Những công việc không tên vô bổ khiến giáo viên mất quá nhiều thời gian
Muốn giảm được những công việc không tên này, trước tin phải bắt đầu từ Bộ, từ việc thiết kế phần mềm tập huấn cho giáo viên hiện nay…!
Nếu chỉ nhìn vào định mức giờ dạy của giáo viên hiện nay, có người sẽ nói giáo viên không quá vất vả vì giáo viên trung học phổ thông được quy định dạy 17 tiết; giáo viên trung học cơ sở 19 tiết; giáo viên tiểu học 23 tiết/ tuần.
Nhưng, công việc của giáo viên đâu chỉ đơn thuần bằng những tiết dạy theo quy định của ngành mà nó có vô vàn những công việc không tên, những công việc không được tính vào số tiết theo quy định của người thầy.
Nhất là khi Bộ đang triển khai tập huấn trực tuyến chương trình giáo dục phổ thông 2018 với vô vàn những công việc mà trong đó có những “thao tác thừa” nhưng giáo viên vẫn phải thực hiện theo yêu cầu.
Ngoài giờ dạy trên lớp, giáo viên còn phải hoàn tất rất nhiều công việc không tên khác – (Ảnh minh họa: VOV)
Những vòng xoáy của các hoạt động phong trào
Để đánh giá vào chất lượng, uy tín của trường học bây giờ, nhiều thành viên Ban giám hiệu thường rất chú trọng vào những phong trào bề nổi để “bằng anh, bằng chị” với các đơn vị bạn.
Đó là phong trào thi viết sáng kiến kinh nghiệm, thi làm đồ dùng dạy học, thi giáo viên chủ nhiệm giỏi; thi giáo viên dạy giỏi; thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng; thi học sinh giỏi; thi vẽ tranh; thi văn nghệ; thi hội khỏe Phù Đổng; thi viết thư UPU; thi kể chuyện sách…
Những giáo viên nào có năng lực, còn trẻ, nhiều nhiệt huyết thì Ban giám hiệu càng “động viên” tham gia nhiều hơn để đem lại thành tích cho nhà trường.
Những trường, những tổ chuyên môn đông giáo viên thì các thầy cô còn có thể san sẻ với nhau, chia sớt với nhau để thực hiện nhiệm vụ. Những trường, những tổ chuyên môn ít người thì chưa hết phong trào này lại đến phong trào kia.
Trong những phong trào ấy, riêng chuyện ôn thi học sinh giỏi văn hóa nhiều khi kéo dài lê thê từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau cũng khiến cho giáo viên vất vả, mệt mỏi để ôn luyện cùng học trò.
Được giải thì Ban giám hiệu cười nói vui vẻ, không đạt giải thì lại thường đem ra so sánh trường mình với trường khác mà nhiều khi giáo viên ngồi dự họp cũng cảm thấy “rát mặt” vì những lời bóng gió xa xôi.
Năm này sang năm khác cũng chừng ấy phong trào, làm đi làm lại, nhiều giáo viên thi hết năm này sang năm khác đến…ngại cả thi mà vẫn luôn được nhà trường phân công, động viên “đem chuông đi đấu xứ người”.
Nhưng, đâu chỉ có mình chuyện giảng dạy trên lớp, tham gia các phong trào thi đua của ngành mà song hành cùng những công việc này thì giáo viên còn phải đảm nhận công tác chủ nhiệm, phải dự giờ đồng nghiệp theo quy định, rồi xây dựng, thao giảng chuyên đề trong trường, trong tổ và thỉnh thoảng còn được đi dự thao giảng cấp huyện, cấp tỉnh xa đến hàng vài chục cây số…
Video đang HOT
Việc Bộ ban hành Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT cũng khiến cho giáo viên thêm nhiều công việc không tên. Đã vào điểm phần mềm, lại còn được yêu cầu nhận xét trên phần mềm, nhận xét vào sổ theo dõi nhưng cuối cùng cũng chẳng làm gì với những lời nhận xét này.
Việc tập huấn cũng đang chiếm rất nhiều thời gian của giáo viên với những việc thừa
Trước khi bước vào tập huấn trực tuyến thì trên phần mềm đã yêu cầu giáo viên phải đưa hình ảnh và điền thông tin cá nhân lên trang trực tuyến. Trong phần điền thông tin cá nhân này đã có tất cả các yêu cầu: tên, năm sinh, tuổi nghề, trình độ, đơn vị công tác, số điện thoại, email…
Dữ liệu Temis lại yêu cầu giáo viên cập nhật chuẩn nghề nghiệp giáo viên năm học 2019-2020 và tải các ảnh minh chứng cho từng tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp.
Chỉ mới tập huấn được 2 mô- đun đầu tiên nhưng giáo viên phải thực hiện đến 4 bài khảo sát với hàng trăm câu hỏi trắc nghiệm và một số câu hỏi tự luận.
Phần trọng tâm của tập huấn cũng dài dằng dặc, giáo viên vừa học tập, vừa phải hoàn thành bài tập. Giáo viên nào chỉ cần chậm trễ là phòng, sở gửi email về nhà trường nhắc nhở.
Cho dù sách giáo khoa năm học 2021-2022 tới đây là do các ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) đứng ra chủ trì để chọn cho địa phương nhưng giáo viên vẫn được yêu cầu đọc, góp ý sách giáo khoa, bỏ phiếu lựa chọn sách giáo khoa.
Các tổ chuyên môn phải tổ chức họp nhiều lần, phải làm biên bản nhiều bộ để gửi nhà trường, hội đồng bộ môn. Những công việc ấy, đương nhiên cũng chiếm rất nhiều thời gian của người thầy.
Hãy bớt đi những công việc không tên cho giáo viên dạy lớp
Chúng tôi cho rằng để giảm bớt các phần việc không tên, những phong trào không thực chất, không cần thiết và những thao tác thừa trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên hiện nay không khó, chỉ cần thay đổi một chút là giáo viên có thể bớt đi những áp lực không đáng có để đầu tư cho chuyên môn của mình.
Thứ nhất : dù chúng tôi biết rằng không có thi đua thì rất khó tạo động lực cho các nhà trường phát triển nhưng các sở, phòng và ban giám hiệu nhà trường cần chắt lọc những phong trào thiết thực rồi hãy phát động.
Thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, thi giáo viên giỏi cũng rất tốt nhưng đừng quá tập trung vào một vài cá nhân trong nhà trường. Kỳ thi nào cũng tập trung vào một số giáo viên thì hội thi sẽ nhàm chán.
Thi viết sáng kiến kinh nghiệm cũng cần đi vào thực chất, không nên ép giáo viên viết đại trà mà hãy để giáo viên tự nguyện. Người viết thực tâm muốn chia sẻ kinh nghiệm, những kinh nghiệm phải qua thực tiễn công tác chứ không phải giống như bây giờ.
Người viết lên mạng internet tải một vài đề tài cùng chủ đề của ai đó rồi về chỉnh sửa, cắt dán là thành sáng kiến kinh nghiệm của mình. Người thì thông qua mạng xã hội đặt hàng để có đề tài nộp cho ban giám hiệu. Hiện nay, trên mạng xã hội đang có rất nhiều giáo viên chào bán, hỏi mua tràn lan.
Chỉ tiếc, những thành viên ban giám khảo nhiều khi chưa chú trọng đến chất lượng, thậm chí nhìn mặt chấm giải nên dẫn đến thật giả lẫn lộn.
Các phong trào của học sinh cũng nên hạn chế tổ chức. Nhất là phong trào thi vẽ tranh hiện nay mỗi năm học tổ chức nhiều lần, từ Đoàn Thanh niên đến Hội đồng Đội của huyện, của tỉnh, ngành giáo dục…khiến cho giáo viên Mĩ thuật nhiều khi vô cùng vất vả.
Thứ hai : việc tổ chức thao giảng cấp trường, hội đồng bộ môn cũng cần xem lại chất lượng. Tổ chức thì nhiều nhưng “diễn” là chủ yếu nên dẫn đến sự nhàm chán cho người dự giờ. Nhưng, nhiều khi giáo viên phải đi cả gần trăm cây số để dự một chuyên đề cấp tỉnh.
Việc dự giờ của giáo viên cũng nên ít lại, hiện nay có những Ban giám hiệu quy định số tiết rất nhiều, khiến cho giáo viên chán, mệt mỏi nhưng lại không hiệu quả.
Thứ ba : việc tập huấn trực tuyến nên đi vào trọng tâm vấn đề, không nên thiết kế những thao tác thừa, không đóng khung giáo viên phải hoàn thành tất cả các đề mục mới hoàn thành nhiệm vụ tập huấn qua từng mô- đun.
Giáo viên đã khai báo thông tin cá nhân, đã có hồ sơ lưu ở nhà trường thì cần gì phải cập nhật chuẩn nghề nghiệp, phải scan minh chứng cho từng tiêu chí.
Nhiệm vụ trọng tâm của người thầy là giảng dạy trên lớp và trau dồi chuyên môn nghiệp vụ hàng năm. Vì thế, hãy để giáo viên tập trung vào các giờ dạy, tập trung cho việc bồi dưỡng chuyên môn. Đừng bắt họ phải làm quá nhiều những công việc không tên mà vô bổ.
Muốn giảm được những công việc không tên này, trước tin phải bắt đầu từ Bộ, từ việc thiết kế phần mềm tập huấn cho giáo viên hiện nay…!
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giáo viên tâm huyết khi được tự chủ về chuyên môn
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ và đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã tới kiểm tra công tác dạy học lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới (CT GDPT 2018) và chuẩn bị triển khai chương trình đối với lớp 2, lớp 6 tại tỉnh Tuyên Quang.
Tại địa phương, đoàn đã dự giờ, kiểm tra thực tế hoạt động dạy học tại 2 trường Tiểu học và THCS của huyện Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang. Làm việc với Hiệu trưởng các trường Tiểu học, Trung học của hai địa bàn, đoàn đã trao đổi, làm rõ một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện CT GDPT 2018, giải đáp và hướng dẫn nhà trường giải quyết những vấn đề còn vướng mắc.
Giáo viên vui mừng vì được tự chủ chuyên môn
Báo cáo đoàn công tác, Hiệu trưởng các trường Tiểu học và lãnh đạo nhiều Phòng GD&ĐT của Tuyên Quang đều cho biết, sau hơn 1 học kỳ triển khai CT GDPT 2018, chất lượng dạy học lớp 1 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Học sinh, kể cả các em người dân tộc thiểu số cơ bản đã đọc-viết-tính toán tốt; tự chủ, tự tin hơn trong giao tiếp và tích cực tham gia hoạt động giáo dục cùng thầy cô. Kết quả này đến từ công tác chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời, sát sao của các cấp quản lý; việc chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện thực hiện của từng nhà trường, trong đó đặc biệt là chuẩn bị đội ngũ giáo viên.
100% thầy cô dạy lớp 1 năm học 2020-2021 được ngành GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang bố trí tham gia các khoá tập huấn trực tuyến, trực tiếp, ở nhiều cấp, về chương trình, sách giáo khoa mới, trước khi bắt tay thực hiện chương trình. Dù số lượng giáo viên toàn tỉnh còn thiếu (khoảng 4.000) nhưng UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo ngành giáo dục ưu tiên bố trí đảm bảo tối đa về số lượng để giảng dạy lớp 1. Thầy cô được lựa chọn đứng lớp học đầu tiên thực hiện CT GDPT 2018 là người có năng lực chuyên môn, trách nhiệm, tích cực đổi mới sáng tạo.
"Sở, Phòng GD&ĐT thành lập các tổ tư vấn chuyên môn GDPT để hỗ trợ các nhà trường, giáo viên trong quá trình triển khai CT GDPT mới. Định kỳ 2 lần/tháng Sở GD&ĐT tổ chức sinh hoạt chuyên môn cho cấp tiểu học với sự tham gia của cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp dạy học lớp 1, nhằm trao đổi, thảo luận, hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn cho nhà trường, giáo viên, cũng như phát huy-nhân rộng cách làm hay, hiệu quả. Hoạt động này đã giúp rất nhiều cho các nhà trường, giáo viên trong quá trình thực hiện chương trình lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam", Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Lợi (huyện Sơn Dương) - cô Hoàng Thị Kim Thu cho biết.
Lãnh đạo, giáo viên chia sẻ, điều họ tâm huyết nhất khi thực hiện CT GDPT mới là được tự chủ chuyên môn, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường. "Điều này là rất phù hợp, giúp các nhà trường với những điều kiện khác nhau có thể thực hiện chương trình theo kế hoạch khác nhau, để phù hợp với học sinh, điều kiện của trường, từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy-học", Hiệu trưởng trường Tiểu học Đội Cấn (TP Tuyên Quang) - thầy Lê Đức Thịnh nói.
Cán bộ quản lý này cho biết, với quyền chủ động chuyên môn khi thực hiện một chương trình mở, cùng đội ngũ được tập huấn kỹ lưỡng, công tác chỉ đạo - hướng dẫn của cấp quản lý sát sao, nên những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu đã qua đi. Sau 1 học kỳ thực hiện CT GDPT 2018, giáo viên, học sinh, các nhà trường đã thích ứng và hào hứng dạy - học theo chương trình, sách giáo khoa mới.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ kiểm tra triển khai CT GDPT mới tại tỉnh Tuyên Quang ( Ảnh: Moet.gov.vn)
Tiếp tục nêu cao vai trò của giáo viên, nhà trường trong lựa chọn SGK mới
Về công tác chuẩn bị triển khai CT GDPT 2018 đối với lớp 2, lớp 6, báo cáo đoàn công tác, Giám đốc Sở GD&ĐT Vũ Đình Hưng cho biết, các trường học của Tuyên Quang đã bố trí đội ngũ giáo viên dạy lớp 2, lớp 6 năm 2021-2022 và tiến hành tập huấn. UBND tỉnh đã bố trí kinh phí để thực hiện đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6. Tài liệu giáo dục địa phương cho hai lớp học này đang được biên soạn và dự kiến hoàn thành trong tháng 5-2021 để UBND tỉnh thẩm định, trình Bộ GD&ĐT phê duyệt, kịp thời gian áp dụng cho năm học mới.
Đối với việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6, UBND tỉnh đã ban hành và kiện toàn các văn bản theo Thông tư 25 Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông. Công tác giới thiệu và tập huấn sử dụng sách giáo khoa đang được Sở GD&ĐT phối hợp với các nhà xuất bản thực hiện. Hiện nay, giáo viên, tổ chuyên môn của các trường phổ thông Tuyên Quang đang nghiên cứu sách giáo khoa lớp 2, lớp 6, để đề xuất danh mục trường mong muốn lựa chọn, phục vụ công tác tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của UBND tỉnh.
"Theo hướng dẫn tổ chức lựa chọn sách giáo khoa trong công văn số 873 mới được Bộ GD&ĐT ban hành ngày 5-3-2021, chúng tôi đã chỉ đạo cơ sở giáo dục phổ thông hướng dẫn giáo viên nghiên cứu, đánh giá các bản mẫu sách giáo khoa để đề xuất với tổ chuyên môn lựa chọn theo quy định. Mỗi giáo viên theo đó sẽ có bản nhận xét chi tiết cái được, chưa được của từng sách giáo khoa trong môn học thuộc chuyên môn phụ trách. Các nhà trường khi đề xuất danh mục sách giáo khoa cũng phải lý giải rõ vì sao sách đó phù hợp với điều kiện thực hiện của nhà trường, địa phương", Giám đốc Sở GD&ĐT Tuyên Quang nói.
Lãnh đạo Vụ Giáo dục Tiểu học cho biết, vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2 với 32 đầu sách của 9 môn học/hoạt động giáo dục, thuộc 3 bộ sách giáo khoa do các đơn vị xuất bản biên soạn. Căn cứ trên danh mục phê duyệt này, các địa phương tiến hành lựa chọn sách giáo khoa. Riêng sách giáo khoa lớp 1, năm học 2021-2022, các đơn vị xuất bản vẫn tái bản đầy đủ 5 bộ sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt để địa phương lựa chọn sử dụng.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác lựa chọn sách giáo khoa, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay, khác với năm trước là từng nhà trường được quyền quyết định danh mục sách giáo khoa sử dụng trong cơ sở giáo dục của mình; từ năm 2021, quyết định lựa chọn sách thuộc trách nhiệm của UBND cấp tỉnh. Dù thay đổi thẩm quyền quyết định nhưng Thứ trưởng nhấn mạnh, từng nhà trường, giáo viên vẫn phát huy được vai trò, chính kiến trong hoạt động lựa chọn sách giáo khoa. Thông tư 25 Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông và văn bản 873 đã hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ của giáo viên, cơ sở giáo dục phổ thông trong quy trình lựa chọn sách.
Địa phương tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho chương trình học mới
Đánh giá cao những nỗ lực và hiệu quả bước đầu ngành giáo dục Tuyên Quang đã đạt được trong quá trình triển khai CT GDPT 2018 đối với lớp 1 và chuẩn bị cho lớp 2, lớp 6, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đề nghị tỉnh tiếp tục thực hiện tốt một số nội dung. Trong đó, vấn đề cần quan tâm đầu tiên là tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương đổi mới GDPT cho cả hệ thống chính trị, từ lãnh đạo địa phương, Sở/ngành, cơ sở GDPT, đến từng cán bộ, viên chức, giáo viên... Bởi lẽ, đổi mới chương trình, SGK là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, cần sự chung tay thực hiện của cả hệ thống chính trị, các Bộ, ngành, địa phương, mới có thể đi đến thành công.
Một trong những thay đổi căn bản của CT GDPT 2018 so với chương trình hiện hành là cơ sở GDPT xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường riêng, thay vì "đồng phục" cả nước như phân phối chương trình hiện hành. Công văn 4612 (năm 2017) và công văn 5512 Bộ GD&ĐT ban hành năm 2020 đã hướng dẫn cụ thể việc xây dựng kế hoạch giáo dục này. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị các nhà trường nghiên cứu kỹ lưỡng để thực hiện hiệu quả.
Song song với các công tác chuyên môn của ngành GD&ĐT, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đề nghị tỉnh Tuyên Quang tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cao cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của CT GDPT 2018, cũng như hướng tới việc công nhận trường chuẩn quốc gia. Các hoạt động dạy học trong thời gian hiện nay cần được tiếp tục thực hiện trên tinh thần đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch.
Trước băn khoăn về việc UBND tỉnh có thể lựa chọn danh mục sách giáo khoa khác danh mục nhà trường đã sử dụng trong năm học trước, TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết CT GDPT 2018 có thay đổi căn bản là dạy học theo chương trình chứ không phải theo sách giáo khoa như trước đây. Chương trình mới đặt ra yêu cầu cần đạt cho từng lớp học. Các lớp trên sẽ học theo ngữ liệu hoàn toàn mới và tiếp cận một chuẩn đầu ra - yêu cầu cần đạt mới.
"Theo nguyên lý quản lý chương trình về mặt chuyên môn thì lớp 1 học sinh học sách giáo khoa này, lên lớp 2 học sách giáo khoa khác, vẫn không ảnh hưởng gì. Bản thân giáo viên khi dạy sách giáo khoa mà nhà trường lựa chọn, vẫn có quyền sử dụng sách giáo khoa của nhiều bộ khác để xây dựng thành kế hoạch bài giảng riêng, phù hợp với học sinh", Vụ trưởng Thái Văn Tài nói.
'Nhập nhằng' sách giáo khoa Hụt hẫng, băn khoăn và lo lắng, đó là tâm trạng của không ít giáo viên, phụ huynh và cả những người biên soạn sách trước sự "khai tử" đột ngột của hai bộ sách giáo khoa trong quá trình chuẩn bị cho năm học 2021-2022. Ảnh minh họa Một người bạn có con đang học lớp 1 không khỏi hoang mang khi...