Những “đặc sản” trong đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội
Không chỉ tiên phong trong việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng tiên phong trong cả nước phát triển mô hình đại học định hướng nghiên cứu, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh.
Tiên phong trong đào tạo, bồi dưỡng nhân tài
ĐHQGHN đến nay đã cơ bản hoàn chỉnh cơ cấu đa ngành đa lĩnh vực với 7 trường đại học thành viên, 5 viện nghiên cứu và 5 khoa trực thuộc.
Hiện, ĐH QGHN có tổng số 464 chương trình đào tạo các loại, trong đó có 161 chương trình đào tạo đại học, 187 chương trình đào tạo thạc sĩ và 116 chương trình đào tạo tiến sĩ.
Cơ cấu ngành nghề của ĐHQGHN cũng thay đổi mạnh mẽ. Hiện nay các ngành khoa học tự nhiên, y dược chiếm 20%; khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, ngoại ngữ, luật, giáo dục chiếm 45%; công nghệ – kỹ thuật 15%; liên ngành và thí điểm 20%.
Từ 1993 đến nay, ĐHQGHN đã cấp 203.405 bằng đại học, 36.470 bằng thạc sĩ và 2078 bằng tiến sĩ.
ĐHQGHN đã tích cực chuyển đổi cơ cấu ngành nghề theo hướng từ khoa học cơ bản sang các ngành kỹ thuật, công nghệ và liên ngành rất sáng tạo và thành công.
Trong vòng gần 30 năm xây dựng và phát triển, từ 1993 đến nay, ĐHQGHN đã cấp 203.405 bằng đại học, 36.470 bằng thạc sĩ và 2078 bằng tiến sĩ.
Số sinh viên đã tốt nghiệp các chương trình đặc biệt (tài năng, tiên tiến, chuẩn quốc tế, chất lượng cao) là 5721 và hiện nay quy mô đào tạo các chương trình chất lượng cao đang tăng mạnh, đạt 6385 em và chiếm 20.5% quy mô đào tạo đại học.
Quy mô đào tạo hiện nay của ĐHQGHN (tính đến tháng 6/2020) là 31.115 sinh viên đại học chính quy, 5441 học viên cao học và 1259 nghiên cứu sinh.
Đứng trước những yêu cầu cấp bách về việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. ĐHQGHN đã triển khai Đề án đổi mới đào tạo trình độ tiến sĩ tại ĐHQGHN và đã ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới (2017). Đây là bước đột phá mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo.
Quy chế mới yêu cầu nâng cao chuẩn đầu ra về chuyên môn và ngoại ngữ của NCS, nâng cao chuẩn về công bố quốc tế và chất lượng của đội ngũ giảng viên hướng dẫn NCS cũng như đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, giảng dạy bậc tiến sĩ; yêu cầu gắn hoạt động làm luận án của NCS với hoạt động của bộ môn/PTN; trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cao nhất cho cán bộ hướng dẫn và bộ môn trong quá trình đào tạo NCS…
Đồng thời, Quy chế cũng đặc cách bỏ quy quy trình phản biện kín với các NCS có thành tích nghiên cứu xuất sắc, công bố được nhiều bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín.
Không chỉ tiên phong trong việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài thông qua các chương trình đào tạo đặc biệt như đã nói tới ở trên, ĐHQGHN cũng tiên phong trong cả nước xác định phát triển theo mô hình đại học định hướng nghiên cứu, gắn đào tạo với nghiên cứu, với việc xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học.
Video đang HOT
ĐHQGHN tiên phong trong cả nước xác định phát triển theo mô hình đại học định hướng nghiên cứu.
ĐHQGHN cũng tiên phong mở các ngành mới, ngành/chuyên ngành thí điểm chưa có trong danh mục mã ngành đào tạo của Nhà nước, như công nghệ nano, công nghệ hàng không vũ trụ, an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu,…
Đến nay một số chương trình thí điểm của ĐHQGHN đã được đưa vào danh mục đào tạo của Nhà nước như chương trình đào tạo ngành Hóa dược, Kinh tế phát triển, Luật kinh doanh (bậc đại học), Ngôn ngữ Nhật (bậc thạc sĩ), Đo lường Đánh giá trong giáo dục (bậc thạc sĩ và tiến sĩ).
Hiện nay ĐHQGHN đang đào tạo tới 57 chương trình mới thí điểm (gồm 24 chương trình thí điểm bậc đại học, 25 chuyên ngành thí điểm bậc thạc sĩ và 8 chuyên ngành thí điểm bậc tiến sĩ). Đây là những đặc sản trong đào tạo của ĐHQGHN.
Bên cạnh đó, ĐHQGHN đã đi đầu trong đổi mới tuyển sinh đại học theo đánh giá năng lực (năm 2014 thí điểm để tuyển sinh viên các hệ tài năng, chất lượng cao trong số các em đã trúng tuyển đại học); tiên phong trong việc xây dựng bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực và cũng tiên phong áp dụng thành công việc triển khai đổi mới toàn diện tuyển sinh đại học chính quy theo hình thức sử dụng bài thi đánh giá năng lực ở ĐHQGHN (trong 2 năm 2015, 2016).
Các chương trình đào tạo được thiết kế theo chuẩn đầu ra, với các khối kiến thức chung được giảng dạy thống nhất trong toàn ĐHQGHN. Thành công này đã tạo điều kiện cho việc phát huy thế mạnh liên thông, liên kết trong ĐHQGHN, mô hình a b liên thông giữa 2 đơn vị đào tạo (như mô hình đào tạo cử nhân sư phạm, bác sỹ đa khoa,…), đặc biệt là trong việc xây dựng các chương trình đào tạo mới liên ngành, liên đơn vị; trong việc triển khai tổ chức giảng dạy bằng kép (song bằng) thành công.
Gần 5000 sinh viên được cấp bằng kép (bằng chính quy thứ 2 trong thời gian học tập tại ĐHQGHN)
Bên cạnh đó, cũng nhờ tích lũy tín chỉ, sinh viên có thể chủ động lựa chọn tích lũy các học phần theo kế hoạch và thời gian của cá nhân, nhờ vậy đến nay đã có gần 5000 sinh viên được cấp bằng kép (bằng chính quy thứ 2 trong thời gian học tập tại ĐHQGHN) và hơn 500 sinh viên tốt nghiệp đại học sớm so với quy định từ 1 đến 2 học kỳ.
Một sự đổi mới khác đối với 2 trường chuyên (Trường THPT chuyên KHTN và Trường THPT chuyên ngoại ngữ) là để lựa chọn được nhiều học sinh ưu tú vào học theo chương trình đại học, năm 2014, ĐHQGHN đã tiên phong nghiên cứu và ban hành quy chế đặc thù cho học sinh chuyên, ban hành các tiêu chí và quy định xét tuyển thẳng vào các trường đại học thành viên và các khoa trực thuộc của ĐHQGHN những học sinh chuyên xuất sắc.
Do đó, đã thu hút được nguồn học sinh giỏi vào học các ngành khoa học cơ bản để nối tiếp truyền thống và phát huy thế mạnh của ĐHQGHN.
Kiên định mục tiêu giữ vững chất lượng
ĐHQGHN thực hiện triết lý đào tạo thông qua nghiên cứu, xây dựng các nhóm nghiên cứu (NNC) để đào tạo trình độ cao và phát triển tiềm lực KHCN. Đến nay, ở ĐHQGHN có hàng trăm NNC lớn nhỏ, trong đó có 29 NNC đã được Giám đốc ĐHQGHN công nhận là NNC mạnh cấp ĐHQGHN.
Các NNC này đã đóng vai trò quan trọng trong tăng cường tiềm lực KHCN, từ các kết quả nghiên cứu của nhóm mở các ngành đào tạo mới, bộ môn/PTN mới và đặc biệt là NNC thúc đẩy mạnh mẽ các công bố quốc tế của ĐHQGHN.
Cũng nhờ đào tạo thông qua nghiên cứu, các em sinh viên, học viên cao học, NCS được tham gia hoạt động trong môi trường các NNC, thắp sáng tài năng.
Nhiều nghiên cứu sinh của đã ó thành tích nghiên cứu xuất sắc, công bố được nhiều bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín.
Đến nay, đã có nhiều em sinh viên năm cuối và trên trên 90% NCS trong lĩnh vực KHTN – Công nghệ của ĐHQGHN có công bố trên các tạp chí quốc tế ISI. Không ít NCS được đào tạo trong nước, ở ĐHQGHN có số lượng và chất lượng các công bố quốc tế cao hơn so với các NCS được đào tạo hoàn toàn ở nước ngoài.
Thậm chí có TS trẻ được đào tạo NCS trong nước, ở ĐHQGHN đã được Forbers Việt Nam vinh danh.
Đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành, trình độ cao, chất lượng cao là tài sản và vốn quý nhất của ĐHQGHN. Hiện nay ĐHQGHN có đội ngũ giảng viên trình độ cao đông đảo và hùng hậu nhất cả nước.
Trong hơn 4000 cán bộ, ĐHQGHN có 2322 giảng viên và nghiên cứu viên, trong số đó có 4 TSKH, 1309 TS, 366 PGS và 73 GS. Tỷ lệ cán bộ có học vị TS/TSKH trở lên đạt 57% , trong đó có 3% GS và 16% PGS, cao gấp gần 3 lần so với tỷ lệ trung bình của cả nước. ĐHQGHN đã có 18 giải thưởng Hồ Chí Minh và 11 giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ.
Trong thời gian tới, ĐHQGHN tiếp tục tập trung hoàn thiện mô hình tự chủ đại học; trong hoạt động đào tạo tập trung vào nâng cao và mở rộng quy mô đào tạo các chương trình chất lượng cao; ưu tiên và tập trung nguồn lực cho đào tạo tiến sĩ; triển khai các chính sách mạnh mẽ hơn nữa để thu hút nhân tài, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh; đầu tư để thúc đẩy công bố quốc tế và thương mại hóa các sản phẩm KHCN;
Quy hoạch và đào tạo nguồn nhân lực kế cận; đổi mới hoạt động giảng dạy; triển khai đào tạo theo hướng cá thể hóa, để phát triển sở trường và năng lực của từng cá nhân; tiếp tục phát huy thế mạnh đa ngành, đa lĩnh vực, liên thông liên kết và thống nhất trong toàn ĐHQGHN.
Điểm cần nhấn mạnh là ĐHQGHN sẽ xây dựng các chương trình đào tạo có tính linh hoạt cao, phù hợp với đặc thù và thế mạnh của từng đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN và bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0;
Đẩy mạnh giáo dục STEM và khai phóng, đồng thời đặc biệt chú trọng nâng cao cơ hội tham gia nghiên cứu cũng như thực hành, thực tập, thực tế cho người học trong quá trình đào tạo.
Chuẩn bị tinh thần và sức khỏe thật tốt để đi thi
Thí sinh đang rất lo lắng khi sắp bước vào một kỳ thi 'lịch sử'. Hãy nghe bác sĩ và đại diện Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi tư vấn để có một tinh thần và sức khỏe thật tốt đi thi.
Bác sĩ và đại diện Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi tư vấn cho thí sinh, tình nguyện viên chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi - ẢNH: LÊ THANH HẢI
Chương trình tư vấn "Thi THPT an toàn trong mùa dịch" được truyền hình trực tuyến tại thanhnien.vn, Facebook/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên vào hôm qua 5.8.
Nhiều cách thức mới tiếp sức thí sinh
Anh Lê Xuân Dũng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên (SV) TP.HCM, thành viên Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi, cho biết chương trình năm nay sẽ vận hành theo phương thức rất mới và đặc biệt. Theo đó sẽ giảm số lượng SV tình nguyện để đảm bảo quy định phòng chống dịch bệnh, mỗi điểm sẽ không tập trung quá 20 SV. Mặc dù giảm về số lượng nhưng anh Dũng cho biết hoạt động tiếp sức và hỗ trợ thí sinh (TS) lại tăng lên, vì tại mỗi điểm thi, ngoài đội hình hỗ trợ TS như mọi năm, năm nay sẽ phối hợp với lực lượng chức năng để tổ chức đội hình mới là những người hỗ trợ y tế.
Theo anh Dũng, đội hình hỗ trợ y tế sẽ phối hợp với các lực lượng chức năng để đảm bảo tình hình sức khỏe cho TS, cũng như hướng dẫn TS thực hiện giãn cách, đo thân nhiệt, sát khuẩn... trước khi vào phòng thi. Đội hình này chủ yếu sẽ là SV tình nguyện thuộc khối ngành y dược.
Một điểm mới nữa là tại các điểm thi, đội hình tiếp sức chuẩn bị tất cả các nội dung liên quan đến phòng chống dịch, như: nước rửa tay, khẩu trang y tế... Đặc biệt, ban tổ chức đã chuẩn bị đầy đủ dung dịch khử khuẩn để xịt khuẩn đồ đạc cho TS, cũng như khử khuẩn tất cả các phần quà, vật phẩm trước khi tặng TS.
Thí sinh không cần đeo khẩu trang khi ngồi làm bài thi tốt nghiệp THPT
"Hiện tại, tất cả SV tình nguyện đã được tập huấn kỹ và chuẩn bị sẵn sàng tinh thần, sức khỏe để bước vào những ngày tiếp sức cùng TS. Năm nay, tất cả SV tình nguyện đều được khai báo y tế trước khi tham gia Tiếp sức mùa thi để đảm bảo an toàn trong mùa dịch", anh Dũng cho biết.
Cũng theo anh Dũng, trong quá trình tham gia Tiếp sức mùa thi, ban tổ chức cũng khuyến khích tình nguyện viên đi phương tiện cá nhân để hạn chế tiếp xúc đông người khi đi xe công cộng, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên trong quá trình tiếp sức, cũng như giữ khoảng cách, tránh tiếp xúc quá gần. Đặc biệt, ban tổ chức cũng chuẩn bị đầy đủ các loại nước bù khoáng để đảm bảo sức khỏe cho tình nguyện viên xuyên suốt chương trình.
Hỗ trợ xuyên suốt trước, trong và sau kỳ thi
Với tình hình dịch bệnh năm nay, ngoại trừ những hoạt động thường niên như mọi năm, có 3 nội dung mà ban tổ chức đang tập trung để hỗ trợ thật tốt cho TS. Thứ nhất là các hoạt động tuyên truyền, thay vì tiếp xúc trực tiếp thì năm nay đã đẩy sớm lên nền tảng trực tuyến. Thứ hai là trong lúc thi phải tập trung vào các hoạt động đảm bảo an toàn. Đặc biệt năm nay không chỉ mang đến một đội hình và tiếp sức riêng biệt mà phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho TS, người nhà và cả tình nguyện viên. Thứ ba, năm nay chắc chắn sẽ có rất nhiều TS khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh, nên chương trình Tiếp sức mùa thi sẽ có những hoạt động hỗ trợ TS sau mùa thi như các suất học bổng để tiếp sức đến trường cho các em.
Trịnh Văn Hào, Giám đốc marketing Tập đoàn Thiên Long (thành viên Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi 2020)
Nếu trời nắng, đo thân nhiệt cao thì phải làm thế nào?
Tiến sĩ - bác sĩ Phạm Lê Duy, phòng khám dị ứng và miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, nhận định: "Lúc đầu tôi cũng rất lo lắng khi TS phải đi thi trong tình hình dịch bệnh như thế này, nhưng khi đến đây và nghe Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi chia sẻ về những cách thức hỗ trợ và đồng hành cùng TS, tôi thấy các em nên yên tâm vì cả cộng đồng đang đồng hành cùng các em bằng những cách thức rất thiết thực, hữu hiệu".
Một TS đặt câu hỏi: "Làm sao để đảm bảo an toàn khi đi thi trong tình hình dịch bệnh như thế này?". Bác sĩ Duy cho biết nguyên tắc chung là TS nên tránh tập trung đông người, đảm bảo khoảng cách ở phòng thi, đeo khẩu trang ở nơi đông người. Tuy nhiên, ở phòng thi sẽ không có nói chuyện nên khả năng lây nhiễm rất thấp. Bên cạnh đó, quy định tại các địa điểm thi sẽ không mở máy lạnh, các cửa sổ được mở nên không khí được lưu chuyển, sẽ giảm khả năng lây bệnh. Chính vì thế, TS cũng nên an tâm hơn...
Trước câu hỏi của học sinh: "Nếu trời nắng, đo thân nhiệt cao thì phải làm thế nào?", bác sĩ Duy khuyên: "Việc tăng thân nhiệt do nhiệt độ bên ngoài cũng chỉ xảy ra thoáng qua. Chính vì thế, trong những trường hợp này, TS nên tìm đến nơi bóng râm để ngồi nghỉ và uống thêm nước mát thì thân nhiệt có thể trở lại bình thường rất nhanh sau đó. Vì thế, TS đừng quá lo lắng về vấn đề này".
Đặc biệt, bác sĩ Duy khuyên những ngày này (trước thời gian thi), TS cần hạn chế ra đường nếu không cần thiết để tránh tình trạng lây nhiễm dịch bệnh. Trong trường hợp nếu có việc cần thiết ra đường thì nên tuân thủ những quy định như rửa tay, đeo khẩu trang để đảm bảo được an toàn.
"Hiện nay, đã có rất nhiều chương trình hỗ trợ và đảm bảo tối đa an toàn cho TS nên chỉ cần chuẩn bị sức khỏe thật tốt để đi thi. Ăn uống đầy đủ, đặc biệt là ngủ đủ giấc, tức là phải ngủ ít nhất 7 tiếng đồng hồ vì theo nhiều nghiên cứu thì việc ngủ đủ giấc sẽ giảm được nguy cơ nhiễm Covid-19. Bên cạnh đó, phải tập luyện thể dục ít nhất 15 phút/ngày để đảm bảo phong độ tự tin bước vào phòng thi và có hệ miễn dịch thật tốt trong mùa dịch này", bác sĩ Duy lưu ý.
Sinh viên Y khoa: "Chỉ cần yêu cầu là xách ba lô lên đi" để phòng chống Covid-19 Nhiều sinh viên Y khoa đã sẵn sàng tình nguyện hỗ trợ các bác sĩ tuyến đầu chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 hoặc những người đang bị cách ly, cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Ngày 3-8, ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk, cho biết đã có văn bản gửi các trường kêu gọi cán bộ,...