Những đại học đào tạo ngành Y tốt nhất thế giới
Danh sách bình chọn những đại học đào tạo ngành Y tốt nhất thế giới dựa trên sự nổi tiếng về học thuật, giảng viên và mức độ ảnh hưởng của những nghiên cứu do trường tiến hành.
Theo QS – trang chuyên xếp hạng các trường đại học – năm 2016, Đại học Harvard, Mỹ, tiếp tục đứng đầu danh sách. Trường có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm với khoảng 2.9000 giáo sư và phó giáo sư cùng hơn 5.000 trợ giảng. Trường Y Harvard được trang bị cơ sở vật chất hiện đại nhằm thực hiện sứ mệnh giáo dục, nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe. Ảnh: C ompmed .
Đứng thứ hai trên bảng xếp hạng là Đại học Oxford. Đây cũng là một trong ba trường của Anh lọt top 10 trường đào tạo ngành Y năm nay. Việc giảng dạy của Đại học Oxford đư ợc chia làm tiền lâm sàng (3 năm đầu) và lâm sàng (3 năm cuối). Năm 2016, Times Higher Education đánh giá trường Y Oxford tốt nhất thế giới về đào tạo tiền lâm sàng, lâm sàng, nghiên cứu y khoa. Ảnh: Youtube.
Đại học Cambridge, Anh, tiếp tục đứng ở vị trí thứ ba. Việc đào tạo cũng được chia thành hai giai đoạn tiền lâm sàng và lâm sàng. Trường có các bệnh viện trực thuộc, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, phòng khám nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác, đào tạo, nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe. Ảnh: Wikipedia.
Năm nay, Đại học Stanford, Mỹ, vươn lên vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng những trường đào tạo ngành Y tốt nhất của QS. Trường tập trung chủ yếu vào công tác nghiên cứu, chú trọng tiến bộ Y khoa và phát hiện phương pháp mới. Vì thế, chương trình học tại Stanford thường xuyên được đổi mới. Trường cũng có cơ sở vật chất hiện đại để sinh viên thực hành, nâng cao tay nghề. Ảnh: Stanford.edu.
Video đang HOT
Đại học Johns Hopkins, Mỹ, tụt một bậc, thay thế vị trí của Đại học Stanford. Việc giảng dạy của trường chủ yếu được tiến hành tại Bệnh viện Johns Hopkins, một trong những bệnh viện hàng đầu ở Mỹ. Ảnh: Bestmedicaldegrees.
Đứng ở vị trí thứ sáu là trường Y David Geffen thuộc Đại học California ở Los Angeles, Mỹ. Năm 2015, trường xếp thứ bảy. Trường có đội ngũ giảng viên danh tiếng trong ngành Y. Ng oài giờ học trên giảng đường, sinh viên được thực hành tại Bệnh viên Nhi Mattel, Trung tâm y tế Ronald Reagan. Ảnh: Examiner.
Đại học California ở San Francisco, Mỹ, hạ một bậc, xếp vị trí thứ bảy. Đây cũng là trường duy nhất ở Mỹ lọt vào danh sách 10 trường hàng đầu về cả nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe. Ảnh: Startclass.
Đại học Yale vẫn giữ nguyên vị trí thứ tám so với bảng xếp hạng năm ngoái. Cơ sở giảng dạy chính của trường là Bệnh viện Yale – New Haven. Ngoài ra, Yale còn sở hữu thư viện Y học Harvey Cushing/John Hay Whitney, một trong những thư viện y học hiện đại lớn nhất thế giới. Ảnh: Flickr.
Đứng thứ chín là Đại học C ollege London, Anh. V iệc giảng dạy ngành Y tại trường được tiến hành ở Bệnh viện Đại học College, Bệnh viện Hoàng gia, Bệnh viện Whittington. Trường cũng liên kết các bệnh viện khác như Bệnh viện Nha khoa Eastman, Great Ormond Street, Viện mắt Moorfields, Bệnh viện Thần kinh học và Giải phẫu thần kinh Quốc gia, Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Hoàng gia… Ảnh: Co llegelah.
Viện Karolinska là trường duy nhất ở Thụy Điển lọt vào danh sách 10 đại học đào tạo ngành Y tốt nhất thế giới. Trường được thành lập năm 1810. Việc giảng dạy, nghiên cứu chủ yếu diễn ra tại Bệnh viện Đại học Ka rolinska. Trường cũng đi đầu trong ngành Y tại Thụy Điển, chiếm hơn 30% trong công tác đào tạo Y khoa và 40% số lượng các công trình nghiên cứu y học ở nước này. Ảnh: Aasarchitecture.
Theo Zing
Phó thủ tướng chỉ đạo kiểm tra việc mở ngành Y, Dược
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo, Bộ GD&ĐT chỉ cho phép ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được tuyển sinh đào tạo Y khoa, Dược học khi trường đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện.
Chiều 2/12, Văn phòng Chính phủ có công văn nêu ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về việc ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành Y đa khoa và Dược học.
Phó thủ tướng khẳng định, việc đào tạo va cho phep mở nganh đao tao nhân lực ngành Y tế nói chung, đào tạo bác sĩ, dược sĩ nói riêng cần đặt chất lượng là yêu cầu, tiêu chí hàng đầu.
Vì vậy, Bộ GD&ĐT thống nhất với Bộ Y tế khẩn trương ban hành văn bản quy định tiêu chi, điêu kiên mở nganh, tuyển sinh đao tao Y khoa, Dược học phù hợp đặc thù và đảm bảo yêu cầu chất lượng nhân lực ngành Y tế.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT phối hợp Bộ Y tế đánh giá thực trạng đào tạo Y khoa, Dược học, trước hết tổ chức khảo sát tại các trường đại học đa ngành và có phương án, giải pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình đào tạo va chất lượng đầu ra.
"Bộ Y tế phối hợp Bộ GD&ĐT kiểm tra việc ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thực hiện các yêu cầu, đảm bảo điều kiện cần thiết theo đúng kết luận tai Biên bản của Đoàn thẩm định (liên ngành GD&ĐT - Y tế tổ chức trước khi Bộ GD&ĐT quyết định cho phép trường mở ngành). Bộ GD&ĐT chỉ cho phép ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được tuyển sinh đào tạo Y khoa, Dược học khi trường đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện", công văn nêu rõ.
Cùng ngày, Bộ GD&ĐT có văn bản gửi Bộ Y tế và ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Theo đó, hai bộ sẽ kiểm tra việc thực hiện những yêu cầu của đoàn thẩm định (tại biên bản thẩm định liên bộ ngày 5/10/2015). Thời gian kiểm tra dự kiến ngày 7 đến 11/12/2015.
Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Y tế cử 2 cán bộ chuyên môn về Y, Dược tham gia kiểm tra việc thực hiện yêu cầu của đoàn thẩm định liên bộ.
Cơ sở hai trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ - nơi thực hành của khoa y dược. Ảnh: Anh Tuấn.
Trước đó, ngày 19/11/2015, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga ký quyết định cho phép ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo trình độ đại học hệ chính quy, ngành Y đa khoa (mã số 52720101) và Dược học (mã số 52720410).
Quyết định này lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là khi hai đơn vị phối hợp thẩm định cấp phép là Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT vênh nhau trong quan điểm về tiêu chuẩn.
Trong khi Bộ GD&ĐT cho rằng, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội xin mở ngành từ 2 năm trước và đạt "trên chuẩn chung", thì đại diện Bộ y tế khẳng định, trường vẫn chưa đáp ứng đủ toàn bộ tiêu chí để đào tạo.
Bên cạnh sự vênh nhau giữa hai bộ, nhiều người còn đặt câu hỏi liệu Bộ GD&ĐT có tiền hậu bất nhất khi cho phép "ĐH Kinh - Công" mở ngành, vì cuối năm 2014 chính bộ này quyết định tạm dừng cấp phép đào tạo Y Dược để nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Giáo dục cho rằng, trường xin mở ngành từ trước đó nên không có gì bất thường.
Theo Zing
Giới chuyên môn ngành Y lo ngại khi trường Kinh doanh... đào tạo Y dược Việc trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ được đào tạo ngành Y dược đã dấy lên nhiều lo ngại. Không chỉ dư luận xôn xao mà ngay cả lãnh đạo nhiều trường đào tạo chuyên ngành y khoa cũng vô cùng lo lắng. NGND. PGS TS Trần Quang Phục, Phó Hiệu trưởng ĐH Y Dược Hải Phòng: "Lo ngại xuất hiện thế...