Những công nghệ ‘thảm họa’ nhất năm 2019
Năm 2019 chứng kiến không ít sản phẩm ra mắt thành công, nhưng cũng không thiếu các sản phẩm còn gây thất vọng cho người dùng.
Theo Engadget, dưới đây là một số sản phẩm và công nghệ còn gây nhiều thất vọng trong năm 2019 sắp qua.
Đây là nỗ lực thực sự đầu tiên của Microsoft nhằm thúc đẩy thị trường máy tính lai chạy Windows trên Snapdragon. Với chipset SQ1 được thiết kế tùy chỉnh, nó hứa hẹn nhiều sức mạnh cho đa nhiệm. Nhưng ngay cả khi Microsoft đã cố gắng để biên dịch lại các ứng dụng Windows cho ARM64 dễ dàng hơn, hệ sinh thái vẫn bị ảnh hưởng bởi khả năng tương thích ứng dụng hạn chế.
Surface X chưa đáp ứng được kỳ vọng của Microsoft
Tồi tệ hơn, máy gặp sự cố màn hình xanh chết chóc đáng sợ. Rõ ràng, Microsoft vẫn còn rất nhiều việc phải làm làm trước khi Windows dựa trên ARM có thể tồn tại.
Hệ điều hành smartwatch của Google có thể đã tròn 5 năm tuổi và ngừng phát triển trong năm nay khi gần như không có phần mềm hoặc tính năng mới. Ngay cả sự xuất hiện của chip Snapdragon Wear 3100 cũng không đủ làm tăng hiệu suất và hiệu quả cho đồng hồ. Ứng dụng chạy phổ biến Runkeeper thậm chí đã rút khỏi WearOS với lý do “trải nghiệm lỗi”.
Video đang HOT
Google đã khai tử WearOS sau 5 năm phát triển
Vào tháng 11, Google đã mua lại Fitbit với giá 2,1 tỉ USD mà công ty cho biết là cơ hội để họ đầu tư nhiều hơn vào Wear OS cũng như giới thiệu thiết bị đeo đạt chứng nhận Made by Google. Chưa rõ kết quả ra sao nhưng hy vọng nỗ lực thiết bị đeo của Google sẽ được thúc đẩy nhờ thương vụ này.
Mặc dù dịch vụ chơi game trên nền tảng đám mây của Google không phải tồi tệ nhất nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Do các vấn đề về cơ sở hạ tầng internet ngoài tầm kiểm soát của Google, Stadia không mang đến trải nghiệm nhất quán, không đáng tin cậy và tính khí thất thường để thay thế cho dịch vụ chơi game có sẵn trên thiết bị.
Trải nghiệm Google Stadia bị ảnh hưởng bởi hạn chế về đường truyền
Google hiểu được điều đó nhưng lại hứa hẹn quá nhiều, kết quả là người chơi thực sự thất vọng khi trải nghiệm dịch vụ. Nếu Stadia ra mắt dưới dạng beta, có lẽ đây sẽ là một trong những sản phẩm tốt nhất năm 2019.
Smartphone màn hình gập
Sau khi phát hành không lâu, chiếc smartphone màn hình gập Galaxy Fold do vấn đề màn hình dễ bị hư hỏng trong quá trình sử dụng, ngay cả khi người dùng sử dụng máy một cách cẩn thận, buộc công ty phải trì hoãn phát hành sản phẩm ra thị trường.
Galaxy Fold gây thất vọng khi bị sự cố ngay trước ngày phát hành
Tuy nhiên, Galaxy Fold không phải là sản phẩm duy nhất gặp sự cố với smartphone gập lại khi mà Huawei cũng gặp vấn đề khiến Mate X bị trì hoãn phát hành, có lẽ công ty muốn đảm bảo độ bền trên sản phẩm của mình.
Dẫu vậy, cũng phải dành lời khen ngợi cho Galaxy Fold khi đây là sản phẩm mở ra xu hướng mới cho công nghệ mới trên smartphone, khi ngày càng nhiều điện thoại màn hình gập lại xuất hiện trong thời gian sau đó ở nhiều hình dạng khác nhau như Surface Duo, Motorola Razr 2019…
Mạng 5G
Chúng ta khởi đầu năm 2019 với sự kiện 5GE của AT&T, nhãn hiệu khiến nhiều khách hàng cảm thấy không hiểu rõ và cũng là cơ sở để các đối thủ nhắm vào AT&T. Trong khi Verizon viết một lá thư nhắm vào đối thủ thì T-Mobile đã lên Twitter để chế giễu hành động này, còn Sprint đi xa hơn khi kiện AT&T về việc xây dựng thương hiệu, buộc hai bên phải dàn xếp thỏa thuận tại tòa.
Trong khi các nhà mạng đua nhau để xem ai có thể là công ty đầu tiên triển khai 5G thì việc hiểu sự khác biệt giữa công nghệ như sóng milimet (mmWave) và sub-6GHz, cũng như sự ồn ào của 5GE khiến người dùng cảm thấy khó chịu.
Vẫn còn nhiều tranh cãi liên quan đến mạng 5G
Ngoài ra, smartphone chạy mạng 5G cũng khá đắt đỏ, vì vậy thường chỉ có những người giàu có mới có thể đón nhận những chiếc điện thoại này.
5G hứa hẹn rất nhiều cho các ngành công nghiệp như smartphone hay laptop, cũng như VR và phát game trực tuyến. Nhưng nếu các công ty tiếp tục gây tranh cãi như trên thì người tiêu dùng sẽ rất mệt mỏi với 5G và chẳng thiết quan tâm đến lợi ích của nó nữa.
Theo Thanh Niên
Phục sát đất người Nhật với cách ứng cứu thảm hoạ, đúng chuẩn cường quốc công nghệ tới tận răng
Dù luôn "sống trong sợ hãi" khi là tâm điểm thảm hoạ của thế giới, người Nhật vẫn kiên cường và bỏ túi cho mình nhiều biện pháp hiện đại mà không hại điện.
Những sự cố thảm hoạ dù là thiên nhiên hay nhân tạo cũng đều có một điểm chung: Đem lại sự tàn phá và hậu quả thảm khốc tới chính cuộc sống của người dân đất nước phải gánh chịu. Công cuộc dự đoán thảm hoạ đã khó lường, tới nước xảy ra rồi và ứng cứu còn cực nhọc và cấp thiết hơn bao giờ hết. Cơn bão Hagibis vừa xảy ra mới đây tại Nhật cũng phần nào khiến nhiều người lo ngại và sợ hãi, nhưng thật may mắn khi không có câu chuyện bi kịch khủng khiếp trên diện rộng nào xảy ra.
Trong một thảm hoạ, yếu tố liên lạc và kết nối, cập nhật thông tin lẫn nhau luôn đứng ở hàng ngũ quan trọng bậc nhất. Đó cũng chính là căn nguyên cho một biện pháp xử lý quen thuộc nhưng cũng rất tinh tế và hiện đại của Nhật Bản - nơi đã quen mặt với những cơn bão và động đất. Nhận thấy vấn đề mạng lưới kết nối phương tiện liên lạc rất dễ sụp đổ khi có thảm hoạ xảy ra (do nghẽn mạng vì quá nhiều truy cập hoặc cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng), chính quyền Nhật đã nghĩ ra một phương án đầy khôn ngoan để áp dụng rất hiệu quả tới tận ngày nay: Phát hành mã Wi-Fi miễn phí khẩn cấp cho mọi người khi có thảm hoạ.
Phương án này được thai nghén và triển khai nhanh chóng ngay sau khi thảm hoạ động đất-sóng thần khủng khiếp chấn động thế giới xảy ra tại Nhật Bản vào năm 2011. Kể từ đó, mỗi khi có một thảm hoạ cấp độ rộng lớn phát sinh, mạng Wi-Fi với mã hiệu "00000JAPAN" sẽ được phát sóng trong vòng 72 tiếng ở hầu hết mọi khu vực trên toàn quốc. Không quan trọng SIM thuộc nhà mạng nào, không cần biết bạn có ở trong tâm điểm nơi diễn ra thảm hoạ hay không, ai cũng có thể truy cập chúng một cách miễn phí.
Sóng di động liên lạc thông thường rất dễ chập chờn hoặc thậm chí không thể vận hành khi có thảm hoạ, vì vậy Internet là vị cứu tinh hợp lý nhất, tận dụng sự phổ biến của các app gọi điện và liên lạc online ngày nay. Thậm chí, nhiều thành phố của Nhật còn tổ chức các buổi tuyên truyền về mã Wi-Fi "00000JAPAN" để mọi người kịp thời biết và nhớ kỹ thông tin này.
Được biết, tổng số lượng các trạm tiếp sóng Wi-Fi của Nhật Bản trên toàn quốc đã tăng cực kỳ mạnh, từ 13.000 điểm vào năm 2011 đã vọt lên tới hàng triệu điểm vào hiện tại. Vì vậy, không khó để một mã Wi-Fi miễn phí trên được phủ sóng nhanh chóng toàn quốc, tương thích với mọi nhà mạng. Ngoài ra, một cổng thông tin chung về thảm hoạ cũng được mở, liên kết với nhiều công cụ nổi tiếng như Google, Facebook, Twitter... để mọi người có thể tìm kiếm trợ giúp cũng như kết nối nhanh chóng cùng lúc.
Theo GenK
Những lỗi chính tả gây ra thảm họa triệu USD trong lịch sử nhân loại Người nào có lẽ cũng một vài hoặc nhiều lần mắc lỗi chính tả. Nhưng hiếm khi nào những lỗi nhỏ của chúng ta lại gây ra những thảm họa khổng lồ, hủy hoại cuộc sống của chính chúng ta hay được ghi nhớ và nhắc lại trong nhiều thập kỷ. Nhưng đối với một số vị trí công việc đặc biệt, chỉ...