Những ‘đại kỵ’ khi uống nước đậu đen giải nhiệt ngày nóng
Thời tiết nắng nóng, nhiều người có thói quen đun đỗ đen dùng thay nước uống hàng ngày.
Nhưng dù đậu đen là loại thực phẩm tuyệt vời dành cho sức khỏe và làm đẹp nhưng lương y Bùi Đắc Sáng khuyến cáo loại thực phẩm này cần phải được sử dụng phù hợp liều lượng và từng đối tượng.
Ảnh minh họa: Internet
Theo các sách dinh dưỡng, trong đậu đen có chứa hàm lượng cao protein 24,4 g%, lipid 1,7g%, glucid 53,3g% và rất nhiều axit amin thiết yếu. Ngoài ra, đậu đen còn chứa rất nhiều vitamin quan trọng như vitamin A 5mg, B1 0,5mg, B2 0,21mg.
Với những thành phần dinh dưỡng trên, đậu đen đem lại nhiều tác dụng như bổ thận, bổ máu, điều trị thận yếu, mặt sưng phù, phong thấp tê liệt, thấp khớp hoặc bệnh lở loét… Phụ nữ dùng lâu ngày da sẽ hồng hào, sáng mịn.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, hạt đậu đen có vị ngọt, tính mát. Có tác dụng trừ phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi niệu…
Ngoài ra, đậu đen có thể kết hợp với một số vị thuốc khác để trị đau bụng, chữa phong thấp, tê thấp, chân tay co rút, chữa liệt dương, mắt mờ, đái tháo đường, chống bạc tóc…
Những lưu ý khi dùng nước đậu đen
Những người có cơ thể hàn lạnh
Những người có các biểu hiện về sức khỏe như mệt mỏi, tứ chi lạnh, đi ngoài phân lỏng hay tiêu chảy thì không nên dùng đậu đen.
Những đối tượng này nếu ăn đậu đen sẽ làm trầm trọng thêm các dấu hiệu không tốt nêu trên, tệ hơn là có thể gây ra các loại bệnh khác.
Ảnh minh họa: Internet
Người đang trong quá trình dùng thuốc
Video đang HOT
Đậu đen có tác dụng giải độc vì trong thành phần của nó chứa các loại photpho hữu cơ, protein, các kim loại nặng có thể kết hợp thành các chất kết tủa.
Người đang trong quá trình sử dụng nhiều loại thuốc, khi ăn đậu đen có thể làm các thành phần trong đậu phản ứng với các thành phần của thuốc làm giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh.
Do đó, để biết bạn có thể ăn đậu đen không, hãy xin ý kiến từ bác sĩ điều trị.
Người bệnh thận không nên ăn đậu đen
Theo lương y Sáng, những bệnh nhân mắc bệnh thận không nên ăn đậu đen vì có thể làm cho bệnh tình thêm trầm trọng hơn.
Không nên cho thêm đường
Nước đậu đen rang, không cho đường là tốt nhất. Còn với những người phải lao động nặng, khi uống nên cho một chút muối để tăng cường yếu tố điện giải cho cơ thể. Ngoài ra, không nên kết hợp đậu đen với rau bina, sữa, dầu thầu dầu, ngũ sâm…
Hạn chế với người già và trẻ nhỏ
Hàm lượng protein trong đỗ đen rất cao khiến cho người già, trẻ em hay người có thể trạng yếu, khó tiêu thụ hết lượng protein trong đậu đen, vì vậy khi uống nước đậu đen dễ gây ra vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng.
Trong đậu đen còn chứa nhiều Phytat, chất này gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho… dẫn tới thiếu máu, loãng xương vì vậy trẻ em và người già cũng được khuyên là không nên dùng.
Lưu ý: Những người có cơ địa hàn, người bị loét tá tràng, dễ tiêu chảy, tiêu chảy mạn, chân tay lạnh và sợ lạnh… nên hạn chế vì nếu ăn nhiều đậu đen sẽ càng làm cho bệnh nặng hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Tránh sử dụng quá nhiều đậu đen trong một lúc
Lương y Sáng cho rằng dù nước đậu đen khá lành tính nhưng lại có hại khi chúng ta lạm dụng, đặc biệt là uống thay nước. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể.
Lương y Sáng khẳng định: “Không thể dùng loại nước này để thay thế cho nước uống hàng ngày bởi sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ trong những ngày nắng nóng mẹ dùng nước đậu đen cho con uống thay nước có thể khiến cho trẻ không hấp thu được dinh dưỡng dẫn tới thấp còi, suy dinh dưỡng.”
Ngoài ra, nên chú ý thêm những điều sau:
Món đậu đen rang gây nhiệt, ăn nhiều dẫn đến bốc hóa, nên sử dụng với lượng phù hợp.
Không nên kết hợp đậu đen với rau bina, sữa, dầu thầu dầu, ngũ sâm…
Đậu đen chứa nhiều phytat, chất này gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho… Nếu cơ thể kém hấp thu các vi chất trên sẽ dẫn tới thiếu máu, loãng xương. Phytat nhiều có thể ức chế một số enzyme tiêu hóa.
Phụ huynh cần tránh cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi dùng nước đậu đen. Trẻ trên 1 tuổi sử dụng ở mức vừa phải.
Cây hẹ chữa nhiều bệnh nam khoa
Cây hẹ có công dụng ích thận khí, mạnh dương trong khi hạt hẹ là dược liệu rất hữu hiệu trị chứng di tinh, mộng tinh, tinh yếu do hư lao.
Cây hẹ (tên gọi khác là cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo,...) là loại rau gia vị quen thuộc được dùng nhiều trong các món ăn.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông Y Hà Nội, hẹ trong y học cổ truyền dùng để chữa nhiều bệnh từ thông thường đến phức tạp, trong đó có một số bệnh nam khoa.
Cây hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm, có tác dụng thông khí ở phổi, hạ khí đầy ở bụng, điều hòa tạng phủ, giúp khỏi đau bụng do lạnh. Khi dùng để nấu ăn, loại cây này giúp ích thận khí, mạnh dương, khỏi tiết tinh và ấm khỏe lưng gối; luộc xào với giấm, muối, ăn vào sáng sớm, lúc đói giúp khỏi chứng ợ hơi.
Lá hẹ - Hình minh họa: maxpark.com
Hạt hẹ vị ngọt, tính ấm, có tác dụng trong điều trị các chứng di tinh (hiện tượng tinh dịch xuất tự nhiên, không có khoái cảm mà chỉ thấy tinh dịch chảy ra ướt quần), mộng tinh (hiện tượng xuất tinh nhưng không có động tác giao hợp nam nữ và vẫn thấy khoái cảm cực độ), són tiểu, bạch đới (ra khí hư trắng ở nữ giới), tinh yếu do hư lao.
Một số món ăn, bài thuốc có hẹ trong y học cổ truyền:
- Chữa tinh yếu do hư lao: 1 thang thuốc bao gồm: Hạt hẹ 16g, Phúc bồn tử 24g, Xà sàng tử 6g, Thỏ ty tử 24g, Phá cố tử 6g, Kim anh tử 16g, Thạch liên tử 16g, Câu kỷ tử 24g, Ngũ vị tử 6g, Dâm dương hoắc 24g, Hoài sơn 48g, Thục địa 48g. Sắc uống 1 thang/ ngày, chia làm 3 lần uống. Uống liên tục trong 15 ngày, sau đó nghỉ 3 ngày rồi uống tiếp 2 liệu trình nữa.
- Chữa ngọc hành (tinh hoàn) cứng đơ, mà tinh tự chảy ra : Hạt hẹ và Phá cố chỉ, mỗi thứ 6g sắc uống.
- Chữa viêm tiền liệt tuyến ở nam giới và bạch đới ở nữ giới : Hạt hẹ lượng tùy dùng, sắc uống.
Hạt hẹ - Hình minh họa: goodbetternest.blogspot.com
- Chữa bụng dưới đau nhói và ngộ độc thức ăn : Cây hẹ lượng tùy dùng, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt uống (nên uống nhiều).
- Chữa lên cơn co giật, nôn ra nước xanh sau sinh đẻ: Lá hẹ 1 nắm giã nhuyễn lấy nước cốt, hòa cùng nước cốt gừng lượng vừa đủ để uống.
- Chữa phụ nữ đến kỳ kinh mà không hành kinh, khí nghịch, đưa máu ngược lên sinh thổ huyết, hoặc bị thương ứ máu, tiểu ra máu, chảy máu cam: Toàn cây hẹ 100g, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, hòa cùng lượng vừa đủ đồng tiện (nước tiểu trẻ em) uống.
- Chữa cơn suyễn nguy cấp: Lá hẹ 1 nắm sắc uống.
- Tẩy giun kim: Rễ hẹ lượng đủ dùng, sắc uống.
Nguyễn Liên
Theo vietnamnet
Mẹ nên mua một ít BỒ KẾT về "cất xó bếp": Khi cần có thể trị khỏi ngay 4 bệnh vặt con hay mắc, hiệu quả mà không tốn tiền thuốc Theo Đông y, quả bồ kết có tính ôn, vị cay mặn. Nó tác động vào 2 kinh là Phế và Đại tràng, có tác dụng tiêu đờm, thông khiếu, sát trùng, dễ hắt hơi... Nhà có con nhỏ, điều mà bất cứ người mẹ nào cũng lo lắng là sợ con sẽ đau ốm, mệt mỏi trong những ngày thời tiết thất...