Những công dụng hữu ích của chuối hột
Cây chuối hột thường dùng để chế biến thành các món ăn ngon miệng, tốt cho người bị tiểu đường. Đây còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, chữa được nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Cây chuối hột là gì?
Cây chuối hột còn được gọi là chuối chát, có tên khoa học Musabalbisiana Golla, thuộc họ chuối (Musacea).Ngoài các thành phần chất dinh dưỡng tốt như đường, sinh tố, chất xơ, trong chuối hột xanh còn có chứa hàm lượng chất tanin cao, vì vậy chuối có vị chát nhiều hơn ngọt.
Chuối hột còn được gọi là chuối chát, có tên khoa học Musabalbisiana Golla, thuộc họ chuối (Musacea) – Ảnh minh họa: Internet
Nếu như trước đây, người ta thường dùng cây chuối hột trồng tại nhà để chữa bệnh thì hiện nay, cây chuối hột rừng được ưa chuộng hơn. Chuối hột rừng thường sống ở vùng núi Tây Bắc,Tây Nguyên và miền Trung.
Chuối hột rừng có tênkhoa học là Musa acuminata Colla thuộc họ chuối (Musaceae). Cây có thân giả cao tới 3 – 4m; phiến lá dài, mặt dưới có thể có màu tía, cuống xanh có sọc đỏ. Hoa chuối hột rừng mọc thẳng đứng ở ngọn, màu đỏ thẫm, xen lẫn với những quả chuối màu vàng rộm. Quả chuối hột rừng có cạnh, thịt quả nạc chứa nhiều hạt to 4-5mm.
Cây chuối hột cũng như cây chuối hột rừng đều là vị thuốc quý được dân gian tin dùng để chữa nhiều căn bệnh thường gặp – Ảnh minh họa: Internet
Cây chuối hột cũng như cây chuối hột rừng đều là vị thuốc quý được dân gian tin dùng để chữa nhiều căn bệnh thường gặp. Tác dụng của cây chuối hột rất đa dạng và các bộ phận trên cây đều được dùng làm thuốc.
Cây chuối hột trị bệnh gì?
Chuối hột chống trầm cảm
Hoa chuối hay còn gọi là bắp chuối mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy bắp chuối giàu ma-giê, có nhiều tác dụng trong việc cải thiện tâm trạng và giảm lo lắng. Do đó, công dụng của bắp chuối hột thường được biết đến là loại thuốc chống trầm cảm không hề gây tác dụng phụ nào.
Bắp chuối hột giàu ma-giê, có nhiều tác dụng trong việc cải thiện tâm trạng và giảm lo lắng- Ảnh minh họa: Internet
Bên cạnh đó, các thành phần trong bắp chuối còn có tác dụng tăng nồng độ hemoglobin trong máu, giúpmang chất dinh dưỡng đến tất cả các bộ phận của cơ thể một cách hiệu quả.
Không chỉ là món ăn ngon miệng, bắp chuối hột giàu chất xơ còn tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Thói quen ăn bắp chuối luộccó thể làm giảm lượng đường huyết.
Chuối hột chữa lợi tiểu, phù thũng
Thường xuyên uống nước sắc quả chuối hột để chữa bệnh phù thũng – Ảnh minh họa: Internet
Chuối hột có tác dụng giải độc, lương huyết, dân gian hay dùng để chữa đau lưng nhức mỏi. Thường xuyên uống nước sắc quả chuối hột để chữa bệnhđái rắt; lá và vỏ quả chuối khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu, chữa phù thũng.
Chuối hột điều trị bệnh huyết áp
Video đang HOT
Dân gian thường dùng bài thuốc từ chuối hột để trị bệnh huyết áp cao – Ảnh minh họa: Internet
Dân gian thường dùng bài thuốc từ chuối hột để trị bệnh huyết áp cao. Dùng chuối hột sắp chín (để cả vỏ), cắt lát mỏng, phơi khô rồi sao qua;củ ráy rừng gọt vỏ, thái lát, ngâm ngập trong nước gạo đặc 2 giờ, rửa sạch, phơi khô, sao kỹ. Cho chuối hột và củ ráy rừng vào ấm với tỉ lệ 3:1, thêm 3 chén nước sắc còn 1 chén, uống mỗi ngày 2 lần.
Cây chuối hột chữa thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp thường gặp, việc chữa trị rất khó khăn. Từ ngày xưa, dân gian đã dùng cây chuối hột để chữa thoát vị đĩa đệm.
Từ ngày xưa, dân gian đã dùng cây chuối hột để chữa thoát vị đĩa đệm – Ảnh minh họa: Internet
Theo y học cổ truyền, chuối hột chứa nhiều thành phần có tác dụng tiêu viêm, lương huyết, giải độc, giảm đau… Dân gian thường dùng bài thuốc từ chuối hột chữa các bệnh lý về xương khớp rất hiệu nghiệm nhất làchữa bệnh thoát vị đĩa đệm.
Bài thuốc thứ nhất: Dùng thân cây chuối hột
Chọn cây chuối hộtcòn non, chưa trổ bông có đường kính khoảng 20cm rồi chặt ngang thân. Sau đó, dùng sao khoét một lỗ ở bên trong thân. Tiếp đến,cho 1 ít đường phèn vào rồi dùng tô úp lại hay dùng túi nilon bịt kín. Sau 10 -12 tiếng, dùng nước tiết ra từ lỗ đã khoét và uống.
Dùng nước từ thân chuối hột kết hợp với đường phèn để chữa thoát vị đĩa đệm – Ảnh minh họa: Internet
Nước cây chuối hột chữa bệnh gì và có tác dụng như thế nào trong trường hợp này? Nhiều người cho rằng nước cây chuối hột sẽ có vị chát, rất khó uống. Tuy nhiên, trên thực tế, khi kết hợp với đường phèn, nước chuối hột đã có vị ngọt thanh và dễ uống hơn. Dùng nước này trong vòng hơn 1 tuần sẽ giúp cơn đau thoát vị đĩa đệm được thuyên giảm.
Bài thuốc thứ 2: Dùng quả chuối ngâm rượu
Ở bài thuốc này, ta tận dụng tác dụng của quả chuối hột để chữa bệnh. Chỉ cần dùng 300 gam quả chuối hột (dùng quả xanh hay quả chín đều được), rửa sạch, cắt lát rồi phơi khô. Sau đó, cho chuối hột vào hũ thủy tinh, đổ 1 lít rượu trắng vào sao cho ngập, đậy kín nắp.
Uống rượu chuối hột để cải thiện tình trạng đau nhức vùng lưng do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra – Ảnh minh họa: Internet
Chuối hột ngâm rượu trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng được. Mỗi ngày, chỉ nênuống 2 lần trước bữa trưa và bữa tối khoảng 20 phút. Và mỗi lần chỉ dùng 1 ly nhỏ. Như vậy uống rượu ngâm chuối hột có tác dụng gì? Sau khi dùng rượu chuối hột ngâm trong vòng 1 tháng,tình trạng đau nhức vùng lưng do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra sẽ được cải thiện.
Chuối hột trị sỏi thận
Công dụng của chuối hột được biết đến nhiều nhất là chữa sỏi thận. Dùng chuối hột già còn xanh (để cả vỏ) 7 quả, cắt lát mỏng, phơi khô, sao vàng, hạ thổ. Sau đó sắc với 3 chén nước còn 1 chén, uống lúc còn nóng khi bụng no. Mỗi lần uống 1 chén, ngày uống 4 lần. Chỉ cần uống trong khoảng 1 tháng, sỏi thận sẽ tan và thải ra ngoài theo đường tiểu tiện.
Công dụng của chuối hột được biết đến nhiều nhất là chữa sỏi thận – Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tráichuối hột rừngcòn xanh cắt miếng mỏng, mang phơi khô, sao vàng hạ thổ trong vài ngày. Sau đó, lấy 50 -100 gamhuối hột rừng khô sắc nước uống 2 lần/ngày để đánh tan các viên sỏi nhỏ ở bàng quang.
Chuối hột chữa bệnh dạ dày
Người bệnh dạ dày có thể dùng bài thuốc sau: Dùng 10 quả chuối hột xanh, rửa sạch, cắt lát mỏng rồi mang sao vàng 3 ngày. Sau đó, bảo quản chuối trong hũ thủy tinh. Mỗi ngày, dùng 1 nắm chuối ra hãm với 1,5 lít nước sôi, uống như một loại trà.
Uống nước chuối hột 2-3 tuần sẽ cảm thấy dạ dày bớt đau, các triệu chứng đau quặn thắt bụng hay chán ăn, buồn nôn giảm nhanh chóng – Ảnh minh họa: Internet
Uống nước chuối hột 2-3 tuần sẽ cảm thấy dạ dày bớt đau, các triệu chứng đau quặn thắt bụng hay chán ăn, buồn nôn giảm nhanh chóng. Chuối hột chữa xung huyết bệnh dạ dày cũng rất hiệu quả. Ngoài ra, uống nước này cũng giúp điều trị bệnh sỏi thận, làm giảm kích thước viên sỏi. Nếu là các viên sỏi nhỏ thì có thể tự tiêu sau vài tháng uống nước chuối hột.
Chuối hột chữa ho ra máu, cảm sốt
Ngoài dùng để chế biến món ăn thì củ chuối hột chữa bệnh gì là vấn đề nhiều người quan tâm. Củ chuối hột thường được dùng để chế biến các món ăn ngon miệng. Đây cũng là bài thuốc quý trong dân gian, tác dụng chữa bệnh của củ chuối hột rất đa dạng.
Để chữa cảm, nóng sốt,… dùng củ chuối hột cạo sạch vỏ ngoài, cắt miếng mỏng rồi giã nát, ép lấy nước uống.
Tác dụng chữa bệnh của củ chuối hột rất đa dạng: Chữa cảm sốt, ho ra máu, kiết lỵ,… – Ảnh minh họa: Internet
Để trị ho ra máu, bạn dùng củchuối hột phối hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía,mỗi thứ 12 gam, xắt nhỏ rồi sắc với400ml nước còn 100ml. Uống nước này 2 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Khi bị kiết lỵ ra máu, dùng củ chuối hột phối hợp với củ sả, tầm gửi cây táo hoặc vỏ cây táo, mỗi thứ 4g, sao vàng, sắc uống.
Theo Hồng Lê/Phụ nữ & Sức khỏe
Nguy cơ của nữ giới làm việc văn phòng, ngồi nhiều và ít vận động
Ngồi làm việc một chỗ quá lâu không tốt cho sức khỏe lẫn vóc dáng. Nhưng chính xác điều gì diễn ra trong cơ thể khi bạn ngồi làm việc suốt tám tiếng mỗi ngày hoặc lâu hơn?
Cách làm việc thụ động là tình trạng phổ biến hiện nay - Ảnh: nguồn shutterstock.com
Bệnh tim
Khi ngồi lâu, các cơ ít đốt cháy mỡ và tốc độ lưu thông máu chậm hơn khiến các a xít béo dễ làm tắc nghẽn tim. Tình trạng này kéo dài gây tăng huyết áp, tăng nồng độ cholesterol trong máu. Theo các chuyên gia, những người càng ít vận động với thời gian tĩnh càng nhiều có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn gấp 2 lần những người năng vận động.
Tuyến tụy hoạt động quá mức
Tụy có nhiệm vụ sản xuất insulin, hormone giúp tế bào lấy glucoza từ máu và sử dụng để sinh năng lượng. Tuy nhiên, tế bào trong các cơ ở trạng thái không vận động không phản ứng với insulin khiến tụy tiếp tục tiết ra nhiều hormone. Đây là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường và một số bệnh khác. Điều nguy hiểm là sự suy giảm phản ứng với insulin xảy ra chỉ sau 1 ngày ngồi liên tục.
Ung thư ruột kết
Nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa ngồi lâu với sự gia tăng nguy cơ ung thư ruột, ung thư vú và nội mạc tử cung. Các nhà khoa học vẫn chưa lý giải đầy đủ cho vấn đề này, nhưng đã có nhiều giả thiết được đưa ra.
Giả thiết thứ nhất cho rằng insulin dư thừa kích thích sự phát triển của các tế bào có hại. Còn theo một lập luận khác, vận động thường xuyên sẽ đẩy mạnh hoạt động của các chất kháng ô xy hóa tự nhiên, giúp ngăn ngừa quá trình phân giải tế bào và các gốc tự do - tác nhân tiềm ẩn gây ung thư.
Thoái hóa cơ
Gồm có:
- Chùng cơ bụng: Khi đứng, di chuyển hay thậm chí ngồi ngay ngắn, cơ bụng căng ra và giữ cho dáng người thẳng. Ngồi sai tư thế không những làm căng cơ lưng mà còn khiến cơ bụng bị suy yếu gây cong vẹo cột sống.
- Hông thiếu linh hoạt: Những người ngồi quá nhiều hiếm khi có cơ hội vận động để cơ hông phát triển. Do vậy, hông ngày càng kém linh hoạt. Đây là nguyên nhân hạn chế khả năng di chuyển và độ dài sải chân.
- Cơ mông suy yếu: Ngồi nhiều khiến vòng mông không phải thực hiện nhiệm vụ nào và dần quen với tình trạng này. Vòng ba dần to ra một cách không mong muốn nhưng cơ mông lại suy yếu, hạn chế khả năng vận động
Xương mỏng
Các hoạt động đi, chạy... kích thích hông và xương ở phần dưới cơ thể, giúp phát triển với mật độ dày hơn, chắc chắn hơn. Ngồi lâu khiến xương mỏng dần đi. Tình trạng thiếu vận động như trên là lý do của sự gia tăng chứng loãng xương.
Kém tập trung
Vận động giúp bơm máu và ô xy lên não tốt hơn, đồng thời kích thích sản sinh các hóa chất cải thiện tâm trạng và trí não. Khi ngồi một chỗ trong thời gian dài, mọi quá trình trong cơ thể đều diễn ra chậm chạp, bao gồm hoạt động của não bộ khiến bạn khó tập trung.
Thoái hóa cột sống
Ngồi trong thời gian dài với tư thế không đúng khiến đĩa đệm chêm giữa hai phần cứng xương đốt sống, suy giảm chức năng giảm sốc cho cột sống, gây đau và phát sinh các vấn đề về cột sống.
Thoát vị đĩa đệm
Càng ngồi nhiều mọi người càng đối mặt với nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Ở tư thế ngồi, trọng lượng phần trên cơ thể dồn vào đốt sống thắt lưng thay vì được phân phối đều dọc theo cột sống
Trong nghiên cứu kéo dài 8 năm rưỡi, những người có thời gian ngồi xem tivi và làm việc văn phòng với máy tính nhiều nhất, có khả năng tử vong cao hơn 61% so với những người ngồi ít hơn 1 giờ đồng hồ mỗi ngày.
Lời khuyên của các chuyên gia: để phòng bệnh và giảm nguy cơ tử vong, hãy tập ngồi đúng cách.
Thùy Như
Theo nguoilaodong
Đừng bắt con ngồi thẳng lưng hay đánh răng sau mỗi bữa ăn vì điều này thực sự không tốt như vẫn tưởng Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra đây là những thói quen vô cùng quen thuộc hầu như cha mẹ nào cũng nghĩ tốt cho sức khỏe của trẻ, nhưng không phải! Ẩn phía sau những thói quen này là những tác hại mang hậu quả về sau mà cha mẹ cần hướng dẫn trẻ sửa đổi ngay lập tức. 1. Ngồi thẳng...