Những ‘cú vấp’ đau trong làng công nghệ 2012
Một số đủ nghiêm trọng để bị coi là những thất bại lớn của năm, số khác không đến mức “thảm họa” mà chỉ là sự cố nho nhỏ nhưng lại làm ảnh hưởng đến danh tiếng khiến các hãng công nghệ không muốn nhắc đến.
Apple Maps là thực sự là một thảm họa của Apple, khiến người ta bắt đầu nghi ngờ rằng hãng này không còn đầu tư trau chuốt sản phẩm như trước. Ứng dụng bản đồ tệ hại đến mức Apple phải lên tiếng xin lỗi người dùng, đồng thời sa thải người đứng đầu nhóm phát triển.
Lễ ra mắt Lumia 920 của Nokia đáng lẽ diễn ra tốt đẹp nếu như không bị lộ chứng cứlàm giả clip. Đoạn video quảng cáo tính năng chống rung trên Lumia 920 không được quay bằng điện thoại này mà phải nhờ đến camera DSLR. Nokia sau đó phải thừa nhận sự thật. Sự cố này không làm ảnh hưởng đến doanh số của Lumia nhưng cũng khiến Nokia một phen muối mặt.
Mới được công bố vào tháng 7, thiết bị tí hon Nexus Q bỗng biến mất một cách bí ẩn trên trang giới thiệu về dòng Nexus của Google từ cuối tháng 10. Những ai muốn đặt mua sẽ nhận được thông báo: “Rất tiếc sản phẩm hiện không được bán”. Đại diện Google không giải thích mà chỉ nói họ không có gì để chia sẻ thời điểm này.
Sau khi ngồi vào chiếc ghế Tổng giám đốc Yahoo, Scott Thompson lập tức kiện Facebook vi phạm bản quyền của họ đúng thời điểm mạng xã hội này đang bận rộn chuẩn bị cho đợt IPO đầu tiên. Tiếp đó, giới công nghệ lại sửng sốt nghe tin Thompson đã khai man bằng cấp để được tuyển vào Yahoo. Ông này lập tức bị buộc thôi việc và trở thành CEO có thời gian tại vị ngắn nhất trong lịch sử công nghệ (vỏn vẹn 4 tháng).
Việc Facebook lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng được đánh giá là sự kiện lớn của năm bởi nếu thành công, giá trị của mạng xã hội này được nâng lên tới 100 tỷ USD. Tuy nhiên, từ giá cổ phiếu 38 USD trong ngày đầu, cổ phiếu Facebook đã giảm thảm hại xuống còn khoảng 20 USD. Nhiều nhân viên Facebook từ tỷ phú bỗng trở thành triệu phú chỉ trong vài tháng còn các nhà đầu tư cũng đứng ngồi không yên.
Đầu năm nay, ứng dụng tương tác bằng giọng nói Siri khiến Apple khó xử khi nó khẳng định smartphone tuyệt nhất thế giới không phải iPhone 4S mà là Lumia 900. Sau đó, hãng này đã phải can thiệp để thay đổi câu trả lời của Siri. Dù vậy, nhà đồng sáng lập Steve Wozniak của Apple cũng nhận xét Siri không thông minh như trước.
Những vụ kiện cáo dai dẳng trong làng công nghệ như Apple kiện Samsung, Oracle kiện Google, Yahoo kiện Facebook, Nokia đối đầu với Google… không chỉ khiến người dùng mệt mỏi mà còn khiến chính những hãng tham gia điên đầu. Chẳng hạn, Samsung thua đau Apple tại Mỹ và phải bồi thường 1 tỷ USD, nhưng ngược lại, Apple lại không thắng ở Anh và bị buộc xin lỗi Samsung công khai trên website.
Video đang HOT
Theo VNE
15 thất bại lớn nhất làng công nghệ 2012
Trong năm 2012, các "ông lớn" của làng công nghệ thế giới như Google, Apple, Microsoft,... đã thay nhau cho ra đời các sản phẩm công nghệ đỉnh cao khẳng định tên tuổi cũng như vị thế của mình trong làng công nghệ thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, chính những tập đoàn hàng đầu đó lại mắc phải những sai lầm ngỡ như "không tưởng" trong quá trình trước và sau khi cho ra đời những "đứa con cưng" của mình và kéo theo đó là những hệ lụy. Khác với mọi năm, năm nay có nhiều hơn những quả "bom xịt" trong giới công nghệ và chúng ta không thể gói gọn trong một danh sách. Tuy nhiên, theo tạp chí BusinessInsider thì dưới đây là 15 thất bại nổi bật trong năm 2012 và danh sách dưới đây chỉ tập trung vào các công ty và các sản phẩm được trình làng trong năm và không ghi được dấu ấn đối với người sử dụng cũng như với làng công nghệ thế giới.
#15 Tình yêu của Oprah Winfrey đối với Microsoft Surface
Oprah khuyên mọi người nên mua máy tính bảng Surface của Microsoft bởi nó như một chiếc "Mercedes Benz" trong giới công nghệ. Tuy nhiên, bà lại đang sử dụng một chiếc iPad của Apple để truyền tải thông điệp trên và đây là tin buồn đối với "gã khổng lồ" phần mềm Microsoft.
#14 Reach Generator của Facebook
Vào ngày mùng 1 tháng 3, Facebook tổ chức một sự kiện hoành tráng quá mức tại thành phố New York nhằm giới thiệu hình thức quảng cáo mới mang tên Reach Generator. Theo đó, hình thức này sẽ giúp mạng xã hội lớn nhất hành tinh gia tăng tần suất xuất hiện post quảng cáo của các hãng thay vì hiển thị tự nhiên trên dòng tin của người sử dụng như hiện nay. Nhưng sáu tháng sau đó, Facebook quyết định cho khai tử hình thức trên vì nó quá phức tạp.
#13 BlackBerry 10
Trong năm nay, RIM dự định sẽ "tuyên chiến" với hai ông lớn Apple và Google trong cuộc chiến smartphone từ quý 1 nhưng mãi tới quý 3 của năm 2012, người sử dụng vẫn chưa thế thấy bất cứ dấu hiệu "phát pháo" tới từ họ. Dự kiến, hãng điện thoại Canada sẽ phải chờ tới quý 1 năm sau mới có thể ra mắt BlackBerry 10.
#12 Đoạn quảng cáo "thảm họa" của Apple
Táo khuyết muốn làm một đoạn quảng cáo để khuếch trương cho Genius Bar của App Store nhưng theo cảm nhận của nhiều người khác trên thế giới, nó quá trừu tượng và "chẳng liên quan".
#11 Lối thoát cho mạng xã hội Color
Trong năm 2012 này, "người quen cũ" Color tiếp tục góp mặt trở lại bảng xếp hạng "thảm bại" của làng công nghệ thế giới và đây cũng là trường hợp hi hữu duy nhất góp mặt hai lần trong hai năm liên tiếp. Nguyên nhân trở lại của họ năm nay là do thương vụ mua lại Color của Apple với giá 7 triệu USD sau khi công ty này thu về 41 triệu USD trong năm và vụ kiện giữa những người đồng sáng lập công ty - Bill Nguyen và Adam Witherspoon.
#10 John Browett và chuỗi cửa hàng bán lẻ của Apple
Trên cương vị mới của mình, CEO của Apple - Tim Cook đã quyết định đưa John Browett về đầu quân cho Nhà táo sau khi ông rời bỏ Dixon - một công ty buôn bán thiết bị điện tử đang mất giá của Anh. Động thái đầu tiên của ông sau khi về nhà mới là cho phép nhân viên giảm giờ làm để tăng lợi nhuận của một trong những hệ thống bán lẻ thành công nhất thế giới. Tuy nhiên, sau vài tháng, John Browett đã phải ra đi.
#9 Nexus Q của Google
Theo nhiều người dự đoán, Nexus Q sẽ là một thiết bị giải trí hiện đại cho gia đình. Nhưng thay vào đó, nó lại là một "thảm bại" đối với Google và họ phải tuyên bố thu hồi sản phẩm trước khi chúng được bán ra thị trường.
#8 Zynga và game Draw Something
Draw Something được xem như trò chơi hấp dẫn nhất hành tinh vào đầu năm nay và nhờ đó, Zynga quyết định bỏ 183 triệu USD để mua công ty sở hữu trò chơi trên, OMGPOP. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm đối với tập đoàn "hổ giấy" khi số người chơi liên tục giảm và Zynga phải "phá giá" trò chơi xuống còn 85 đến 95 triệu USD vài tháng sau đó.
#7 Cuộc chiến thương hiệu giữa Yahoo và Facebook
Trong quãng thời gian ngắn ngủi của mình tại Yahoo, Scott Thompson đã làm được duy nhất một điều "gây tiếng vang". Ông đã kiện Facebook vì hành vi vi phạm bản quyền và vụ kiện chỉ khiến vị CEO của Yahoo và công ty của mình trở thành trò cười ở thung lũng Sillicon.
#6 Nokia Lumia 900
Vào đầu năm nay, Nokia hợp tác với Microsoft cho ra đời sản phẩm chiến lược đầu tiên của mình tại Mỹ. Thật không may cho họ khi doanh số bán ra "èo uột", thị phần của Microsoft trong thị trường smartphone càng bị thu hẹp và Nokia đang tiến gần tới "ngưỡng cửa sinh tử" của mình cho dù có cố gắng lấy lại phong độ bằng sản phẩm Lumia 920.
#5 Đợt IPO của Zynga
Zynga thực hiện IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) vào tháng 12 năm ngoái và từ đó, công ty này hoàn toàn trượt dốc khi giá cổ phiếu bị giảm mạnh, người dùng lần lượt ra đi và bộ máy quản lý bị cải tổ nhiều lần.
#4 Apple Maps
Khi Tim Cook nói: "Với Apple, chúng tôi luôn cố gắng hướng tới những sản phẩm đạt đẳng cấp thế giới và đem lại cho người dùng nhiều trải nghiệm nhất có thể. Bằng việc cho ra mắt phần mềm Maps, chúng tôi đã đi ngược với tuyên bố trên, chúng tôi rất lấy làm tiếc khi làm khách hàng thất vọng và chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để cải thiện phần mềm của mình". Đó là một lời xin lỗi hiếm hoi từ phía Apple
#3 Đợt IPO của Facebook
Đợt phát hành cổ phiếu đầu tiên của Facebook được đánh dấu là tâm điểm của làng công nghệ thế giới trong năm nay nhưng nó đã trở thành một thất bại nặng nề đối với CEO Mark Zuckerberg. Tại thời điểm IPO, giá cổ phiếu đạt mức 38 USD/ cổ phiếu. Nhưng vài tháng sau đó, nó liên tục đi xuống và hiện tại đã dừng ở mức trên dưới 20 USD/ cổ phiếu. Các nhân viên của Facebook từng nghĩ mình sẽ thành triệu phú thì chỉ "phất lên" được một chút còn giới đầu tư trông đợi vào lợi nhuận từ cổ phiếu thì phải thất vọng tràn trề.
#2 Airtime và Sean Parker
Airtime chỉ là một starup được Sean Parker - cựu chủ tịch của Facebook và là người sáng lập Napster, thổi phồng một cách quá đáng. Airtime được kì vọng sẽ cách mạng hóa phương thức giao tiếp bằng việc thực hiện chat video thông qua Facebook. Tuy nhiên, không có chuyện gì xảy ra vì nó không đến được với người dùng và hiện Parker đang phải vật lộn để giúp công ty tồn tại.
#1 Scott Thompson
Yahoo đã gây shock cho giới công nghệ khi tuyên bố bổ nhiệm Scott Thompson làm CEO vào tháng 1 năm nay. Tiếp đó, Dan Loeb làm rung chuyển cả giới công nghệ khi thông báo rằng Thompson khai man bằng cấp khi ông viết trong CV của mình là tốt nghiệp chuyên ngành khoa học máy tính. Ngay lập tức, hội đồng quản trị của Yahoo đã cách chức Thompson và mở ra một chương mới cho Yahoo khi quyết định mời Marissa Mayer về làm CEO của tập đoàn.
Theo Genk
10 bom xịt công nghệ trong năm 2012 Đây là những sản phẩm và dịch vụ công nghệ được phô trương ầm ĩ và kỳ vọng rất nhiều khi ra mắt, song kết quả cuối cùng lại không như mong đợi. Danh sách này có sự xuất hiện cả những hãng công nghệ đang ăn nên làm ra như Google, Apple và tất nhiên có cả những công ty đang bết...