Những đại dịch khủng khiếp từng càn quét Trung Quốc thời cổ đại: 1 tháng 2 triệu người đã oan khuất bỏ mạng
Những đại dịch khủng khiếp từng càn quét Trung Quốc thời cổ đại: 1 tháng 2 triệu người đã oan khuất bỏ mạng. Hãy cùng khám phá xem, đó là những đại dịch gì nhé.
Đại dịch thương hàn – căn bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất
Theo Trung Quốc xưa, thương hàn còn có tên gọi khác là “Tật y” hay “Tiêu thủ tật”. Thời điểm bệnh bùng phát là vào mùa xuân, nhiệt độ không ổn định, lúc nóng lúc lạnh, khiến con người dễ nhức đầu, phát sốt. Vào thời Đông Hán, 1 dòng họ có 200 nhân khẩu, thế nhưng chưa tới 10 năm (tính từ năm 196) đã tử vong hai phần ba, lý do là nhiễm bệnh thương hàn.
Thế nhưng, phải đến thế kỷ thứ 13, thương hàn mới thực sự trở thành nỗi ám ảnh của người dân. Theo Kim sử – Ai Tông bản kỷ thượng: Vào năm 1232, Biện Kinh (bây giờ chính là thành phố Khai Phong, thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) xảy ra đại dịch, chỉ trong vòng 50 ngày, đã cướp đi sinh mạng của gần 1 triệu người.
Đại dịch sốt rét – căn bệnh truyền nhiễm hung hiểm nhất
Video đang HOT
Sốt rét hay còn gọi là “chướng khí”. Theo người Trung Quốc cổ, đây là một dịch bệnh vô cùng đáng sợ. Năm xưa, Thừa tướng Thục quốc là Gia Cát Lượng từng tạm hoãn kế hoạch nam chinh của mình cũng vì e sơ dịch bệnh đáng sợ này. Đỉnh điểm, vào năm 756 thời Đường, khi nhà vua điều phái 7 vạn quân đi chinh phạt khu vực biên giới Vân Nam đã gặp phải nạn sốt rét. Kết cục chín phần mười đều chết bệnh.
Đại dịch đậu mùa – nỗi ám ảnh của triều Thanh
Đậu mùa còn có tên gọi khác là là “lỗ sang”, “thiên hoa”, “thiên đậu”… Đây là dịch bệnh vô cùng ám ảnh, đặc biệt là ở thời đại nhà Thanh. Hoàng đế Thuận Trị, từng vì đậu mùa mà ra đi khi mới vừa 24 tuổi. Thời bấy giờ, căn bệnh này vô phương cứu chữa. Nên nếu mắc phải, người bệnh sẽ được cách ly nghiêm ngặt, thậm chí còn bị đưa đến những nơi hoang vu hẻo lánh để phòng chống lây nhiễm. Thế nhưng, có 1 trường hợp kỳ diệu, người con trai thứ ba của Thuận Trị – sau này là Khang Hi Đế, cũng mắc phải đậu mùa khi mới 5 tuổi nhưng lại may mắn sống sót.
Xuân Quỳnh
Theo Khỏe & Đẹp
Nhìn giấc ngủ của người cha ung thư, đến 'tử thần' cũng phải vuốt nước mắt quay đi
Để con làm tấm nệm, giúp cha ngủ ngon hơn nhé!
Bệnh viện Ung bướu - nơi điều trị các bệnh án về ung thư. Vẫn biết rằng 'mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh', dù trước đó sống trong hoàn cảnh thế nào nhưng khi bước vào đây, các bệnh nhân đều cùng chung số phận, chống chọi với bệnh tật, số mạng mong manh, luôn nằm dưới 'lưỡi hái' của tử thần.
Hình ảnh xúc động đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Trong những ngày đau đớn về thể xác, mệt mỏi về tinh thần ấy, những giấc ngủ hằng đêm có lẽ là liều thuốc an thần tốt nhất, cần thiết nhất để giảm bớt cơn đau. Để cha của mình có thể ngủ được dù chỉ một chút, người con trai đã biến mình trở thành tấm nệm để cha nằm lên, tay anh không ngừng xoa lưng, xoa từng thớ da thịt đang đau nhức của cha mình.
Không rõ người cha có bớt đau chút nào hay không nhưng sau cùng hai cha con cũng cùng nhau thiếp đi sau một ngày dài mệt mỏi.
Từ góc nhìn bên ngoài cửa sổ phòng bệnh, hình ảnh đầy xúc động được ghi lại và nhận được nhiều lượt cảm xúc của cộng đồng mạng. Có người còn cho rằng, khoảnh khắc này nếu 'tử thần' mà nhìn thấy, chắc chắn vẫn phải vuốt nước mắt rồi quay đi.
Nhiều người nhớ lại kí ức buồn.
Danh lợi, tài sản để làm gì nếu cha già và yếu đi.
Nhiều bạn gửi lời động viên hai cha con.
'Cuộc sống này chẳng cầu sống lâu - chỉ cầu cho chữ Hiếu được vẹn toàn!'
'Mình rất sợ cảm giác khi xem những bức ảnh này. Làm sao để bố mẹ chúng ta mãi khỏe mạnh đây!'
'Con nghĩ bác không đọc được những bình luận này đâu, nhưng thực thấu hiểu cảm giác của bác, chúc bác có sức khỏe để chiến đấu tiếp với bệnh'.
Kỳ Duyên
Theo baodatviet
Hình ảnh người con trai lớn tuổi đút từng thìa bún rồi động viên "Bố cố ăn hết bát này nhé" khiến nhiều người nghẹn ngào Người con trai dù đã lớn tuổi nhưng vẫn cực kì ân cần xúc từng thìa bún, thổi nguội rồi tỉ mỉ bón cho người cha già mắt đã mờ, phải thở gấp và liên tục hỏi "ngon đúng không bố". Hình ảnh này được chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người xúc động. "Trẻ cậy cha, già cậy con" là...