Những bài thuốc quý từ hạt mã đề giúp lợi tiểu, tiêu thũng
Theo Đông y, xa tiền tử vị ngọt, tính hàn, không có độc quy kinh can, thận, bàng quang, phế. Có tác dụng lợi niệu thanh nhiệt, chữa các chứng tả, lỵ.
Hạt mã đề – tên thuốc gọi là xa tiền tử, là hạt của cây mã đề, thuộc loài cỏ sống lâu năm, có ở khắp nơi trên đất nước ta từ đồng bằng đến trung du, miền núi. Xa tiền tử thu hoạch vào khoảng tháng 7 – 8 khi quả chín già, đem nhổ cây về phơi khô và thu lấy hạt.
Cây mã đề.
Hạt mã đề – tên thuốc gọi là xa tiền tử, là hạt của cây mã đề, thuộc loài cỏ sống lâu năm, có ở khắp nơi trên đất nước ta từ đồng bằng đến trung du, miền núi. Xa tiền tử thu hoạch vào khoảng tháng 7 – 8 khi quả chín già, đem nhổ cây về phơi khô và thu lấy hạt. Về thành phần hóa học, hạt mã đề chứa nhiều chất nhày, các acid succumic, adenine và cholin.
Theo Đông y, xa tiền tử vị ngọt, tính hàn, không có độc quy kinh can, thận, bàng quang, phế. Có tác dụng lợi niệu thanh nhiệt, chữa các chứng tả, lỵ. Thuốc có công năng làm mạnh phần âm, ích tinh khí, mát gan, sáng mắt. Xa tiền tử là vị thuốc khá thông dụng được sử dụng phổ biến trong nhân dân ta. Chủ trị các chứng thấp nhiệt gây đái buốt, đái rắt, thủy thũng, phù nề, vàng da. Chữa ho, thông đờm trong viêm phế quản, các bệnh tả lỵ, bệnh đau mắt đỏ, nhức mắt, nước mắt chảy nhiều.
Cây mã đề. Xin giới thiệu một số bài thuốc lợi niệu tiêu phù có hạt mã đề.
Hạt mã đề.
Bài 1: Chữa chứng thấp nhiệt tiểu tiện khó, đái buốt, đái rắt, nước tiểu ít, màu đỏ hoặc đục, dùng xa tiền tử độc vị tán bột ngày uống 8 – 10g chia 2 lần. Trường hợp nặng hơn phải thanh nhiệt lợi thấp dùng hoàng bá 12g, hoàng liên 8g, bồ công anh 12g, tỳ giải 12g, mộc thông 10g, xa tiền tử 12g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Trường hợp thấp nhiệt nặng thậm chí không đái được, bụng đầy trướng, miệng khô, họng ráo, rêu lưỡi vàng cáu, mạch hoạt sác, dùng bài Bát chính tán gồm xa tiền tử, cù mạch, hoạt thạch, chi tử, mộc thông, biển súc, cam thảo, đại hoàng lượng bằng nhau, tán thành bột kép, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 – 15g chiêu với nước đăng tâm thảo. Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Nếu thấp nhiệt thịnh, ứ nghẽn nhiều phải thanh nhiệt, giải độc, hóa ứ, trừ thấp dùng đại hoàng 6g, bạch truật 6g, mẫu lệ 10g, xa tiền tử 16g, hồng hoa 6g, khiếm thực 10g, ngư tinh thảo 10g. Sắc uống ngày một thang.
Video đang HOT
Bài 4: Trường hợp tiểu tiện khó khăn, mặt phù, chân thũng, bụng trướng, kém ăn tiểu tiện vàng, rêu lưỡi nhớt, là khí hóa mất chức năng, dương uất, thủy ứ phải hóa khí kiện tỳ, lợi thấp dùng xa tiền tử 12g, phục linh 12g, trư linh 12g, trạch tả 12g, bạch truật 12g, bạch mao căn 12g, trần bì 12g, trần bì 12g, quế chi 6g, tỳ giải 15g.
Bài 5: Nếu tiểu tiện khó khăn do tiền liệt tuyến phì đại, cuối bãi nhỏ giọt không hết, thiên về ứ kết phải hành khí, phá ứ, điều dương, thông lợi dùng xa tiền tử 24g, tạo giác thích 15g, dâm dương hoắc 15g, xuyên sơn giáp 15g, chỉ thực 15g, tiên mao 15g, hồng hoa 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần.
Bài 6: Chữa chứng phù thũng, tiểu tiện không lợi dùng hạt mã đề 15g, phục linh bì 9g, trạch tả 9g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 7: Trường hợp phù thũng toàn thân tiểu tiện không lợi do phong hàn nhiệt thấp độc bị ứ dẫn đến công năng của 3 tạng tỳ, phế, thận mất điều hòa lại kiêm khái thấu, thở gấp phải tán hàn, tuyên phế, lợi thủy, tiêu thũng dùng xa tiền tử 12g, ma hoàng 6g, tô diệp 9g, trần bì 9g, trư linh 9g, bán hạ 6g, hạnh nhân 9g, phục linh 9g, phòng phong 9g, đan bì 9g.
Bài 8: Nếu phù thũng tiểu tiện ít, vàng, sẻn, khó khăn dùng xa tiền tử 12g, mộc thông 5g, phục linh 12g, mẫu đơn bì 12g, đại phúc bì 9g, trần bì 9g, phòng phong 9g, ma hoàng 6g, tô diệp 9g, phòng kỷ 9g, trích tang bạch bì 9g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 9: Trường hợp phù thũng lúc phát lúc không, xu hướng không nặng, lưng gối yếu ớt, miệng khô, họng ráo, sốt nhẹ, mỏi mệt kèm theo tâm phiền, tai ù, chóng mặt, lưỡi đỏ, mồ hôi trộm phải tư can dưỡng thận, đạm thấm lợi thủy dùng xa tiền tử 25g, trạch tả 20g, bạch phục linh 25g, địa phu tử 25g, mẫu đơn bì 20g, sơn thù du 15g, tang thầm 25g, câu kỷ tử 20g, nữ trinh tử 20g, hoài sơn 20g, can địa hoàng 25g. Sắc uống ngày một thang.
DSCKI. Phạm Hinh
Theo Sức khỏe đời sống
Những công dụng tuyệt vời của rau dền đối với sức khỏe không phải ai cũng biết
Theo y học cổ truyền, rau dền đỏ có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, sát trùng, trị kiết lỵ, huyết nhiệt sinh mụn nhọt...
Lợi ích của rau dền đối với sức khỏe
Rau dền là loại rau mùa hè có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Rau dền có nhiều loại phổ biến nhất là rau dền cơm, sau đó đến các loại như rau dền đỏ, dền trắng, dền gai...
Dền đỏ (tía) là loại dền có lá lớn màu đỏ tía, thân mọng nước, khi nấu chóng nhừ, thường được dùng để luộc hoặc nấu canh rất ngon.
Lá dền tía chứa vitamin A, B2, C, P dùng mỗi lần 40 - 50g, cắt nhỏ, nấu với nước bo bã, rồi thêm gạo nếp nấu cháo ăn chữa sản hậu (Nam dược thần hiệu). Dùng ngoài, lá dền tía giã nát, thêm nước, gạn uống, bã đắp chữa rắn độc cắn.
Ngoài ra, các nhà bác học Nhật Bản đã phát hiện khả năng tẩy sạch chất phóng xạ trong cơ thể con người của rau dền tía; còn dầu hạt dền được sử dụng để điều trị các bệnh do nhiễm phóng xạ.
Ngoài công dụng làm mát gan, thanh nhiệt, loại rau này còn được biết đến như một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh.
Tốt cho xương khớp
Rau dền chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hàm lượng canxi trong rau khá cao mà ít loại rau củ nào có được. Theo thống kê, rau dền có hàm lượng canxi nhiều gấp ba lần so với rau bó xôi và hai lần so với sữa.
Do đó, loại rau này là một trong những loại siêu thực phẩm, giúp tăng cường độ cứng của xương làm giảm nguy cơ loãng xương và bệnh co giật do thiếu hụt canxi.
Giảm viêm
Những nghiên cứu mới đây cho thấy rau dền có chứa một chuỗi peptit nhất định, có khả năng giảm tình trạng viêm sưng trên cơ thể, thậm chí giúp ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do tấn công các tế bào khỏe mạnh.
Những phân tử chống viêm có trong loại rau này cũng có thể giúp làm dịu các triệu chứng viêm khớp, bệnh gút và các vấn đề liên quan đến tình trạng viêm sưng khác.
Tốt cho bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn rau dền thường xuyên sẽ giúp ổn định đường huyết, điều này rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Rau dền còn giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tình trạng tăng lượng đường trong máu như béo phì.
Giảm các bệnh về răng miệng
Rau dền là một phương thuốc hữu hiệu làm giảm các biến chứng răng miệng như đau, sưng lợi, viêm họng hay viêm loét miệng.
Tốt bệnh tim mạch
Rau dền còn có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, tocotrienol - một loại vitamin E có trong loại rau này cũng giúp loại bỏ cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh mạch vành.
Có lợi cho bệnh nhân thiếu máu
Việc thiếu hụt chất sắt trong cơ thể có thể gây ra hiện tượng thiếu máu. Hàm lượng sắt dồi dào trong rau dền có vai trò gia tăng lượng hemoglobin và tế bào hồng cầu, rất có lợi cho bệnh nhân thiếu máu.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ cao (gấp 3 lần so với lúa mì) trong rau dền có thể cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Đây còn là loại rau rất tốt cho trẻ em và người lớn tuổi. Nước nấu từ lá cây dền tươi còn hỗ trợ điều trị tiêu chảy, xuất huyết và mất nước.
Ngoài ra, cùng với nước ép cà rốt, các tính năng tẩy sạch của nước ép củ dền rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến túi mật và thận.
Phòng chống ung thư
Rau dền chứa một loại axit amin gọi là lysine và các khoáng chất như kali, phốt pho, magiê và sắt và vitamin C và E giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây lão hóa và dẫn đến sự hình thành các tế bào ung thư.
Lưu ý: Phụ nữ có thai và người hư hàn tiêu chảy dùng hạn chế ăn rau dền.
Trúc Chi
Theo phununews
Rau ngót vẫn ăn hàng ngày nhưng có những tác hại thót tim không ai ngờ tới Rau ngót phổ biến trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt Nam vì là món canh ngon ngọt, bổ dưỡng. Nhưng thực tế, rau ngót "không lành" với tất cả mọi người. Rau ngót là một món ăn quen thuộc của hầu hết các gia đình Việt Nam. Đây chẳng những là loại rau chế biến thành món canh ngon ngọt mà...