Những đám cưới cận huyết buốt lòng giữa mây cao

Theo dõi VGT trên

“Lấy chàng từ thuở 13, đến khi 18 thiếp đà 5 con”, “lời ru buồn” ấy, có cái gì đó tiếu lâm, hài hước, những tưởng đã là chuyện của xửa xưa.

Thế mà bây giờ “chuyện xửa xưa” ấy vẫn rành rành: Nhiều học sinh lấy vợ từ năm 13 tuổ.i, ở nhà đám cưới đang rinh rượp, trong khi cu cậu vẫn cắp cặp tranh thủ đến lớp, rồi lúc về còn dẫn theo một đám thò lò mũi xanh học cùng lớp đến… ăn cưới mình.

Những đám cưới cận huyết buốt lòng giữa mây cao - Hình 1

Cô dâu rót rượu mời khách trẻ con.

Những cô bé thơ ngây trong vai trò cô dâu rót rượu mời khách; giữa ê hề tiệc tùng, mẹ cháu thì thầm thĩ khoe khôn: “Có thằng cu khỏe mạnh trong bản, không cho con gái mình cưới lấy nó nhanh, đứa khác lấy mất”. Và, xó.t x.a hơn, đó là những đám cưới dạng hôn nhân cận huyết. Có khi, các con của hai anh chị ruột cũng cứ cho chúng nó thả sức tán tỉnh, cưới hỏi rồi sinh nở…

Tôi quay video các thảm cảnh mình đã gặp lại rồi thỉnh thoảng xem lại, vẫn sợ mình có gì nhầm lẫn rồi lỡ viết ra cái điều hơi bất nhẫn chăng? Đã ở thập niên thứ hai của thế kỷ 21 rồi, sao lại vẫn còn chuyện khó tin như thế (?!).

Lấy con của chị gái bố mình về làm vợ!

Bác sĩ Hoàng Bá Thước – Phó Giám đốc Sở Y tế Cao Bằng – vốn là chỗ thân tình với tôi từ hồi tôi viết trên Lao Động bài “Tôi có 2 vợ và 20 đứa con” – kể về anh chàng người Mông sắm hai cái giường nhỏ xíu ở hai góc nhà sàn, lấy hai bà vợ về để các bà thi nhau đẻ. Viết xong, nhiều nhà hảo tâm buồn thương đem tiề.n, quà đến cứu những đứ.a tr.ẻ. Vừa rồi, Trương Văn Ve – người đàn ông 20 đứa con – lại bắt mỗi bà vợ sinh thêm một đứa nữa, khiến ông Thước tá hỏa đi can ngăn. Khổ, chuyện Ve và các bà vợ với hai cái giường ngủ nồng nã kia, làm sao ông Thước biết “đầu đuôi xuôi ngược” được mà đi can ngăn?

Những đám cưới cận huyết buốt lòng giữa mây cao - Hình 2

Lần này trở lại, ông Thước vừa về hưu sau bao năm đi ngăn không cho người ta đẻ (kế hoạch hóa gia đình) rồi lại ngăn không cho người ta cưới (chống hôn nhân cận huyết và ngăn chặn tảo hôn). “Hủ tục!” – ông Thước thở dài dẫn tôi sang gặp người đương chức khác – bà Lục Thị Thắng – Q.Chi cục trưởng, Chi cục Dân số tỉnh Cao Bằng. Bà đưa ra một chồng tài liệu dày, kèm theo các thước phim công phu do nhà báo Lầu Hải (một phóng viên kiêm biên tập viên, kiêm luôn cả quay phim, chuyên theo dõi mảng dân số – kế hoạch hóa gia đình của đài tỉnh) đã quay và phát sóng.

Hải là người Mông, xuất thân là phiên dịch trong các phiên tòa có người Mông dính dáng đến pháp luật. Với lợi thế về “tiếng” như thế, nên anh xông pha vào các phi vụ chống tảo hôn, chống hôn nhân cận huyết rất hiệu quả. Hải bảo, đau lòng nhất là chuyện hôn nhân cận huyết, bao nhiêu bệnh tật, bao nhiêu mặc cảm ân hận, và cả việc suy giảm giống nòi ra đời từ hủ tục đó. Nhiều người cho biết: Có vụ hai chị em ruột, cô chị đi lấy chồng đẻ được đứa con gái, đợi nó lơn lớn, ông “cậu” cưới luôn con chị gái làm vợ. Anh Ninh – cán bộ dân số huyện Bảo Lạc – đưa ra những bức ảnh, những thước phim về việc các cháu sinh ra bị dị tật, nhiều cháu đã chế.t thảm vì bố mẹ hôn nhân cận huyết. Nhưng tuyên truyền mãi mà hiệu quả vẫn… rất chừng mực.

Tại bản Khâu Pầu (xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc), đang buồn thảm vì 3 vụ t.ự t.ử bằng lá ngón gần nhau, có vụ hai vợ chồng cùng chế.t trong vài ngày, chồng nằm úp trên mộ vợ sau khi ăn lá ngón để chế.t bằng được theo cái cách mà vợ mình đã chế.t. Tôi và anh Ninh đi bộ mấy tiếng mới đến nhà chàng trai người Mông tên là Hoàng A Dìa. Dìa không có nhà, đang đi nương rất xa cùng với vợ (vợ Dìa là con gái của bác ruột Dìa. Tức là, mẹ vợ Dìa chính là chị gái của bố Dìa). Gọi di động, từ đầu non chót vót nào đó, giọng Dìa nghiêm trọng: “Mình bận cắt cỏ cho bò, không về được đâu”. Tôi bảo, Dìa cắt cỏ từ giờ đến tối thì được bao nhiêu tiề.n? Cứ về gặp mình đi, mình mua quà đến thăm hỏi chứ có làm gì đâu, mình lại cho thêm số tiề.n gấp đôi công cắt cỏ ấy nữa. Thế là Dìa về nhận tiề.n. Nhưng vợ Dìa thì kiên quyết không bỏ dở công việc.

Những đám cưới cận huyết buốt lòng giữa mây cao - Hình 3

Cháu bé này là kết quả của một cuộc hôn nhân cận huyết thống.

Chuyện nhà Dìa được máy quay của tôi ghi lại, càng nghe càng buốt lòng, buồn đến ngơ ngẩn. “Chân dung phi vụ hôn nhân cận huyết” được kể bởi chính cuộc đối thoại hồn nhiên của tôi với Dìa:

PV: Bố Dìa tên là gì?

- Bố em là Hoàng A Chẹ.

PV: Mẹ vợ Dìa tên là gì?

- Mẹ vợ em là Hoàng Thị Dình.

PV: Bố em và mẹ vợ em là như thế nào của nhau?

- Là chị em ruột ạ. Hoàng Thị Dình là chị gái của bố em – Hoàng A Chẹ.

PV: Sao em lại lấy con gái của bác ruột mình về làm vợ?

Video đang HOT

- Em không biết nữa. Em thích thì lấy thôi. Lúc ấy em không biết là như thế thì… không được lấy.

PV: Em tự lấy hay bố mẹ cưới hỏi về làm vợ của em?

- Em tự lấy thôi. Em thích nó xinh mà.

PV: Em có biết lấy con của bác ruột mình là hôn nhân cận huyết, là không nên, là không tốt tí nào cho sức khỏe của các con không?

- Bây giờ em biết rồi. Nhưng cưới nhau rồi, có con rồi, thì còn làm sao nữa hả anh? Mà bây giờ, như em mà lấy vợ khác thì ai người ta lấy nữa đâu?!

PV: Thế cán bộ bảo, tháng trước nhà em có đám cưới, là cưới ai đấy?

- Là cưới em trai em, thằng Hoàng A Dờ. Nó đang đi học ngoài huyện thì cưới vợ.

PV: Em trai em cưới ai về làm vợ nhỉ?

- Nó cưới em gái của vợ em. Tức là con gái của bác ruột em, cũng là bác ruột nó – Hoàng A Dờ.

PV: Em đã buồn và lo vì mình đã hôn nhân cận huyết, cán bộ đã đến vận động em của em không nên cưới em gái của vợ em – cũng là con bác ruột của em. Sao Hoàng A Dờ nó vẫn cưới chị con nhà bác làm vợ nhỉ?

- Tại nhà em cũng không biết làm thế nào. Vì khi biết chuyện và ngăn cản thì bọn nó đã yêu nhau rồi và cứ đòi cưới. Không ngăn được thì làm thế nào hả anh?

Nói xong một câu tiếng Việt ngọng nghíu, Dìa lại cười ngẩn ngơ. Giọng của Dìa rành rọt, thật thà, dễ mến, thân thiện vô cùng. Chỉ có việc hai anh em trai Dìa lấy hai chị em gái con nhà bác ruột Dìa là buồn quá. Phong tục mỗi nơi mỗi khác, ta có thể chưa hiểu được điều nào đó, rồi ta cần phải tôn trọng cái sự khác biệt đó. Tôi rất hiểu điều ấy. Nhưng hậu quả của hôn nhân cận huyết thì nó là vấn đề sinh học, sự suy giảm giống nòi, bệnh tật, tai biến – chứ không liên quan gì nhiều đến quan niệm và sự hiểu của anh, đến phong tục và hủ tục, Dìa ạ!

Lấy nhau từ thuở 11 hoặc 12 tuổ.i – buộc phải chấp nhận ư (?!)

Bà Lục Thị Thắng bảo: Tổng cục Dân số trên trung ương, rồi Chi cục Dân số tỉnh Cao Bằng cùng vào cuộc, lập phòng tuyến, dựng đề án, ra quân ngăn chặn nạn tảo hôn với những hệ lụy đau lòng của nó. Bà Thắng thở dài: Nhiều cháu lấy vợ, lấy chồng ở tuổ.i 11 và 12 thôi. Năm 2009, khi tiến hành khảo sát để xây dựng đề án, tỉnh Cao Bằng khảo sát 4 xã của huyện Nguyên Bình, thì có xã như Vũ Nông 90%, có xã như Phan Thanh thì cũng 80% – số cặp kết hôn trong năm là… tảo hôn. Con số kinh hoàng đó khiến các cán bộ càng hạ quyết tâm đi chống lại các… đám cưới.

Những đám cưới cận huyết buốt lòng giữa mây cao - Hình 4

Cô dâu, chú rể bé xíu ở Cao Bằng.

Chúng tôi vào các bản làng. Lầu Hải “phát sóng ngắn” bằng tiếng Mông, nghe tin có đám cưới ở bản người Dao, huyện Nguyên Bình, lập tức đoàn cán bộ trèo đèo lội suối tìm đến tận nơi. Bà con không nghĩ là có người đến phản đối việc trẻ 12, 13 tuổ.i lấy vợ nên máy quay cứ chạy ro ro trong sự ủng hộ cao trào của gia chủ và cô dâu chú rể nhí. Hình ảnh cậu học sinh 13 tuổ.i chạy lui cui dọc bờ rào tre nứa trên con đường dốc dác, dẫn lũ bạn về ăn cưới mình thật bi hài. (Nói vụng, chú rể ít tuổ.i hơn con trai tôi, vậy mà thằng bé nhà tôi và bạn bè nó ở Hà Nội vẫn chẳng mấy ngạc nhiên khi bố mẹ vào tận phòng vệ sinh dạy nó cách rửa ráy sau khi tiểu tiện, đại tiện).

Cô dâu thì non tơ, đội khăn áo truyền thống, ngượng nghịu đi các mâm cảm ơn cô dì chú bác ông bà đến dự đám cưới cháu. Bố mẹ cô dâu, chú rể thì vui hớn hở, “tôi chuẩn bị cả 1 năm để có đám cưới ngày hôm nay đấy”. Ôi chao, 1 năm trước thì chắc chắn chú rể vẫn rúc vào lòng mẹ ngủ như một con chim chưa ra ràng thôi mà. Tôi ước chừng, chắc chắn nó chưa nặng tới 35kg. Mà sách giáo khoa lớp 7 của các cháu, chắc chắn chưa nói gì đến cơ thể người, đến giới tính để có thể làm vợ, làm chồng, sinh con đẻ cái. Liệu nó nhìn cô dâu đã có xúc cảm giới tính chưa nhỉ?

Tôi phải tự nói với mình rằng: Thôi. Đừng phán đoán trẻ con thò lò mũi xanh với chuyện kín của vợ chồng nó bằng cái đầu của người lớn nữa!

Những đám cưới cận huyết buốt lòng giữa mây cao - Hình 5

Bàn Phú On, cưới vợ năm hơn 13 tuổ.i một chút.

Cuộc trò chuyện với các cô dâu, chú rể nhí thật ám ảnh, như thế này. Cậu bé Bàn Phú On trò chuyện với nhà báo Lầu Hải ở ngay tại bàn học của mình – lớp 7 (!), Trường THCS Phan Thanh, huyện Nguyên Bình (mời quý vị xem clip về các cuộc trò chuyện này trên Lao Động điện tử):

PV: On ơi, cháu bao nhiêu tuổ.i rồi?

- Dạ, 13 tuổ.i hơn một tí ạ.

PV: Cháu lấy vợ khi nào?

- Tháng 10 năm ngoái (khi chưa đầy 13 tuổ.i – PV) ạ.

PV: Cháu tự đi tìm hiểu rồi đòi cưới hay bố mẹ lấy vợ cho?

- Bố mẹ lấy cho ạ.

PV: Thế cho đến trước hôm cưới, cháu đã biết mặt vợ mình như thế nào chưa?

- Chưa ạ. Lấy xong mới biết chứ ạ.

PV: Thế bây giờ mình đã đi đăng ký chưa?

- Đăng ký gì ạ? Đăng ký là gì?

PV: Đăng ký ngoài xã để lấy vợ, để hai người lấy nhau ấy. Cháu biết không?

- À, chưa hay sao ấy!

PV: Cháu đang đi học thế này, trước khi cưới thì cô giáo hay cán bộ có đến nhà bảo đừng lấy vợ, lấy chồng sớm không?

- Có. Cô giáo bảo, nhưng bố mẹ cứ bắt lấy thì phải lấy thôi.

Bàn Phú On làm chồng, làm cha kiểu gì? On “ăn nằm” với vợ, nếu có, thì có phạm luật về tìn.h dụ.c với tr.ẻ e.m không? Sao các cô bé 11-12 rồi 13-14 tuổ.i vô tư lấy chồng mà không cơ quan luật pháp hay các tổ chức nhân đạo nào vào cuộc triệt để nhỉ? Ai bảo vệ quyền tr.ẻ e.m, quyền phụ nữ ở địa phương? Câu chuyện với Lý Thị Hương cũng bi hài, xó.t x.a không kém (có clip kèm theo). Hương trò chuyện với màu áo học trò, khi đang học lớp 9 Trường THCS Thái Học, huyện Nguyên Bình, cháu nói:

“Ở đây, cái nạn tảo hôn là phổ biến nhất. Vì trên này, bố mẹ toàn bắt con lấy chồng sớm. Có một số bạn vừa học lớp 7, lớp 8 đã phải đi làm dâu ạ”. Lầu Hải ngắt lời cháu Hương: “Cháu thì như thế nào nhỉ?”. Hương nhoẻn cười: “Em thì cũng… do áp lực của gia đình và bị bố mẹ ép cưới ạ. Em vẫn thích đi học, em dự định là năm nay sẽ cố gắng để thi vào trường nội trú tỉnh ạ”.

Những đám cưới cận huyết buốt lòng giữa mây cao - Hình 6

Học sinh Thào A Dậu, cưới vợ năm 13 tuổ.i.

Cô giáo Đinh Thị Minh Nguyệt trả lời nhà báo, cứ ngơ ngác, rằng đi “chống tảo hôn” mãi nhưng không hiệu quả. Lớp cô chủ nhiệm năm vừa rồi “bị” mất 4 cháu bỏ trường lớp về lấy chồng, lấy vợ. Còn khi tôi đang viết những dòng này, đồng nghiệp – nhà báo Tạ Hoài Phương – gửi cho tôi thêm một bức ảnh buồn: Một cậu bé học sinh tên là Thào A Dậu – người xã Yên Sơn, huyện Thông Nông – cháu phải lấy vợ khi vẫn mặc áo học trò trắng trong. Cháu Dậu đang học lớp 7, lúc cưới mới chỉ 13 tuổ.i, cháu lấy hẳn một cô vợ… 15 tuổ.i…

Mỗi đám cưới “nhí” được tổ chức là cả một thế giới buồn đau với bao nhiêu tương lai và mơ ước bị ngắt ngọn. Cái vòng luẩn quẩn tảo hôn và hôn nhân cận huyết làm bàng hoàng bất cứ ai kia, nó sẽ dẫn các cháu và gia đình đi về đâu?

Người “giải cứu” và le lói chút hy vọng!

Trên sóng VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam vào trưa Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.2013, nhà báo Hoài Phương (Cao Bằng) đã làm một chương trình về việc cô giáo Hầu Thị Sải – người dân tộc Mông, Nhà giáo ưu tú, Hiệu trưởng Trường Dân tộc Nội trú huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng – đã tử tế trong giảng dạy, rồi lại còn tử tế đi vận động chống nạn tảo hôn. Để rồi ngày 20.11 Triệu Thị Hoa (nay là Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Thông Nông) năm nào cũng đến nhà tặng hoa, bảo là cô Sải đã sinh ra em một lần thứ hai, bởi cô đã cứu em khỏi cái họa lấy vợ, lấy chồng từ tuổ.i 11.

Bé Triệu Thị Hoa bấy giờ đang học lớp 5, đã được cô giáo Sải đem đi trốn, trước sự truy lùng tìm kiếm về bắt lấy chồng của gia đình. Vừa rồi, học sinh Triệu Thị Luyến “bé con con” hơn chục tuổ.i đầu cũng vừa được cô Sải “cứu” khỏi nguy cơ lấy chồng quá sớm.

Tuy nhiên, Thào A Dậu thì vừa “phải” lấy vợ lúc 13 tuổ.i vào mùa hè năm vừa rồi, khi đang học lớp 7 (xem ảnh). Và nạn tảo hôn vẫn nhiều lắm, nó vẫn “lấy đi” nhiều học trò của cô Sải. Thế nên bây giờ cô vẫn phải trèo đèo, lội suối để đi ngăn chặn.

Theo Đỗ Doãn Hoàng

Lao Động

Bình Định, Quân khu 5 triển khai phòng chống bão Hải Yến

Sáng 8.11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức cuộc họp với các sở, ngành và kết nối trực tuyến với các địa phương trong tỉnh để triển khai phương án đối phó với bão Hải Yến.

Bình Định, Quân khu 5 triển khai phòng chống bão Hải Yến - Hình 1

Sáng 8.11, nhiều tuyến đường tại các xã khu đông huyện Tuy Phước, Phù Cát bị lũ chia cắt, giao thông bị ách tắc

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Định, đến sáng 8.11, các sông trên địa bàn đã xuất hiện lũ, mực nước lũ thượng nguồn các sông đạt đỉnh từ tối 7.11 ở mức báo động cấp 1, cấp 2. Hiện có 44 hồ chứa nước trên địa bàn đầy nước và nước qua tràn, trong đó có 15 hồ đã xuống cấp. Hiện hồ Định Bình đã xả qua tràn 414 m3/s.

Ngoài ra, tỉnh Bình Định cũng đang có 224 tàu với 1.165 người nằm trong khu vực nguy hiểm của bão Hải Yến sắp vào biển Đông.

Tàu BĐ 95566 TS của ông Nguyễn Bình (ở xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn) bị nạn tại khu vực quần đảo Trường Sa đang được tàu BĐ 96231 TS lai dắt vào đảo Trường Sa để tránh nạn. Rạng sáng 6.11, tàu của ông Võ Thạch (ở xã Hoài Hương), không đăng ký biển số, bị chìm, 3 ngư dân trên tàu được tàu cá khác cứu nạn an toàn.

Bình Định, Quân khu 5 triển khai phòng chống bão Hải Yến - Hình 2

Tuyến tỉnh lộ DT 640 từ thị trấn Tuy Phước (huyện Tuy Phước) đến xã Cát Tiến (Phù Cát) bị lũ chia cắt

Bình Định, Quân khu 5 triển khai phòng chống bão Hải Yến - Hình 3

Người dân huyện Tuy Phước phải dùng thuyền để đi lại

Hiện Bình Định còn 4.843 ha lúa và 81 ha nuôi tôm chưa thu hoạch. 700 lồng nuôi cá biển, 701 lồng nuôi tôm hùm cần có biện pháp bảo vệ an toàn khi có bão....

Sáng 8.11, nước lũ đã chia cắt nhiều xã khu đông các huyện Tuy Phước, Phù Cát của tỉnh Bình Định. Tuyến tỉnh lộ DT 640 từ thị trấn Tuy Phước (huyện Tuy Phước) đến xã Cát Tiến (Phù Cát) bị ngập lũ nhiều đoạn, giao thông bị chia cắt. Nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã ở các xã Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Hưng, Phước Nghĩa... cũng bị ngập nước.

Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định yêu cầu các địa phương kiên quyết gọi tàu thuyền đang hoạt động trên vùng biển nguy hiểm vào bờ tránh bão, kiểm tra chặt chẽ tàu thuyền hoạt động ở ven biển, hướng dẫn nhân dân chằng chống nhà cửa, sơ tán dân ở các làng ven biển trước 19 giờ tối ngày 8.11.

Ông Hồ Quốc Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, yêu cầu tất cả các địa phương trong tỉnh đều phải hoàn thành phương án sơ tán dân trước 18 giờ ngày 9.11 và phải chú trọng công tác bảo vệ tính mạng, tài sản, nhà cửa, tàu thuyền của dân trong bão, huy động toàn bộ lực lượng dân quân tự vệ, thanh niên xung kích tham gia giúp dân đối phó với bão.

Đồng thời, các lực lượng công an, quân đội, bộ đội biên phòng, các sở, ngành của tỉnh vẫn duy trì lực lượng làm việc vào các ngày thứ 7 và chủ nhật (ngày 9 và 10.11)... để sẵn sàng đối phó với bão. Sở Công thương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Chữ thập đỏ, Sở Y tế lo hậu cần để sẵn sàng đối phó với bão.

"Ngành giáo dục chủ động cho học sinh nghỉ học nếu gặp thời tiết nguy hiểm. Đối với bậc THCS, tiểu học thì chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động trong việc cho học sinh tạm dừng học nếu thấy cần thiết", ông Dũng nói.

Quân khu 5 lập 3 sở chỉ huy phòng chống bão Hải Yến Sáng 8.11, Bộ tư lệnh Quân khu 5 đã họp nhằm triển khai kế hoạch phòng tránh bão Hải Yến. Trung tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh quân khu 5 chủ trì. Theo kế hoạch, Quân khu 5 thành lập khẩn cấp sở chỉ huy cơ bản tại TP.Đà Nẵng và 2 sở chỉ huy cơ động tại Quảng Nam và Bình Định, đồng thời cử thiếu tướng Nguyễn Long Cáng, Phó tư lệnh Tham mưu trưởng quân khu và thiếu tướng Đoàn Kiểu, Phó tư lệnh quân khu, chỉ huy các lực lượng sẵn sàng cơ động xử lý tình huống. Tại cuộc họp, trung tướng Lê Chiêm yêu cầu các đơn vị chuẩn bị cụ thể, chi tiết các phương án phòng chống bão, dự trữ thuố.c men, lương thực... Đồng thời, chỉ đạo từ 12 giờ trưa 8.11, các đơn vị dừng ngay việc huấn luyện để chuẩn bị các phương tiện xe cơ giới, tàu thuyền, trạm xá... sẵn sàng di dời, ứng cứu nhân dân vùng bão cũng như phối hợp với chính quyền các địa phương sơ tán dân đến nơi an toàn. Cũng trong ngày 8.11, Quân khu 5 đã lập các đoàn kiểm tra tình hình phòng chống bão ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích
08:47:46 28/09/2024
Vàng nhẫn "cháy hàng" khi giá lập kỷ lục, mua thêm 1 chỉ phải chờ cả tiếng
17:41:30 28/09/2024
Vụ học sinh nhập viện, lộ bất thường của trường: Thành phố họp vào tuần tới
13:13:17 28/09/2024

Tin đang nóng

Học trò cưng để lộ tin chấn động về Diddy, còn khẳng định chắc nịch 1 điều!
14:45:38 29/09/2024
Bức ảnh và 2 chi tiết làm rầm rộ chuyện Diệu Nhi đang bầu lần 2 khi đi xem các Anh Trai
16:04:35 29/09/2024
Vụ cô giáo xin tiề.n mua laptop: Sở GD&ĐT vào cuộc, 1 câu nói gây ám ảnh
17:57:30 29/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều
16:51:56 29/09/2024
Người phụ nữ ở Hậu Giang 10 năm trồng cỏ làm cảnh từ hạt thanh long
14:58:51 29/09/2024
Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry
18:26:23 29/09/2024
Ngay lúc này: Khu du lịch Đại Nam ra thông báo khẩn vì nhiều đoạn đường tắc cứng, người dân đội nắng đi bộ cả 2km
15:14:57 29/09/2024
Kỳ Duyên gặp biến trước thềm "xuất khẩu" fan lo sốt vó, có liên quan Minh Triệu?
16:25:20 29/09/2024

Tin mới nhất

Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích

18:08:30 29/09/2024
Tính đến 15 giờ chiều nay, lũ quét và sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích, 6 người bị thương và nhiều ngôi nhà bị sập hoàn toàn.

Bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua tàn phá Việt Nam

17:44:30 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ trực tiếp nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là Quảng Ninh và Hải Phòng.

Hàng ngàn người đổ về Đại Nam, CSGT phần luồng cách xa 15km

16:21:58 29/09/2024
Từ sáng nay (29/9), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về KDL Đại Nam tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một để vui chơi, tham quan trong ngày đầu tiên KDL này mở cửa miễn phí cho người dân.

15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu

16:18:44 29/09/2024
Ngày 29/9, tại Phú Thọ đã diễn ra hội nghị triển khai các phương án tiếp theo để trục vớt cầu Phong Châu và tìm kiếm người mất tích trong sự cố sập cầu.

Lưu ý quan trọng khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu

16:09:21 29/09/2024
10h30 ngày 29/9, cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu đã được lắp đặt thành công. Từ ngày mai (30/9), người dân có thể lưu thông qua cầu phao từ 6-22h hàng ngày.

Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp nhà và xe ở Hà Giang

15:42:47 29/09/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đang nỗ lực tìm kiếm nạ.n nhâ.n mất tích. Đồng thời, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường bị sạt lở.

Đã lắp xong cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập

15:26:19 29/09/2024
Trưa 29.9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cầu phao thay thế cho cầu Phong Châu bị sập đã được lắp đặt xong. Công việc hoàn tất lúc 10 giờ 32 cùng ngày.

Sạt lở đất ở Hà Giang vùi lấp nhiều ngôi nhà

15:20:48 29/09/2024
Lực lượng chức năng H.Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) đang thống kê thiệt hại sau vụ sạt lở đất xảy ra trên địa bàn xã Việt Vinh vào sáng nay.

Người vi phạm nồng độ cồn 'dọa' CSGT TP.HCM

15:14:02 29/09/2024
Bị Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phát hiện, xử lý vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông 50 tuổ.i đập điện thoại và hù dọa: Nhớ mặt thằng này, sẽ sớm gặp lại thôi! .

Lãnh đạo huyện ở Quảng Ngãi nói gì về 2 lần chống sạt lở núi Van Cà Vãi?

14:55:26 29/09/2024
Núi Van Cà Vãi ở TT.Di Lăng (H.Sơn Hà, Quảng Ngãi) lại bị sạt lở, tiếp tục đ.e dọ.a nhà dân dưới chân núi. 2 lần khẩn cấp chống sạt lở núi Van Cà Vãi n núi.

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?

11:13:57 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng gió vùng tâm bão mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17.

Có thể bạn quan tâm

"Bố bỉm sữa" Hyun Bin dưới ống kính người qua đường

Sao châu á

19:48:18 29/09/2024
Xuất hiện trước ống kính team qua đường , Hyun Bin diện một bộ đồ thể thao với áo phông 3 lỗ kết hợp quần short khỏe khoắc, khoe cơ bắp săn chắc.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?

Netizen

19:44:00 29/09/2024
Vụ việc cô giáo N.T.V. (giáo viên chủ nhiệm lớp 4B, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP.Ninh Bình) có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.

Chú chó Chopper gây sốt vì chinh phục 7 đỉnh núi khó trèo ở Việt Nam

Lạ vui

19:34:02 29/09/2024
Nguyễn Thị Hà Mai là người đam mê leo núi. Mỗi lần đi leo núi, chị phải mang Chopper đi gửi. Lúc về, chị Mai thấy cún cưng của mình có dấu hiệu stress và đôi lần còn bị nhiễm chéo bệnh từ các bạn chó khác.

Ngày 30 tháng 9 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 30/9/2024

Trắc nghiệm

17:55:46 29/09/2024
Xem lịch âm ngày 30/9/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 30/9/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Bom tấn có giá cả triệu bạc đột ngột ngừng phát triển, game thủ hoảng loạn khi bị đẩy vào "thế khó"

Mọt game

17:32:36 29/09/2024
Việc đóng cửa, hay đơn giản hơn là ngừng phát triển một tựa game trên Steam luôn để lại những hậu quả khôn lường cũng như bức xúc cho không ít người chơi. Nếu là một dự án miễn phí, mọi thứ có thể đơn giản hơn.