Những cú sốc vị thành niên của “những đứa trẻ nhảy dù”
Có không ít “đứa trẻ nhảy dù” đã đạt được những thành công nhất định tại xứ sở cờ hoa nhưng cũng có những bạn trẻ đã phải trải qua những cú sốc tâm lý đầu đời ở lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi nhạy cảm nhưng lại phải đối mặt với quá nhiều đổi thay về văn hóa và cuộc sống.
Thế nào là “những đứa trẻ nhảy dù”?
Hiện tượng “những đứa trẻ nhảy dù” bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980 tại Trung Quốc, hiện tượng này lan rộng và phổ biến hơn tại các quốc gia châu Á trong nhiều năm gần đây. Thuật ngữ này dùng để chỉ những “đứa trẻ ngoại quốc được đưa sang nước ngoài sinh sống và học tập tại các nước tiên tiến như Mỹ, Úc, Canada… một mình, không có bố mẹ chăm sóc từ nhỏ. Những đứa trẻ này có thể bị gửi đi học từ khi mới 8 tuổi nhưng đa số là trong độ tuổi từ 13 đến 17″.
Với đa số phụ huynh Việt Nam, khái niệm này còn khá mới mẻ, tuy nhiên gần đây đã có thêm nhiều “đứa trẻ nhảy dù” đến từ Việt Nam trên đất Mỹ. Mang theo những ước mơ và kỳ vọng của bản thân và gia đình, các bạn trẻ Việt đã lựa chọn con đường du học sớm để được tiếp nhận nền giáo dục tiên tiến tại các quốc gia lớn.
Theo báo cáo hàng năm Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), số lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ tăng năm thứ 17 liên tiếp. Theo báo cáo, trong năm học 2017 – 2018, Việt Nam tiếp tục đứng thứ sáu trong danh sách những nước dẫn đầu về số lượng học sinh, sinh viên du học tại Hoa Kỳ, với 24.325 học sinh, tăng 1.887 học sinh so với năm học 2016 – 2017.
Có không ít “đứa trẻ nhảy dù” đã thành công tại xứ sở cờ hoa nhưng cũng có những bạn trẻ đã phải trải qua những cú sốc tâm lý đầu đời ở lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi nhạy cảm nhưng lại phải đối mặt với quá nhiều đổi thay về văn hóa.
Những cú sốc văn hóa tuổi vị thành niên
Tuổi vị thành niên là lứa tuổi khiến nhiều bậc phụ huynh “đau đầu” nhất bởi nhiều biến động phức tạp về tâm sinh lý.
Video đang HOT
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra: cách tốt nhất để bảo vệ trẻ ở tuổi vị thành niên khỏi các tệ nạn xã hội và những hiện tượng tâm lý tiêu cực là có một mối quan hệ thân thiết với bố mẹ.
Năm 2013, tại Mỹ đã tiến hành khảo sát tâm lý của các em nữ thuộc độ tuổi vị thành niên. Kết quả cho thấy phần đông các em mong muốn cha mẹ quan tâm đến mình nhiều hơn. Nhưng điều này lại là một điều xa xỉ đối với “những đứa trẻ nhảy dù”.
Dù là sang ở cùng với người thân, họ hàng, ở trong kí túc xá hay ở “homestay” thì những bạn trẻ vị thành niên này vẫn luôn cảm thấy cô đơn và thiếu sự gần gũi với cha mẹ. Có lẽ điều khiến “những đứa trẻ nhảy dù” chán nản nhất là chúng phải chịu trách nhiệm tự quản lý bản thân và thời gian của mình.
“Chúng em không thể chia sẻ toàn bộ cuộc sống của mình hay những khó khăn mình gặp phải tại đây bởi bố mẹ sẽ lo lắng hoặc sẽ không hiểu rõ vấn đề vì những khác biệt quá lớn về văn hóa” - Hoàng Anh du học sinh Mỹ tại bang California chia sẻ.
Những khác biệt về văn hóa, về môi trường sống và cả môi trường giáo dục mang đến cho các bạn trẻ những cú sốc tâm lý và những khó khăn trong việc hòa nhập. Các em phải đối diện với những điều này một mình và hiếm khi nhận được sự giúp đỡ của bất cứ ai trong cuộc sống nơi xứ người.
Chia sẻ về vấn đề này chị Phan Lan Hương – Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu quyền trẻ em cho hay: “Những bạn trẻ phải sống trong một môi trường hoàn toàn xa lạ cách xa gia đình hàng ngàn cây số và thường không hề được chuẩn bị tâm lý hay kỹ năng cho việc từ nay các em sẽ phải tự lo mọi việc của bản thân mình. Tôn trọng luật pháp nước bản địa và hòa nhập trong một môi trường hoàn toàn khác biệt so với văn hóa xã hội nơi các em sinh ra và trưởng thành”
Cách để “sống sót” trong môi trường quốc tế
Để tránh những rủi ro nêu trên, điều mà phụ huynh có thể làm ngoài việc quan tâm, đồng hành với con như một người bạn thì hãy chuẩn bị cho con một hành trang kỹ năng để bản thân những bạn trẻ có thể có tâm lý vững vàng, sự trải nghiệm thử sức và sự chuẩn bị đầy đủ nhất trước khi sang sinh sống và học tập tại các quốc gia khác.
Vậy giải pháp nào để các phụ huynh giải bài toán gây đau đầu này và các bạn trẻ vị thành niên phải có những kỹ năng cần thiết gì để có thể “sống sót” và hòa nhập trong môi trường quốc tế?
Câu hỏi này sẽ được chuyên gia tâm lý Phan Lan Hương – Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu quyền trẻ em và chuyên viên của IvyPrep Education giải đáp tại Hội thảo: Kỹ năng “sống sót” trong môi trường học tập quốc tế? diễn ra vào 9h00 – 11h00, thứ Bảy, ngày 12/10 tại IvyPrep Nam Đồng, 23 Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.
Theo Dân trí
Cho con đi du học sớm, nhiều gia đình mất con
Sau khi Infonet đăng tải ý kiến của một bác sĩ về việc "ân hận đã cho con đi du học sớm", nhiều độc giả của chúng tôi đã chia sẻ những ý kiến về việc cho con đi du học sớm.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Du học non dễ mất con
Bạn đọc Hai Nguyen cho rằng: Đi du học cần đi sau khi tốt nghiệp cấp 3, đứa nào non thì cần lâu nữa. Bà con nhà mình, ai cho con đi du học cấp 2, cấp 3 đều mất con hết, đặc biệt là những đứa được chiều từ bé. Còn ai đi du học lúc học Đại Học, sau Đại Học thì dù thành công hay không, sống ở Việt Nam hay nước ngoài đều vẫn giữ được văn hóa Việt Nam.
Bạn độc Nguyễn Nhật Minh chia sẻ: Câu chuyện của nhà ông H. không phải lỗi do đi du học mà nguyên nhân dẫn đến câu chuyện này là lỗi vì cho đi du học khi quá non, nên thời điểm các cháu tiếp thu văn hóa mạnh nhất, thì cái tiếp thu được là văn hóa phương Tây, trong khi văn hóa Việt Nam thì mất gốc. Trước khi cho con đi du học thì giáo dục để các con thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, văn hóa người Việt là đượ, tất nhiên là khen những cái tốt và điểm danh cả những cái cần thay đổi, chứ không phải là chỉ mỗi nói cái tốt.
"Tôi đã đi học và cả dạy học ở nước ngoài hơn 10 năm. Tôi cho rằng không nên cho các con học phổ thông ở nước ngoài nếu không muốn mất con. Lý do là ở tuổi này các con đang định hình văn hóa. Nếu ở các nước phương Tây thì văn hóa hoàn toàn khác Đông phương, bắt chúng về chỉ tội cho chúng. Chỉ cho đi học nước ngoài sau khi tốt nghiệp Đại Học trong nước thì chúng sẽ về học Thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài tốt hơn Việt Nam." - Bạn đọc Mai Đình Hưng cho hay.
Nỗi lòng người sắp cho con đi du học
Bạn đọc Nguyễn Huy Đức cho rằng: "Chia sẻ của ông H. giúp cho độc giả có thêm một góc nhìn trong tình cảm nội tâm đối với những gia đình đã cho con đi du học nước ngoài. Xin phép tự giới thiệu, bản thân tôi cũng là cựu sinh viên của trường Đại học Y Hà nội khóa 1984 - 1990 được đào tạo bác sĩ ngành đa ngoa ngoại sản; cũng xin được phép nói thêm là tôi cũng đang có con trai chuẩn bị đi du học lớp 11 tại Canada vào 24/8/2109 tới.
Sau khi đọc bài viết, tôi cũng cố gắng bình tâm và mạn phép được chia sẻ đôi điều về cảm nhận riêng cá nhân.
1. Với tư cách làm cha, tôi tôn trọng sự hy sinh để đầu tư cho con đi du học, cũng như về nỗi lòng của những bậc làm cha mẹ khi bước vào tuổi già; cái tuổi mà nhu cầu về tình cảm của những người thân, nhất là với con cái là rất cần thiết và chính đáng.
2. Nhưng tôi thấy trong câu chuyện này ở đâu đó có sự thái quá về kết luận của vị đồng nghiệp nọ như tiêu đề của bài báo. Nếu xét trên bình diện nhận thức thì vị bác sĩ nọ nhận thức rất rõ về sự bất cập của nền giáo dục trong nước, và thêm nữa việc vị bác sĩ nọ cho con đi du học hoàn toàn không phải vì mục đích kinh tế! Vậy tại sao khi các con đã làm tốt việc của mình là học tập, trưởng thành ở nước ngoài thì vị bác sĩ nọ lại phải "ân hận"! .
3. Nên sự " ân hận" này xuất phát từ sự khác biệt về " lối sống - văn hóa " gây nên? Nhưng tôi được biết: một trong kỹ năng được dạy và yêu cầu bắt buộc đối với tất cả học sinh phổ thông là kỹ năng " hoạt động nhóm", và nội dung của kỹ năng này đảm bảo cho mỗi học sinh phải vượt qua những sự khác biệt của mỗi thành viên trong nhóm để cùng nhau hướng tới và hoàn thành một mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó "Cha mẹ chịu trách nhiệm chính với việc giáo dục con em mình" đó là yêu cầu gần như bắt buộc với tất cả các nền giáo dục của những quốc gia phát triển. Và đến đây thì rõ ràng trong câu chuyện " ân hận" ở đâu đó đã thấy sự thiếu hụt sự nhận thức đầy đủ về "bổn phận" của từng cá nhân trong gia đình với những thành viên còn lại.
Khánh Chi
Theo infonet
Du học sớm: "Mẹ ơi, cho con về nhà!" "Ngay từ những giờ lên lớp đầu tiên, học với người bản ngữ, tối ấy khi trở về phòng trọ với 4 bức tường màu nhờ nhờ ... mình đã muốn quay về. Sau đó, là cả những chuỗi ngày, câu duy nhất mình muốn nói là "mẹ ơi, cho con về nhà"... Mẹ ơi, con muốn về nhà! "Mình thấy mọi người...