Những cụm từ giúp bố mẹ dạy con bướng bỉnh mà không cần quát mắng
Những lúc trẻ ương bướng, không nghe lời, nếu bố mẹ phản ứng gay gắt thì chỉ khiến thái độ của con thêm tiêu cực. Với 11 gợi ý dưới đây, bạn sẽ thấy dù trẻ khó bảo cỡ nào cũng đều có “thuốc đặc trị” khiến con “một phát nghe ngay”.
1. “Con cần ghi nhớ điều gì?”
Thay cho câu “Con hãy cẩn thận!”, bạn hãy nói nói với con những cụ thể như: “Con cần nhớ điều gì khi chơi ở công viên?” hoặc “Con hãy di chuyển chậm và cẩn thận như một con rùa khi đi trên bờ tường!”
Trẻ thường bỏ qua khi chúng ta nói cùng một câu lặp đi lặp lại. Thay vào đó, hãy tìm cách khơi gợi kỹ năng tư duy, phân tích của con bằng cách đi vào chi tiết, cụ thể về những gì bạn muốn bằng những từ nghe có vẻ khác nhưng thực chất ý nghĩa tương tự nhau.
2. “Con hãy nói nhẹ nhàng thôi nhé!”
Thay cho câu: “Đừng la hét nữa!” hoặc “Hãy giữ yên lặng!”, bạn hãy thử đề nghị con mình: “Con hãy nói nhẹ nhàng hoặc thì thầm thôi nhé!” hoặc “Mẹ rất thích nghe con hát vì thế chúng ta sẽ ra ngoài hoặc tới nơi nào đó để con có thể hát thật to nhé!”
Một số trẻ có tính cách ồn ào, hiếu động hơn những bé khác. Thế nên, nếu con không thể nói chuyện một cách nhẹ nhàng, bạn hãy chỉ cho con biết nơi nào được thoải mái nói to và nơi nào chỉ nên nói thầm. Khi muốn con giữ yên lặng, bản thân bạn đừng hét vào mặt con. Hãy dùng âm vực nhẹ nhàng và hướng dẫn con.
3. “Con muốn tự mình làm việc đó hay mẹ sẽ giúp?”
Hầu hết trẻ em đều sẽ phản ứng tích cực nếu được trao quyền. Cung cấp cho con những sự lựa chọn là cách các bậc phụ huynh nên làm.
Ví dụ, thay vì nói “Mẹ đã nói với con mấy lần rồi đấy, hãy làm ngay đi!”, bạn hãy nói: “Đã đến lúc khởi hành rồi. Con muốn tự mình đi giày hay mẹ sẽ giúp?”.
4. “Con đã học được gì từ sai lầm này?”
Đây sẽ là cụm từ thích hợp thay vì “Mẹ thật xấu hổ vì con!” hay “Lẽ ra con phải là thông minh hơn”.
Tập trung vào việc khích lệ con thay đổi hành vi để có thể làm tốt hơn và cẩn thận hơn trong tương lai sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực hơn là đay nghiến những lỗi lầm quá khứ của con.
5. “Chúng ta đang bị muộn và cần phải di chuyển nhanh hơn nhé!”
Video đang HOT
Dạy con về giá trị của thời gian cũng quan trọng nhưng mẹ cũng cần lưu ý đặt ra những khoảng thời gian để con di chuyển từ từ và quen với sự việc theo tốc độ của chúng. Ngoài ra, mẹ đừng quên nhắc trẻ lý do tại sao cần phải nhanh hơn bằng giọng điệu nhẹ nhàng, tích cực.
Vì vậy, bạn không nên giục con bằng những cụm từ như: “Chúng ta sẽ đến muộn mất!” hoặc “Nhanh lên nào!”.
6. “Con muốn rời khỏi đây ngay bây giờ hay trong 10 phút nữa?”
Trẻ thích được chịu trách nhiệm với lựa chọn của riêng mình, thể hiện sự chủ động và quyền lực. Vì vậy, thay vì ra lệnh: “Chúng ta cần đi ngay bây giờ!”, hãy cung cấp cho con phương án như: “Con muốn rời khỏi đây ngay bây giờ hay trong 10 phút nữa?” và trẻ sẽ phản ứng tích cực hơn khi bạn thông báo: “10 phút đã hết, đến lúc chúng ta phải đi rồi!”
7. “Dừng lại nào. Giờ con hãy nói cho mẹ biết con muốn gì nhé!”
Trẻ học hầu như mọi thứ từ chúng ta và điều đó khiến người lớn có trách nhiệm trở thành tấm gương mẫu mực cho chúng noi theo. Khi bạn nói với con điều gì, hãy chắc rằng bạn đang bình tĩnh, hít thở từ từ và trẻ cũng có thể làm điều tương tự. Do đó, thay vì: “Đừng lèo nhèo!” hay “Hãy dừng việc rên rỉ lại!”, mẹ hãy nói: “Từ từ nào con. Giờ thì nói cho mẹ nghe có chuyện gì vậy?”.
8. “Con phải tôn trọng bản thân và người khác”
Câu ra lệnh của bạn phải luôn cụ thể. Nói với con những gì bạn mong bé làm và nhắc lại rõ ràng bất cứ khi nào cần. Như vậy, những cụm từ như: “Con nhớ phải tôn trọng bản thân và các bạn khi ra ngoài sân chơi nhé!” thay vì “Hãy ngoan ngoãn!” hoặc “Đừng có hỗn láo!”.
9. “Mẹ cần con…”
Thay vì “Dừng làm…” hoặc “Sao con cứ làm như vậy nhỉ?”, hãy nói: “Mẹ cần con nhẹ nhàng với con cún này. Nó rất thích sự dịu dàng và sẽ ở bên con lâu hơn đấy”.
Trẻ thường lờ đi phần lớn những câu mệnh lệnh được nói với giọng điệu lên cao hoặc hét lên của mẹ. Không phải vì chúng không nghe thấy mà vì cách giao tiếp tiêu cực đó của bạn không có tác dụng với con. Trẻ sẽ tương tác lại tốt hơn khi bạn dùng ngữ điệu không mang tính ép buộc.
10. “Không sao đâu, con cứ khóc đi!”
Đừng bắt con phải giấu giếm cảm xúc mà hãy dạy bé vượt qua cảm xúc tiêu cực bằng cách tập trung vào nhiều hoạt động quan trọng hơn. Cách này giúp chúng thoát ra khỏi buồn chán và lấy lại sự tự tin.
Vì thế, mẹ có thể nói: “Con hãy khóc đi. Đừng lo lắng, mọi thứ sẽ ổn thôi. Mẹ ở đây với con rồi” thay vì “Đừng trẻ con thế!” hoặc “Sao con lại khóc?”.
11. “Mẹ yêu con, dù có chuyện gì xảy ra!”
Sẽ là sai lầm nếu phụ huynh nói những câu như: “Bố mẹ sẽ không yêu con nếu con không làm việc này” hay “Chẳng ai muốn yêu thương một đứa trẻ không vâng lời như con cả”.
Tình yêu vô điều kiện của bạn là nền tảng của việc dạy dỗ con cái tích cực. Điều đó có nghĩa, tình yêu của bạn dành cho con không phụ thuộc vào việc bé có nghe lời hay không. Điều này sẽ giúp con xây dựng sự tự tin và tự lập, quan trọng hơn là tình cảm giữa bạn và con.
Vì vậy, bố mẹ có thể sử dụng những mẫu câu như: “Mẹ yêu con hơn bất cứ điều gì nhưng mẹ muốn con hỏi mượn anh trai con về món đồ chơi này vào lần tới, thay vì tự ý lấy nó”.
Theo Dân Việt
Nàng dâu đang ăn vụng mì, mẹ chồng trở về chỉ hỏi một câu rồi tức giận đá thúng đụng nia (Phần cuối)
Chỉ vì ăn mì tôm bị mẹ chồng bắt gặp mà bà có thái độ và phản ứng gay gắt, khiến nàng dâu hoang mang tột độ.
Mọi sự lo lắng của tôi rồi cũng tới. Tôi sinh con, cơm cữ cho tôi mẹ nấu vừa ít về số, vừa thanh đạm về chất. Tôi có nói nhỏ với chồng để anh nói chuyện với mẹ mà cũng không cải thiện được. Chồng tôi thở dài, an ủi tôi. Thi thoảng đi làm tối về lại mua đồ ăn ngoài cho tôi rồi lén mang lên phòng.
Tôi thật sự mệt mỏi với những bữa ăn như thế này. Ngán tận cổ với những món ăn lặp đi lăp lại, thiếu chất và không ngon mà vẫn phải cố nuốt không bỏ dư bà lại dỗi. May có anh chồng cũng tâm lý, thường xuyên lén mua đồ ngoài cho tôi.
Nhưng được 20 ngày, chồng tôi phải đi công tác 1 tuần tận bên Thái. Anh có đưa tiền cho mẹ và dặn đi dặn lại là phải cho tôi ăn đủ chất, đổi món cho tôi. Bà cầm tiền thì cười tít thôi, ừ ừ nhưng để đấy.
Anh đưa tiền cho bà để cho tôi ăn uống đầy đủ. (Ảnh minh họa)
Ngay bữa sáng hôm sau, bà bê lên cho tôi duy nhất bát chè đỗ đen và không ngớt miệng khen: "Cái này ăn là bổ lắm này con, lợi sữa. Mà đỗ này mẹ mua ở quê đấy, bở tung, ăn một là muốn ăn hai thôi. Ăn hết bát này đi rồi thích mẹ lại múc thêm cho".
Thực tình thì không phải không ngon mà 3 bữa sáng gần đây bà đều cho tôi ăn như vậy. Tôi ngán lắm rồi. Tôi cũng chỉ dám bảo bà: "Vâng, ngon lắm mẹ ơi. Nhưng mai mẹ đổi món cho con với chứ ăn mãi một món lại giảm bớt độ ngon".
Đấy, nói với bà tôi cũng phải lựa lời mà nói "bớt ngon" chứ nào dám mở mồm nói chán. Bà cũng chiều tôi và hứa sẽ đổi.
Tưởng thế nào, bữa trưa đó bà cho tôi ăn chân giò hầm đỗ đen. Bà vớt chân giò ra một chén, đỗ ra một chén và nước canh ra một chén, đon đả bê lên: "Nay bữa ăn thịnh soạn nhá! Con cố ăn cho hết có sữa cho cháu."
Nói rồi bà đỡ cháu cho tôi ăn. Thực tình, nhìn mà tôi ngán ngẩm lắm rồi. Cố uống chút nước canh rồi khi bà ra ngoài, tôi bỏ luôn đỗ và chân giò và thùng rác. Lát sau, bà lên bê khay cơm xuống khá hài lòng vì tôi ăn hết.
Bát canh chân giò hầm đồ đen rất ngon nhưng ăn tới bữa thứ ba liên tiếp thì tôi chán ngấy. (Ảnh minh họa)
Trước khi quay ra, bà bảo: "Chiều nay mẹ đi vào viện, bác con ở dưới quê ra khám bệnh. Chắc tối mẹ mới về, có đói thì xuống ăn tạm ít canh chân giò hầm đỗ đen ở dưới bếp nhé!"
Tôi khấp khởi mừng thầm vâng dạ rõ to. Đến chiều bà vừa đi, tôi đã gọi ship thêm bao nhiêu đồ ăn tới để tích trữ trong phòng, chờ tới khi chồng về.
Trong lúc đợi giao hàng tới, tôi đói quá nên xuống nhà pha mì tôm ăn tạm. Vừa bê bát mì ngồi xì xụp, tiện tay bấm bấm điện thoại về thì thấy cửa mở. Tôi giật bắn mình, mẹ chồng đã về.
Bà thấy đang húp mì, hỏi mình: "Đói hả, có ăn cơm không chứ thức ăn trưa con ăn vẫn dư đầy kìa".
Tôi khẽ khàng đáp: "Dạ thôi".
Thế thôi rồi bà bỗng tức giận, giọng hờn dỗi mắng tôi: "Đúng là tiểu thư nhà giàu được chiều nó quen. Cô kén ăn quá rồi đấy, thôi đi mai mốt tự đi mà nấu, bà già này khỏi cực thân."
Tôi đang sung sướng thưởng thức tô mì thì mẹ chồng về. (Ảnh minh họa)
Nói rồi, bà mặc kệ mình ú ớ định giải thích phía sau, tiến về phía bồn rửa. Bà đá thúng đụng nia, rồi ném mạnh cái nồi tôi vừa nấu mì vào. Có 2 cái bát ở ngoài bà cũng lia mạnh vào bồn, tôi nghe tiếng rơi vỡ loảng xoảng.
Sợ, tôi cũng không dám phản ứng gì chỉ chờ bà đi lên phòng mới rón rén bê tô mì lên và gọi điện khóc thít thút với chồng. Gọi than cho bớt ấm ức vậy thôi chứ tôi biết, anh có về cũng chẳng sửa được tính nết của bà.
Tôi cũng không biết phải làm sao với mẹ chồng hay dỗi, tính lại tiết kiệm này nữa. Ăn thì không nổi mà không ăn thì bị mắng. Chồng ơi, chồng mau về với em đi chồng ơi.
Theo Afamily
"Tuyệt chiêu" dinh dưỡng để khỏe và đẹp Để đưa ra quyết định ăn gì, uống gì thật không dễ trong 1 thế giới thực phẩm ngày càng đa dạng như hiện nay. Nhưng thực ra tất cả đều có nguyên tắc cơ bản của nó và cách tốt nhất là ghi nhớ và vận dụng chúng thật linh hoạt. Bổ sung năng lượng tức thì Năng lượng của cơ thể...