Những “đại sứ thân thiện” đón tiếp nguyên thủ tham dự APEC
Họ là những sinh viên năng động, thân thiện được tuyển chọn để làm phiên dịch, đón khách tại sân bay hoặc là lễ tân – an ninh – hậu cần.
Những ngày này, 11 sinh viên của chương trình ADP (chương trình lấy bằng Mỹ tại Việt Nam) đến từ Đại học Duy Tân bận rộn chuẩn bị kiến thức, kỹ năng để đảm nhiệm vai trò tình nguyện viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC 2017 sắp diễn ra tại Đà Nẵng vào tháng 11 tới.
Gửi thông điệp về một đất nước hòa bình
Kết thúc một tuần học căng thẳng, những sinh viên ADP lại rộn ràng chuẩn bị lên kế hoạch “làm sạch biển Đà Nẵng” để chào đón lãnh đạo các nền kinh tế APEC.
Sinh viên chương trình ADP (Đại học Duy Tân) tham gia làm sạch bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) chào đón APEC 2017. Ảnh: TT
Từ sáng sớm, các bạn đã tập trung đông đủ tại bãi biển Mân Thái. Sau vài phút trao đổi, từng nhóm sinh viên tỏa ra dọc bãi biển để nhặt rác, dọn vệ sinh.
Mồ hôi nhễ nhãi vác trên vai những bao rác lớn, Sinh viên Mai Xuân Huy – lớp K21 (theo học chương trình ADP lấy bằng Mỹ của Đại Keuka ngành Quản trị Kinh doanh) chia sẻ:
“Biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) được bình chọn là một trong những bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.
Khi 21 lãnh đạo các nền kinh tế APEC cùng đại diện các tập đoàn lớn đến Đà Nẵng tham dự hội nghị chắc chắn sẽ không thể nào bỏ qua bãi biển này.
Là sinh viên, mang trong mình sức trẻ và tinh thần nhiệt huyết, chúng em mong muốn đóng góp một phần sức nhỏ của mình để giới thiệu với thế giới về một Đà Nẵng phát triển – xinh đẹp – yên bình”.
Lẫn trong những nhóm sinh viên miệt mài làm vệ sinh bãi biển, Lu Chien-Heng (Quốc tịch Đài Loan) – lớp K23 Công nghệ thông tin (thuộc chương trình ADP) cũng hào hứng thu dọn những cành dừa bị gãy đổ dồn về một đống.
Video đang HOT
Dù là sinh viên năm đầu nhưng Lu Chien-Heng nói tiếng Việt khá sành sõi.
“Lần đầu đến Đà Nẵng, em đã bị vẻ đẹp của mảnh đất này hút hồn. Con người ở đây thân thiện, môi trường trong lành, thoải mái.
Ở đây, em được học tập trong một môi trường hiện đại, có nhiều giáo sư nước ngoài giảng dạy. Em thực sự rất thích nơi này”.
Chia sẻ về những hoạt động tình nguyện của mình, Lu Chien-Heng nói, quê hương Đài Loan của anh cũng là thành viên của APEC. Đó là cơ hội để hai nước có thể gặp gỡ, bàn chuyện hợp tác với nhau.
“Quá trình mở cửa, hợp tác quốc tế đã giúp Việt Nam có những bước tiến rất lớn trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Nhiều sinh viên nước ngoài như tụi mình đã chọn Việt Nam để học tập vì môi trường giáo dục đang ngày càng phát triển, hợp tác với nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Nhà trường cũng có nhiều ngành nghề cho mình lựa chọn khi học chương trình ADP.
Mong muốn của mình là Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội này để quãng bá về một đất nước xinh đẹp, nhiều tiềm năng”, Lu Chien-Heng nói.
Tài năng của những “đại sứ”
Để được đứng vào hàng ngũ những tình nguyện viên APEC 2017, các thí sinh phải vượt qua những vòng tuyển chọn gay cấn.
Ngoài những ưu tiên đặc biệt về: ngoại ngữ, thể hình thì kiến thức về kinh tế, văn hóa của các nước thành viên APEC cũng được xem là điểm cộng ưu tiên số 1.
Sau những đợt tập huấn về tổ chức sự kiện, cách xử lý các sự cố phát sinh, Thái Thị Mỹ Hương – lớp K21 Công nghệ thông tin (chương trình ADP) lại lên thư viện đọc sách để tự trang bị kiến thức cho mình.
Dù vốn ngoại ngữ thuộc dạng “đỉnh” nhưng Hương còn tìm hiểu thêm một vài ngôn ngữ khác như: tiếng Nhật, tiếng Trung để sử dụng khi cần.
“Văn hóa của mỗi nước thành viên APEC mỗi khác nên mình phải biết để xử lý cho đúng.
Ngoài tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng thì một vài câu chào hỏi theo ngôn ngữ các nước sẽ khiến các vị khách trở nên thân thiện hơn”, Hương chia sẻ.
Lần đầu được đón tiếp các nguyên thủ nên Hương cùng các bạn có chút lo lắng, hồi hộp.
“Nếu có cơ hội, mình sẽ giới thiệu với các đoàn khách quốc tế về những món ăn ngon của miền Trung, về những di sản văn hóa hàng ngàn năm của mảnh đất Quảng Nam – Đà Nẵng.
Tụi mình cũng sẽ nổ lực hết mình để đóng góp một phần nhỏ vào thành công của APEC”, Hương hào hứng nói
Theo GDVN
Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
Chính phủ đã ban hành Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định nguyên tắc, nội dung, biện pháp, hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng tại Việt Nam. Đây là 1 trong 7 văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật An toàn thông tin mạng.
Ảnh minh họa
Nghị định nêu rõ, ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là việc thực hiện các biện pháp công nghệ, kỹ thuật để giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
Cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng (sau đây viết gọn là cơ quan nghiệp vụ).
Việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng phải bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Công tác này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; chủ động phát hiện, ngăn chặn, khắc phục kịp thời và hiệu quả, không để xảy ra chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng dưới mọi hình thức. Đồng thời, phải tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tổ chức, cá nhân khi phát hiện thấy dấu hiệu, hành vi gây xung đột thông tin trên mạng hoặc khi phát hiện thấy thông tin, hệ thống thông tin bị tổn hại phải có trách nhiệm thông báo và cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan nghiệp vụ và chủ quản hệ thống thông tin.
Nội dung ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
Nghị định nêu rõ 4 nội dung ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng gồm: 1- Giám sát, phát hiện, cảnh báo xung đột thông tin trên mạng; 2- Xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng; 3- Chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng; 4- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục và hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
Trong đó, Nghị định quy định hoạt động giám sát, phát hiện, cảnh báo xung đột thông tin trên mạng phải được cơ quan nghiệp vụ và chủ quản hệ thống thông tin thực hiện thường xuyên, liên tục. Các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, các cổng kết nối quốc tế phải được triển khai các giải pháp giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng.
Cũng theo Nghị định, xung đột thông tin trên mạng phải được các cơ quan nghiệp vụ xác định nguồn gốc, thủ đoạn và tổn thất do xung đột thông tin gây ra để có biện pháp xử lý phù hợp. Nội dung xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng bao gồm xác định gói tin, thông tin, địa chỉ nguồn, địa chỉ đích, cổng dịch vụ và cách thức, thủ đoạn xung đột thông tin trên mạng; xác định đối tượng, mục đích và mức độ gây xung đột.
Chủ quản hệ thống thông tin chịu trách nhiệm trong việc tổ chức khắc phục xung đột thông tin trên mạng thuộc phạm vi quản lý và chịu sự điều hành của cơ quan nghiệp vụ trong việc tổ chức khắc phục xung đột thông tin trên mạng.
Các cơ quan nghiệp vụ chịu trách nhiệm loại trừ xung đột thông tin trên mạng. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
Thanh Quang
Theo_Báo Chính Phủ
Nhiều bất cập trong thi công dự án nghìn tỷ cải thiện môi trường nước Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ và hệ thống thoát nước thải kém hiệu quả, TP Huế đã triển khai dự án "Cải thiện môi trường nước" với tổng mức đầu tư 4.200 tỷ đồng do Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ. Tuy nhiên, việc thi công dự án đang tồn tại nhiều bất cập khiến...