Những công nghệ smartphone được săn đón năm 2021
“Bức tranh” thị trường smartphone năm 2021 được cho là sẽ ngập tràn những gam màu tươi sáng, đến từ các ông lớn công nghệ như Samsung.
Điện thoại gập bứt phá
Thành công của Samsung với hai dòng điện thoại gập Galaxy Z Fold và Galaxy Z Flip không chỉ mở ra xu hướng mới mà còn truyền cảm hứng cho nhiều nhà sản xuất khác trên thế giới. Nhờ thế mạnh công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực màn hình, Samsung đã thành công trong việc tạo ra kính siêu mỏng (Ultra Thin Glass) với khả năng uốn cong và thách thức mọi quy luật vật lý trên các dòng điện thoại gập của mình. Vật liệu mới không chỉ mở ra dáng hình tương lai cho smartphone mà còn thổi bùng giá trị thẩm mỹ, tính thời trang và sự cao cấp cho một thiết bị, biến nó trở thành tuyên ngôn sống đỉnh cao cho những người dùng sành điệu. Năm 2021, thế giới sẽ tiếp tục hướng về Samsung để xem ông lớn này sẽ có những bước nhảy vọt nào với ngành hàng smartphone gập, nhất là khi tin đồn mẫu Galaxy Z Fold sẽ được trang bị thêm bút S Pen đang xuất hiện ngày một nhiều.
Samsung được kỳ vọng sẽ tạo nên bước nhảy vọt mới cho smartphone gập trong năm 2021
Smartphone ghi hình chuyên nghiệp
Trong bối cảnh video đang dần trở thành phương thức giao tiếp phổ biến trên Internet, người dùng thực sự mong chờ camera trên smartphone sẽ có những bước “đại nhảy vọt”, đủ sức hỗ trợ họ tạo ra các video chất lượng điện ảnh một cách đơn giản, cung cấp nhiều hiệu ứng chỉnh sửa thông minh và đủ mạnh mẽ để rút ngắn thời gian kết xuất đồ hoạ (render). Giấc mơ về một máy quay chuyên nghiệp trong dáng hình một thiết bị di động nhỏ gọn đang “ nóng” hơn bao giờ hết khi thời điểm ra mắt thế hệ Galaxy S tiếp theo đang cận kề.
Samsung phát đi thư mời cho sự kiện Galaxy Unpacked đầu tiên của năm 2021
Video đang HOT
Trong suốt 1 thập kỷ vừa qua, Galaxy S vẫn luôn được mệnh danh là “ông hoàng xu hướng” nhiếp ảnh khi cho ra đời nhiều công nghệ mới mẻ như cảm biến lấy nét theo pha Dual Pixel trên Galaxy S7, khẩu độ kép linh hoạt giữa f/1.5 và f/2.4 trên Galaxy S9, ống kính siêu rộng Ultra Wide trên Galaxy S10, Zoom 100x và dải tương phản HDR siêu rộng trên Galaxy S20… Hiện có rất nhiều tin đồn về Galaxy S thế hệ mới như việc thiết bị sẽ hỗ trợ quay 8K ở tốc độ 30 khung hình/giây, trang bị chống rung quang học OIS cho camera trước hay hỗ trợ quay phim cùng lúc bằng cả hai camera trước sau. Để kiểm chứng những tin đồn này, không gì thiết thực hơn bằng việc chờ đợi sự kiện Galaxy Unpacked với chủ đề “Everyday Epic” sẽ được tường thuật trực tiếp vào 22h ngày 14.1 sắp tới.
Smartphone “chiến thần” cho game thủ
Sự phát triển của thể thao điện tử (eSports) cũng tạo ra nhu cầu khổng lồ với smartphone chuyên game hoặc nhóm smartphone có vi xử lý siêu mạnh, trang bị màn hình và kết nối 5G vượt trội như Galaxy Note20 Ultra. Từng được mệnh danh là smartphone của doanh nhân, dòng Galaxy Note của Samsung đã không ngừng hoàn thiện để trở thành biểu tượng hoàn hảo cho mọi nhu cầu của người dùng. Những công nghệ mạnh mẽ như vi xử lý cao cấp, màn hình Dynamic AMOLED 2X, tốc độ quét màn hình 120Hz, kết nối 5G, pin 4500mAh,… của Galaxy Note20 trong năm qua đã thực sự “đốn gục” trái tim của không ít game thủ. Giấc mơ về một smartphone hoàn hảo cho các trận chiến nảy lửa rất có thể sẽ còn tuyệt vời hơn trong năm 2021, khi dòng Galaxy Note tiếp theo được cải tiến mạnh về nhiều mặt.
Thế hệ Galaxy Note tiếp theo được kỳ vọng sẽ hiện thực hóa giấc mơ của nhiều game thủ
Kết nối không dây thần tốc
Giấc mơ về một kết nối Wi-Fi thần tốc có thể tối ưu hoá toàn bộ sức mạnh của hạ tầng 5G đã được Samsung tiên phong thực hiện với việc thương mại hoá chuẩn kết nối Wi-Fi 6 trên các smartphone của mình từ đầu năm 2020. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn chưa dừng lại, Liên minh Wi-Fi gần đây thậm chí còn giới thiệu một tiêu chuẩn kết nối thần tốc hơn mang tên Wi-Fi 6E. Về cơ bản, đây là một phiên bản Wi-fi siêu việt hoạt động trên băng tần 6 GHz thay cho hai băng tần truyền thống vốn đã quá chật chội là 2,4 GHz và 5GHz. Nếu ví von băng tần 2,4 GHz là một làn đường chật hẹp dành cho xe đạp, 5 GHz là làn đường lớn với đủ loại ô tô, xe buýt và xe tải thì băng tần 6 GHz chính là đường ray riêng dành cho tàu cao tốc và chỉ hỗ trợ cho các thiết bị mang tiêu chuẩn này mà thôi. Wi-Fi 6E sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ truyền phát, hỗ trợ các gia đình tải các chương trình giải trí 8K trong chớp mắt, cải thiện kết nối ở khu vực dân cư cao, phát huy vai trò mạnh mẽ trong các tình huống truyền tải nặng như chăm sóc y tế từ xa, học trực tuyến, thực tế ảo tăng cường, nhà thông minh… do không phải chia sẻ băng tần với nhiều thiết bị khác. Theo một số tin đồn, thiết bị đầu tiên trên thế giới sở hữu tiêu chuẩn Wi-Fi 6E cũng chính là siêu phẩm Galaxy S sắp được Samsung ra mắt vào ngày 14.1 tới đây.
Giấc mơ kết nối thần tốc có bước tiến lớn nếu Galaxy S mới được trang bị Wi-Fi 6E
Với những xu hướng công nghệ đang thành hình kể trên, tin rằng rất nhiều giấc mơ nữa của người dùng sẽ thành hình trong năm nay và biến năm 2021 trở thành năm của sự đổi mới và phát triển phi mã.
Viettel nỗ lực phổ cập kết nối 4.0 để không người Việt nào bị công nghệ bỏ lại phía sau
Hình ảnh những người đàn ông trung niên sử dụng điện thoại "cục gạch" đang ngày càng trở nên hiếm hoi ở những vùng quê, nơi smartphone và 4G đã trở nên phổ biến.
19h tối, ông Thanh lấy điện thoại gọi cho con trai để nói chuyện với cháu. Không phải đắn đo giá cước như trước đây, chiếc smartphone con trai mới mua cho không chỉ giúp ông Thanh gọi điện miễn phí mà còn dễ dàng nhìn thấy mặt các cháu. Từ ngày có chiếc điện thoại, ông Thanh cảm thấy gần gũi hơn với con cháu dù xa cách hơn 100km.
"Thằng cháu gần 2 tuổi, dạo này thường xuyên thấy mặt ông bà nên mỗi lần về quê, nó sà ngay vào lòng tôi chứ chẳng lạ lẫm gì. Hình như hay thấy mặt ông trên điện thoại nên chịu theo ông hơn", ông Thanh kể với gương mặt rạng rỡ.
Gia đình làm nông nghiệp, ông bà khá vất vả để lo cho con học đại học. Quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, ông Thanh chưa bao giờ nghĩ một ngày mình sẽ sử dụng mạng 4G với điện thoại thông minh. Trước đây, ông có chiếc điện thoại cục gạch nhưng phần nhiều chỉ để nghe các con gọi về chứ cũng không dám gọi đi mấy vì sợ tốn tiền.
"Làng tôi bây giờ các ông bà trung niên cũng nhiều người có điện thoại thông minh kết nối Internet rồi. Trước thì đa phần mọi người dùng lại máy các con cho, chứ mua máy mới đắt lắm, như tôi chẳng dám mua. Nhưng bây giờ khác rồi, một chiếc điện thoại thông minh đắt hơn cái điện thoại cục gạch có tí nên ai cũng dùng được", ông Thanh chia sẻ.
Nhờ những chiếc điện thoại mới, câu chuyện của các ông, các bà cũng trở nên đa dạng hơn. Những chủ đề đang "hot" trên Facebook, YouTube giờ đây lại trở thành câu chuyện được bàn tán sôi nổi. Những thông tin mới cũng thường xuyên được cập nhật với chủ đề đa dạng hơn rất nhiều so với việc xem tivi hay nghe đài như trước kia.
Những sản phẩm và dịch vụ vừa tốt lại vừa rẻ thúc đẩy những người như ông Thanh tiếp cận nhanh hơn với công nghệ. Tuy nhiên, phần lớn những người như ông lại không biết rằng lợi ích họ đang được hưởng tới từ nỗ lực kéo dài của các đại gia công nghệ Việt. Chiếc điện thoại ông Thanh đang dùng có giá bán 600.000đ là nhờ nỗ lực Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) hợp tác cùng Tập đoàn Vingroup.
Trên thị trường, chiếc Vsmart Bee Lite được bán với giá gần 1,5 triệu đồng nhưng nhờ Viettel, chiếc smartphone 4G được trợ giá để tới tay người dùng thực sự cần, chỉ với 600.000đ. Song song với đó, Viettel sử dụng hệ thống phân phối rộng khắp cũng như vị thế tiên phong trong lĩnh vực viễn thông để thúc đẩy người dân tiếp cận công nghệ hiện đại. Khi những chiếc điện thoại là công cụ, những chính sách về 4G của Viettel trở thành động cơ để smartphone phát huy tối đa hiệu quả.
Kéo dài suốt nhiều tháng qua, Viettel vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh việc thay thế miễn phí sim 4G tận nhà, bao gồm ở các vùng nông thôn. Những khuyến mãi khủng cho người dùng chuyển từ 3G sang 4G cũng liên tiếp được tung ra. Các gói cước cũng được thiết kế với giá thành rẻ hơn, phục vụ chính xác nhu cầu của người dùng, bao gồm cả những người lớn tuổi ở các vùng xa xôi.
Thấu hiểu hạn chế của người dùng lớn tuổi, Viettel cũng sáng tạo các hình thức mới để người thân có thể tặng data miễn phí cho nhau. Thông qua những cú pháp đơn giản, con cái có thể dễ dàng tặng data cho bố mẹ, bạn bè, người thân... mà không mất chi phí, và sau đó chính người tặng còn được nhận thêm điểm ưu đãi Viettel vì tặng quà cho người khác.
Một điểm quan trọng khác là Viettel đã hoàn tất phủ sóng 4G trên toàn quốc, bao gồm cả những khu vực biển đảo. Thậm chí, trong vùng 35km tính từ bờ biển, vùng phủ mạng 4G đạt 95% diện tích. Từ vùng 35km tới 100km, mạng 4G vẫn đảm bảo cho người dùng truy cập web, nhắn tin/gọi điện thông qua các ứng dụng OTT một cách dễ dàng.
Với những nỗ lực liên tiếp cùng việc sẵn sàng hợp tác với các tập đoàn công nghệ Việt, Viettel đang góp phần quan trọng trong tham vọng phổ cập smartphone 4G cho người dân Việt Nam. Với những thành tựu đã đạt được, người Việt Nam có thể vững tin không ai bị công nghệ bỏ lại phía sau trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Song song với đó, mục tiêu chuyển đổi số của Việt Nam cũng có thêm nền móng vững chắc để thành công, đưa Việt Nam tiến nhanh với những công nghệ của tương lai.
Bill Gates từng dự đoán gì về công nghệ tương lai Trong cuốn "The Road Ahead" xuất bản năm 1995, Bill Gates đưa ra một số dự đoán về tương lai con người đang sống, nhiều điều đã trở thành sự thật. Bill Gates, tác giả cuốn The Road Ahead . Tập tiếp theo sẽ được xuất bản năm 2021. Ảnh: INC. Viễn cảnh smartphone "Tôi đã suy nghĩ và tìm hiểu tiềm năng...