Những cựu sinh viên nổi tiếng của đại học số một nước Mỹ
Đại học Princeton vừa soán ngôi Harvard, trở thành trường tốt nhất nước. Đây là nơi đào tạo nhiều nhân vật nổi tiếng như Tổng thống Woodrow Wilson, Đệ nhất phu nhân Michelle Obama.
Woodrow Wilson – tổng thống thứ 28 của Mỹ – tốt nghiệp ngành Triết học Chính trị và Lịch sử Đại học Princeton năm 1879. Sau đó, ông học Luật tại Đại học Virginia, theo học chương trình tiến sĩ tại Đại học Johns Hopkins. Wilson giữ chức hiệu trưởng Đại học Princeton từ năm 1902 đến năm 1910. Trường Quan hệ Quốc tế và Công chúng được đặt theo tên ông. Ảnh: AP.
Năm 1985, Đệ nhất phu nhân Michelle Obama nhận bằng cử nhân ngành Xã hội học tại Đại học Princeton trước khi theo học Luật tại Harvard. Trước đó, giáo viên trung học khuyên bà không nên nộp đơn vào Princeton vì nó quá tầm đối với bà. Ảnh: White House.
Năm 1965, giáo sư, nhà Vật lý Richard Feynman giành Nobel Vật lý với nghiên cứu liên quan đến hạt hạ nguyên tử. Sau khi nhận bằng thạc sĩ từ Viện Công nghệ Massachusetts, ông theo học chương trình tiến sĩ tại Đại học Princeton và tốt nghiệp năm 1942. Ảnh: BBC.
Malcolm Stevenson Forbes – cựu chủ báo tạp chí Forbes – cũng là cựu sinh viên tiêu biểu của Đại học số một nước Mỹ. Theo New York Times, sau khi hoàn thành chương trình dự bị tại trường Lawrenceville năm 1937, ông theo học ngành Chính trị học và Kinh tế tại Đại học Princeton. Ảnh: AP.
Steve Forbes – con trai của Malcolm Stevenson Forbes – nhận bằng cử nhân ngành Lịch sử Mỹ từ Princeton năm 1970. Hiện tại, ông là chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Forbes đồng thời là tổng biên tập tạp chí Forbes. Ảnh: Forbes.
Video đang HOT
Lisa Najeeb Halaby – Hoàng hậu Noor – hoàn thành chương trình cử nhân ngành Kiến trúc và Quy hoạch đô thị năm 1974. 4 năm sau, cựu sinh viên Đại học Princeton trở thành bà vợ thứ 4, đồng thời là vợ cuối cùng của vua Hussein nước Jordan. Ảnh: Photoshelter.
Jeff Bezos – nhà sáng lập kiêm CEO của Amazon – nhận bằng thạc sĩ ngành Kỹ thuật điện và Khoa học Máy tính từ Đại học Princeton năm 1986. Theo đánh giá của Forbes, ông là người giàu thứ 3 thế giới. Ảnh: The Verge.
Wentworth Miller – nam diễn viên thủ vai Michael Scofield trong Vượt ngục – tốt nghiệp ngành Văn học Anh tại đại học tốt nhất nước Mỹ năm 1995. Trong thời gian học tại đây, anh là thành viên của câu lạc bộ Acappella Princeton Tigertones. Ảnh: Flickr.
Eric Schmidt là chủ tịch tập đoàn Alphabet và là cựu CEO của Google. Năm 2016, Forbes bầu chọn ông là người giàu thứ 100 thế giới. Năm 1976, ông nhận bằng cử nhân ngành Kỹ thuật điện trước khi theo học Đại học California ở Berkeley và hoàn thành chương trình tiến sĩ Khoa học Máy tính năm 1982. Ảnh: AP.
Nhà văn “vĩ đại nhất nước Mỹ” F. Scott Fitzgerald cũng là một trong những cựu sinh viên nổi bật của Đại học Princeton. Ông theo học năm 1913 và bỏ học vào năm 1917 để tham gia quân đội. Fitzgerald đã kể về trường đại học danh giá này trong tiểu thuyết đầu tay của mình – Phía bên kia địa đàng. Ảnh Wikimedia.
Đại học Princeton là viện đại học tư thục ở bang New Jersey, Mỹ. Thành lập năm 1746, Princeton là một trong những trường cổ xưa nhất, đồng thời là thành viên của Ivy League – nhóm 8 trường đại học hàng đầu.
Trường nổi tiếng trong việc đào tạo các ngành Toán, Vật lý, Thiên văn, Lịch sử và Triết học.
Năm 2016, Princeton đứng đầu trên bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất nước do Business Insider bình chọn.
Theo Zing
Đại học Princeton vượt Harvard thành trường tốt nhất nước Mỹ
Trong bảng xếp hạng mới của Business Insider, Đại học Princeton vượt Harvard, dẫn đầu danh sách đại học tốt nhất ở Mỹ. Những cái tên mới như Vanderbilt, Rice lần đầu xuất hiện.
Đứng đầu là Đại học Princeton chứ không phải Đại học Harvard hay Viện Công nghệ California - những cái tên quen thuộc với vị trí đầu tiên trên các bảng xếp hạng truyền thống. 10 năm sau khi tốt nghiệp, cựu sinh viên của trường này nhận mức lương trung bình 75.100 USD. Điểm SAT trung bình là 1495. Qua khảo sát, Princeton được đánh giá A về mức độ hài lòng với khuôn viên, trang thiết bị và chất lượng sinh hoạt trong trường. Cựu tổng thống John F. Kennedy, Jeff Bezos - nhà sáng lập Amazon, nhà văn F. Scott Fitzgerald cùng 15 chủ nhân giải Nobe l, 10 người nhận Huy chương Quốc gia vì con người và 21 chủ nhân Huy chương Khoa học Quốc gia là cựu sinh viên trường này.
Đại học Harvard đứng thứ hai với thu nhập bình quân của cựu sinh viên khoảng 87.200 USD, điểm SAT trung bình đạt 1.501 và mức độ hài lòng là A . Sau hơn 380 năm hoạt động, Harvard luôn là một trong những trường danh tiếng nhất thế giới. Mặc dù học phí mỗi năm lên đến 66.659 USD, 70% sinh viên được hỗ trợ tài chính nhờ vào 37,6 tỷ USD do cựu sinh viên hiến tặng.
Với mức lương trung bình của cựu sinh viên đạt 66.000 USD, điểm SAT trung bình là 1.497 và cuộc sống trong trường được đánh giá A , Đại học Yale xếp thứ ba trong danh sách. Trường lâu đời thứ hai trong Ivy League nổi tiếng với nền giáo dục khai phóng. Chương trình đại học chú trọng 4 lĩnh vực - nghệ thuật, khoa học, các nghiên cứu quốc tế và sáng tác - với hơn 70 chuyên ngành. Yale cũng là một trong những trường tuyển sinh khắt khe nhất khi tỷ lệ trúng tuyển chỉ ở mức 6%.
Đại học Stanford đứng thứ tư. Thu nhập bình quân của cựu sinh viên sau 10 năm ra trường là 80.900 USD, điểm SAT trung bình đạt 1.466 và chất lượng cuộc sống ở mức A . Stanford được coi là cái nôi đào tạo nhiều ông lớn công nghệ. Trường nổi tiếng trong lĩnh vực đào tạo kỹ thuật và khoa học máy tính. Tỷ lệ giảng viên/sinh viên là 1/4 giúp mỗi sinh viên dễ dàng tiếp cận giáo sư và được hướng dẫn sát sao.
Đứng thứ năm trong danh sách là Đại học Vanderbilt - cái tên khá xa lạ trên những bảng xếp hạng trường danh tiếng. Cựu sinh viên có mức thu nhập bình quân khoảng 60.900 USD, điểm SAT trung bình 1.475, chất lượng cuộc sống cũng được đánh giá A . Năm 1873, ông trùm tư bản đường sắt Cornelius Vanderbilt thành lập trường ở Tennessee. Đến nay, trường đào tạo nhiều cá nhân nổi bật, bao gồm hai phi hành gia tại NASA, nhà văn James Patterson và Ann Moore - nữ CEO đầu tiên của Time Inc.
Trên bảng xếp hạng theo phương pháp mới của Business Insider, Viện Công nghệ Massachusetts chỉ xếp thứ sáu. Mức lương bình quân của cựu sinh viên là 91.600 USD và điểm SAT trung bình là 1.503. Nhiều sinh viên trường đầu quân cho những công ty công nghệ hàng đầu như Google, Microsoft, Apple, Oracle.
Đại học Pennsylvania được coi là cái nôi đào tạo tỷ phú của thế giới. Đây cũng là một trong những trường tuyển sinh khắt khe nhất ở Mỹ với tỷ lệ trúng tuyển 10,2% và điểm SAT trung bình đạt 1.442. Mức lương bình quân của cựu sinh viên sau 10 năm ra trường là 78.200 USD. Tại Pennsylvania, sinh viên được hưởng cuộc sống sinh hoạt, học tập đầy đủ với hơn 6,38 triệu đầu sách và 1,16 sách điện tử cùng 13 trung tâm, viện nghiên cứu.
Đại học Rice, ở vị trí thứ tám, cũng là cái tên mới trong bảng xếp hạng những đại học danh tiếng. Sau 10 năm ra trường, cựu sinh viên trường này nhận mức lương khoảng 59.900 USD. Điểm SAT trung bình đạt 1.454. Rice đi tiên phong trong lĩnh vực khoa học ứng dụng. Đây cũng là trường có thời gian hoạt động ngắn nhất trong danh sách những trường tốt nhất ở Mỹ cho Business Insider bình chọn.
Đại học Virginia đứng thứ chín với mức lương trung bình của cựu sinh viên là 58.600 USD và điểm SAT trung bình đạt 1362. Virginia là trường công lập duy nhất lọt vào danh sách 10 đại học tốt nhất năm nay. Sinh viên năm nhất của trường có thể chọn theo học tại các trường nghệ thuật, khoa học, kiến trúc, kỹ thuật hoặc điều dưỡng.
Đứng cuối cùng trên bảng xếp hạng là Đại học Columbia với mức lương trung bình của cựu sinh viên ở mức 72.900 USD và điểm SAT trung bình đạt 1.471. Trường nổi tiếng nhờ những chương trình sau đại học danh tiếng trong lĩnh vực kinh doanh, luật và báo chí.
Theo Zing
Nhóm đại học quyền lực ở Anh Russel là nhóm gồm 24 trường đại học công lập hàng đầu tại Vương quốc Anh, được thành lập năm 1994. Russel không chỉ quy tụ những trường tốt nhất mà các thành viên còn có ảnh hưởng lớn tới kinh tế, văn hóa, xã hội trong cũng như ngoài nước. Nhóm đóng vai trò quan trọng trong giới trí thức và có...