên trong cuộc sống. Ban đầu, anh Hùng tìm hiểu thông tin về các trường hợp cần giúp đỡ, sau đó kêu gọi vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ qua mạng xã hội.
Để quyên góp được nhiều nguồn lực tài chính hơn, Anh Hùng đã cùng với một số đoàn viên, thanh niên tại địa phương có sáng kiến tổ chức chương trình ca nhạc thiện nguyện mang tên “Đô Lương chia sẻ yêu thương”. Từ tháng 5/2017 đến nay, nhóm thiện nguyện của anh Nguyễn Tất Hùng với 48 thành viên đã tổ chức được 35 đêm nhạc. Tổng số tiền quyên góp được qua các chương trình biểu diễn đều được công khai trên loa phát thanh của xã, huyện.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Tất Hùng chia sẻ, các đêm nhạc thiện nguyện đều nhận được sự ủng hộ của đông đảo đoàn viên, thanh viên và nhân dân trên địa bàn. Mỗi đêm nhạc thu được khoảng trên 30 triệu đồng, đêm nhạc nhiều nhất thu được hơn 170 triệu đồng. Toàn bộ số tiền quyên góp được nhóm “Đô Lương chia sẻ yêu thương” phối hợp với Đoàn Thanh niên xã cân đối hỗ trợ cho các trường hợp khó khăn. Nhờ có khoản kinh phí hỗ trợ này, nhiều gia đình khó khăn trên địa bàn huyện đã có thêm điều kiện trang trải cuộc sống, nhiều người già có tiền mua thuốc chữa bệnh, nối dài hơn con đường đến trường cho các em nhỏ hiếu học. Quan trọng nhất, nguồn tiền ủng hộ đã góp phần giúp đỡ nhiều gia đình duy trì, phát triển kinh tế.
Làm thế nào để vận động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp cho các hoạt động thiện nguyện là băn khoăn của không ít các câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện. Hoàng Hoa Trung, Trưởng nhóm tình nguyện “Niềm tin” với dự án Ánh sáng núi rừng – Mỗi năm một ngôi trường cho trẻ vùng cao và hỗ trợ nuôi cơm trẻ em tại một số điểm trường của tỉnh Điện Biên chia sẻ, trong thời gian đầu mới thành lập, việc huy động nguồn lực để duy trì hoạt động của nhóm là công việc nan giải nhất.
Để có tài chính cho hoạt động tình nguyện của nhóm, Trung và các thành viên đã tự mở các hoạt động kinh doanh và tận dụng từ nhiều nguồn. Năm 2017, dự án nuôi cơm các em nhỏ của nhóm chỉ vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ được khoảng 55 cháu mỗi tháng. Tuy nhiên, với nỗ lực gây quỹ của các thành viên, đến nay, nhóm đã vận động được các nhà hảo tâm hỗ trợ cho 4.200 học sinh tại 250 điểm trường của tỉnh Điện Biên. Chia sẻ về quá trình gây quỹ, Trung bộc bạch: Khi mới bắt đầu thành lập nhóm, mối quan hệ của các thành viên không có nhiều.
Từ việc phân tích khả năng và tình hình của nhóm cũng như các thành viên, nhóm đã quyết định tập trung vào phát huy nội lực, chọn các mặt hàng bán để gây quỹ. Từ những lần bán hàng gây quỹ này, nhóm của Trung được mọi người biết đến với mục tiêu thiện nguyện. Với sự lan tỏa từ mạng xã hội và các kênh thông tin, nhóm nhận được sự ủng hộ ngày càng nhiều của các nhà hảo tâm. Kinh nghiệm của Trung trong việc huy động nguồn lực duy trì nhóm chính là sự kiên trì, “Bắt đầu với những chương trình nhỏ, vừa sức, nhưng làm nhiều, làm đều đặn thì chúng ta sẽ có sự bồi đắp”, Trung chia sẻ.
Tình nguyện viên là hiện thân cho tinh thần nhân ái, chia sẻ của dân tộc Việt Nam, là các đại sứ – những người truyền đi thông điệp của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về tinh thần tình nguyện vì ngày mai tươi sáng. Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Nguyễn Anh Tuấn khẳng định, các câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện là những tập thể xứng đáng được tôn vinh vì những đóng góp không ngừng nghỉ cho cộng đồng, sự phát triển của Việt Nam trong suốt những năm qua với rất nhiều mô hình, cách làm, phương thức sáng tạo và sự kiên trì theo đuổi mục tiêu tình nguyện, qua đó tạo ra những kết quả hết sức hữu ích, đóng góp cho sự phát triển của mỗi địa phương nói riêng và đất nước nói chung.
Thời gian tới, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn mong muốn các chương trình, phong trào tình nguyện sẽ phát triển mạnh mẽ, đạt nhiều giá trị hơn nữa, thể hiện qua những phần việc thiết thực; phát huy được vai trò kết nối, khả năng hội tụ, chia sẻ giữa các câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện và lực lượng tình nguyện viên.
Hiền Hạnh
Theo TTXVN
Đắk Nông: "Cơm trưa tặng bạn xa nhà" của đội ve chai trường huyện
Đều đặn mỗi ngày, học sinh trường THPT Nguyễn Du (xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil) phân công nhau đi thu gom vỏ chai, lon nước ngọt xung quanh trường. Số ve chai sau đó sẽ được bán để lấy kinh phí nấu cơm trưa cho những học sinh nhà ở xa, những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Sáng thứ 6, tiếng trống tan học vừa dứt, nhiều học sinh của trường THPT Nguyễn Du lại tập trung về Văn phòng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Sau khi phân công công việc, các em tỏa ra các hướng, mang theo bao bố để nhặt vỏ chai nhựa, vỏ lon bia, nước ngọt và các phế liệu khác. Kể từ đầu năm học 2018-2019, hưởng ứng phong trào giúp bạn học xa nhà, bạn có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh trường huyện này đã nảy ra ý tưởng thu gom phế liệu, bán lấy tiền gây quỹ.
Việc thu gom phế liệu diễn ra sau buổi học sáng
Vừa nhặt ve chai, Ngô Xuân Nguyễn Đức, học sinh lớp 11A3 vừa chia sẻ: "Ban đầu, chúng em chỉ có kế hoạch là thu gom phế liệu và sách báo vụn để bán lấy tiền gây quỹ học bổng. Trong một lần, khi đi nhặt vỏ chai nhựa xong thì một số bạn nhà ở xa trường phải mua bánh mì hoặc lấy cặp lồng cơm ra ngồi ăn chờ học chiều nên chúng em mới đề xuất thay đổi mục đích gây quỹ. Sau đó toàn bộ đoàn viên trong trường đều tán thành chủ trương không tặng học bổng nữa mà dùng số tiền bán ve chai ấy để nấu cơm cho các bạn".
Chủ yếu là vỏ lon nước ngọt, sách báo cũ được thu gom về
Cũng tranh thủ thời gian sau buổi học, Nguyễn Thị Hoàng Diệu, học sinh lớp 10A2 cho biết: "Tranh thủ sau mỗi buổi học, chúng em thường rủ nhau đi nhặt ve chai. Ban đầu, mọi người xung quanh cũng tò mò rồi xét nét, nghi ngờ lắm nên không xin được nhiều mà chủ yếu nhặt trong trường, ven đường và các thùng rác. Một số bạn còn gom góp ở nhà rồi mang lên ủng hộ nên cứ một tuần là chúng em bán được một số lượng lớn".
Nữ sinh này cũng cho biết thêm, mỗi bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 30 phút cuối buổi học sáng để nhặt ve chai. Đây cũng là hoạt động hoàn toàn tự nguyện, "tùy tâm" từng người nên có buổi đông, có buổi chỉ hơn chục người tham gia. Hơn hai tháng triển khai, mỗi tuần các em sẽ phấn đấu, đặt mục tiên được 500- 700.000 đồng góp vào quỹ.
Mỗi tuần, các em phấn đấu gom gom đủ tiền cho cơm trưa cho 15-20 bạn
Vì là hoạt động ý nghĩa, mang tính nhân văn cao lại được thực hiện sau khi tan học (trừ những buổi học 5 tiết) nên phong trào đã thu hút được học sinh tham gia. Không khí đi nhặt ve chai khá háo hức và rôm rả nên chẳng bao lâu các bao phế liệu đã được chất thành đống ngay ngắn.
Số ve chai nhặt được sẽ được tập hợp tại một kho trong trường, cứ một tuần bán một lần. Số tiền bán ve chai hàng tuần sẽ giao cho một người dân gần trường nấu cơm cho các bạn có nhu cầu. Những bữa cơm đảm bảo, đủ chất dinh dưỡng hàng ngày sẽ phục vụ khoảng 15-20 bạn thuộc các xã Long Sơn, Đức Minh, Đức Mạnh (huyện Đắk Mil).
Đặc biệt, hoạt động trên không những được sự hưởng ứng của toàn trường mà nhiều người dân xung quanh còn tích cực ủng hộ.
Một người dân ủng hộ chương trình bằng số ve chai của nhà tự gom góp
Chú Hoàng Văn Hồng, chủ một quán tạp hóa ngay cổng trường cho biết nói: "Hễ khi nào thấy giấy vụn hay sách vở cũ không còn sử dụng là tôi lại gom vào bao. Nhà tôi lại bán đồ ăn vặt cho các cháu nên cũng được rất nhiều vỏ chai. Bán đi thì cũng chẳng được mấy đồng nên cứ nhiều lại kêu bọn nhỏ ra lấy về để gom góp lại, bán lấy tiền mua thức ăn cho bạn. Tiền kiếm được dùng mua quần áo, sách vở, dụng cụ học tập, nấu cơm cho bạn nghèo thì có nghĩa hơn chứ".
Là một trong số những học sinh được "hưởng lợi ích" từ hoạt động này, Ngô Thanh Tao, học sinh lớp 12A3 niềm nở: "Nhà em ở xã Long Sơn, cách trường hơn 15 cây số nên học cả ngày thì em phải ở lại trường. Những năm học trước thì em mang cơm đi ăn, thế nhưng cơm mang từ sáng đến trưa thì nguội ngắt, thậm chí bị hỏng nên em chuyển sang ăn bánh mì. Từ đầu năm học này, chúng em không cần ăn cơm nguội với bánh mì nữa mà được ăn đồ nóng, nhờ số tiền từ việc nhặt ve chai".
Như một cách cảm ơn hành động ý nghĩa ấy, Tao hàng ngày cũng tham gia cùng các bạn thu gom phế liệu, bìa, giấy vụn để gây quỹ. Thi thoảng, nhà trồng được rau, nam sinh này còn mang đến để ủng hộ bếp ăn.
Những bữa trưa cho học sinh được hình thành từ việc nhặt ve chai, phế liệu
Thầy Nguyễn Trường Thi, Bí thư Đoàn trường THPT Nguyễn Du cho biết, đầu năm học 2018- 2019, Đoàn trường THPT Nguyễn Du phát động phong trào giúp đỡ học sinh đi học xa nhà, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có được bữa cơm trưa đảm bảo, đầy đủ chất dinh dưỡng. Sau khi bàn bạc, các đoàn viên đã thống nhất triển khai mô hình thu gom ve chai, phế liệu ở quanh trường và xin tại các của hàng tạp hóa.
"Cái hay của việc gây quỹ này là giáo dục các em biết nhường cơm sẻ áo, san sẻ yêu thương với những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Không chỉ vậy mà còn dạy các em cùng tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường. Tuy số tiền quyên góp được hàng tuần chưa cao, những bữa ăn còn đạm bạc nhưng nó đã kịp thời giúp đỡ các học sinh khó khăn và trên hết là phát huy tinh thần tương thân tương ái trong toàn thể học sinh của nhà trường vào mỗi năm học", thầy Thi khẳng định.
Vườn ra xanh được trồng sắp đến ngày thu hoạch
Cũng theo Bí thư Đoàn trường THPT Nguyễn Du, việc gom ve chai, phế liệu đã được rất nhiều người ủng hộ. Trong thời gian này, để phong trào thêm sinh động, ý nghĩa, Đoàn trường còn triển khai thêm mô hình trồng rau xanh, để cải thiện bữa ăn cho học sinh. Những luống rau xanh trồng ngay trong khuôn viên nhà trường sẽ được các chi đoàn thay nhau chăm sóc, trong thời gian tới sẽ được thu hoạch và bổ sung vào bữa ăn của các học sinh.
Dương Phong
Theo Dân trí
Tiếp sức người Thầy - một chương trình giàu tính nhân văn "Tiếp sức người Thầy" là một chương trình ý nghĩa, giàu tính nhân văn được ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Kiên Giang triển khai từ năm 2011 đến nay. Từ chương trình này, nhiều cán bộ, giáo viên đã nhận được sự hỗ trợ để vượt qua khó khăn, gắn bó với sự nghiệp trồng người. Cô Trần Thị Liễn, giáo...