Những “công bộc số” đã giúp TP Hồ Chí Minh thay đổi như thế nào?
Cứ 5 năm lại có thêm 1 triệu dân, do đó, TP Hồ Chí Minh buộc phải trở thành một đô thị thông minh để quản lý xã hội và phục vụ người dân.
Những robot thay thế con người, những giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo đang xuất hiện ngày càng nhiều để giúp chính quyền giải quyết công việc hiệu quả hơn. Người dân gọi đó là những “công bộc số”.
Robot thay thế con người thực hiện những nhiệm vụ từ đơn giản đến phức tạp
Để có một hình ảnh tượng trưng cho các “công bộc số”, không gì trực quan hơn là những chú robot. Tại TP Hồ Chí Minh thời gian qua đã có một số cơ quan đơn vị thí điểm các robot lễ tân, chỉ đường, tra cứu thông tin đặt tại nơi tiếp dân. Tuy nhiên, đặc biệt hơn cả là trong các lĩnh vực đặc thù như y tế hoặc phòng cháy chữa cháy, những con robot hiện đại, có thể điều khiển từ xa hoặc làm việc tự động trong môi trường đặc biệt đã bắt đầu được đưa vào vận hành một cách hiệu quả.
Tại Bệnh viện Quân dân y miền Đông, một robot chuyên khử khuẩn mang tên SWAN 01 được triển khai để thay con người. Robot này được tạo ra bởi yêu cầu đặc biệt trong cuộc chiến chống COVID-19, có thể thay con người vào tất cả các môi trường cách ly để phun khử khuẩn. Robot được điều khiển từ xa hàng trăm mét, không sợ nhiễm bệnh, được lắp cảm ứng khắp người để có thể tự quét nhằm nhận diện bản đồ phòng bệnh và tự di chuyển. Robot đã có mặt ở ít nhất 3 bệnh viện lớn của TP Hồ Chí Minh và đã giúp rất nhiều y tá bác sĩ không phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường dễ lây nhiễm bệnh.
Robot khử khuẩn SWAN 01
Theo anh Huỳnh Ngọc Cương – Trưởng phòng kế hoạch Trung tâm CNTT – Bệnh viện Quân dân y miền Đông TP Hồ Chí Minh, SWAN 01 sử dụng một radar để quét và tự nhận diện bản đồ, có thể đặt hẹn tự động phun khử khuẩn theo giờ bất kỳ.
Video đang HOT
Trong khi đó, tại Phòng cảnh sát PCCC và Cứu hộ cứu nạn TP Hồ Chí Minh, một robot chữa cháy mang tên ITM được trang bị với nhiệm vụ như một chiến sĩ PCCC. Robot được sản xuất tại Đức, được điều khiển từ xa, có thể phun được cả bọt và nước để chữa cháy. ITM có thể tự hành vào chữa cháy ở những khu vực nhỏ hẹp, nguy hiểm độc hại như đám cháy hóa chất, xăng dầu hay trong hầm… nơi xe chữa cháy và con người không thể tiếp cận được.
Robot chữa cháy ITM
Đại tá Huỳnh Quang Tâm – Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu hộ cứu nạn – Công an TP Hồ Chí Minh cho biết: “Chúng tôi đã sử dụng robot này chữa nhiều đám cháy phức tạp mà lực lượng chữa cháy không thể vào được và thực tế thì nó đã chữa cháy rất hiệu quả”.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dịch vụ hành chính công
Trên thực tế, việc ứng dụng robot là khá tốn kém và không quá phổ biến. Nhưng những phần mềm, giải pháp công nghệ thông minh đã được ứng dụng rất nhiều ở các cơ quan Nhà nước tại TP Hồ Chí Minh.
Ở một khía cạnh nào đó, có thể coi đây cũng là những “công chức ảo” vì tuy là công cụ, không có dáng vóc vật lý nhưng chúng được tích hợp trí tuệ nhân tạo, có khả năng giải quyết một phần công việc hành chính hết sức hiệu quả chẳng kém gì các công chức truyền thống. Mục tiêu vĩ mô của “Chính quyền điện tử”, “đô thị thông minh” được Tp Hồ Chí Minh bắt đầu từ việc làm sao giải quyết nhanh chóng, hiệu quả những yêu-cầu cụ thể hàng ngày của người dân.
Một ví dụ cụ thể là Quận 12, TP Hồ Chí Minh vừa triển khai ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý GIS và trí tuệ nhân tạo để quản lý trật tự xây dựng. Hệ thống này dùng một bản đồ không ảnh, được chụp từ các thiết bị không người lái hoặc ảnh vệ tinh, với độ phân giải đến hàng chục centimet. Việc chụp ảnh có thể theo chu kỳ hàng tháng hoặc tùy chọn.
Các bản đồ khu dân cư này, sau đó kết hợp với bản đồ địa chính, được hiển thị màu vàng, chính xác đến từng thửa đất. Từ đó có thể thấy ngay các thửa chưa được cấp giấy phép xây dựng, như các khoanh màu đỏ. Trí tuệ nhân tạo sẽ phân tích, giải đoán ảnh chụp giữa các chu kỳ để tự động phát hiện các công trình trái phép.
Ông Lê Trương Hải Hiếu – Chủ tịch UBND Quận 12 – TP Hồ Chí Minh cho biết: “Chúng tôi ứng dụng công nghệ thông tin càng nhiều thì nó càng công khai minh bạch, tránh được tiêu cực, tránh được vòi vĩnh tránh phiền hà cho người dân”.
Những thành tựu chuyển đổi số đã đạt được
Khoa học công nghệ chỉ là phương tiện, tất cả vẫn phụ thuộc vào con người. Nhưng ít nhất, công nghệ giúp mọi thứ minh bạch và nhanh chóng hơn. Thành quả lớn nhất của TP Hồ Chí Minh khi ứng dụng các giải pháp công nghệ, chính là những đột phá về cải cách thủ tục hành chính.
Cụ thể, TP Hồ Chí Minh hiện đã đưa lên mạng 52 thủ tục hành chính điện tử một cửa và hơn 4.600 loại thủ tục hành chính ở cấp độ 2, có thể làm qua mạng một nửa công đoạn. Nhiều thủ tục rất thường gặp như cấp phép thi công, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn thực phẩm… chỉ cần vào trang web để tra cứu là sẽ có đầy đủ.
Chỉ trong năm 2020, TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận gần 1,8 triệu hồ sơ được người dân gửi trực tuyến qua mạng. Tỷ lệ giải quyết các loại hồ sơ đạt 99,3%. Đối với đăng ký doanh nghiệp, trong năm 2020, có một nửa số hồ sơ đăng ký doanh nghiệp người dân không cần đến cơ quan Nhà nước mà ngồi nhà gửi qua mạng. Con số làm tròn là hơn 157 nghìn hồ sơ.
Theo UBND TP Hồ Chí Minh, trong năm 2020, thành phố đã cơ bản số hóa dữ liệu hộ tịch cho người dân. Mục tiêu là các thông tin như chứng minh nhân dân, hộ khẩu, bản sao chứng nhận kết hôn, đăng ký kinh doanh… của người dân sẽ được số hóa và lưu trữ vào kho dữ liệu chung. Điều này đồng nghĩa với việc là một thời gian ngắn nữa thôi, mỗi lần người dân cần làm thủ tục khi đến cơ quan công quyền chỉ cần khai các thông tin trên một lần, sau này không cần khai lại vì mọi thứ đã được lưu trữ sẵn.
VinaPhone chính thức phát sóng 5G tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào tháng 12/2020
Người dùng di động sẽ được trải nghiệm mạng VinaPhone 5G với tốc độ tối đa lên tới 2,2Gbps, tốc độ trung bình cao gấp 10 lần 4G hiện nay.
Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TTTT) chính thức cho phép Tập đoàn VNPT thử nghiệm thương mại 5G tại các băng tần 2.600MHz, 3.700- 3.800MHz (C-Band). VNPT cũng là đơn vị duy nhất thử nghiệm thương mại 5G tại cả 2 thành phố lớn nhất cả nước. Để nhiều khách hàng có điều kiện trải nghiệm tốc độ vượt trội của 5G, VNPT sẽ triển khai vùng phủ sóng 5G liền mạch tại các quận trung tâm của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh bao gồm các địa điểm tập trung đông người, không gian công cộng.
Đặc biệt, cùng với việc phát sóng VinaPhone 5G thương mại, VNPT cũng chuẩn bị các điểm trải nghiệm 5G phục vụ miễn phí cho khách hàng. Người dùng di động có thể đến các điểm trải nghiệm 5G của VNPT tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để trải nghiệm công nghệ 5G với trên các mẫu điện thoại hỗ trợ 5G mới nhất cũng như các ứng dụng công nghệ hấp dẫn như AR/VR, điều khiển robot thông qua 5G với sự chính xác tuyệt đối.
Với các người dùng có sẵn thiết bị hỗ trợ 5G, VNPT sẽ dành nhiều chính sách hấp dẫn để khách hàng chủ động trải nghiệm trong vùng phủ sóng. Song song với việc chuẩn bị mạng lưới, VNPT cũng phối hợp với các nhà sản xuất điện thoại để thực hiện kiểm tra tích hợp các thiết bị đầu cuối 5G đang có mặt trên thị trường, nhằm bảo đảm tối ưu trải nghiệm của khách hàng với mạng VinaPhone 5G.
Đại diện Tập đoàn VNPT cho biết, công đoạn chuẩn bị cho việc thương mại hóa 5G đang trong giai đoạn cuối. Trong giai đoạn trước đó, VNPT đã thử nghiệm 5G tích hợp trên hệ thống mạng vô tuyến, truyền dẫn và mạng lõi hiện hữu do vậy quá trình chuẩn bị cho thử nghiệm thương mại rất thuận lợi. Bên cạnh việc cung cấp mạng 5G tốc độ cao, VNPT còn hướng đến việc xây dựng hệ sinh thái dịch vụ phong phú trên nền tảng mạng 5G bao gồm các dịch vụ dữ liệụ di động băng thông rộng tăng cường như dịch vụ data tốc độ cao, video nội dung 4K/8K, FWA (ứng dụng truy cập vô tuyến cố định), video thực tế ảo VR và các dịch vụ yêu cầu độ trễ thấp như điều khiển robot. Ngoài ra, VNPT tiếp tục phát triển các ứng dụng nền tảng chính phủ điện tử, đô thị thông minh.
Đây là minh chứng cho sự chuyển mình của VNPT, từ một đơn vị viễn thông trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu Việt Nam. 5G là viết tắt của Fifth Generation (Thế hệ thứ năm), tên của tiêu chuẩn tiếp theo trong giao tiếp di động sau tiêu chuẩn LTE (4G) hiện tại, nối tiếp UMTS (3G) và GSM (2G). Tốc độ của 5G nhanh gấp khoảng 10 lần so với 4G. Thử nghiệm trên mạng VNPT cho thấy, tốc độ download mạng 5G lên đến 2.2Gbps.
Tốc độ vượt trội này sẽ cho phép người dùng xem video chất lượng cao 4K/8K, tương tác thực tế ảo (VR) hay video 360 livestreaming... Cùng với đó, độ trễ lý tưởng gần như bằng 0 của mạng 5G sẽ hiện thực hóa việc ứng dụng các công nghệ AI, IoT, điều khiển học như: xe tự lái, phẫu thuật từ xa, robotic... Băng thông của mạng 5G cũng cho phép số lượng thiết bị cùng kết nối nhiều gấp 100 lần so với mạng 4G. Đây là điều kiện quan trọng để triển khai các ứng dụng IoT (Internet vạn vật) trong tương lai như Thành phố thông minh, công nghiệp ô tô.... Việc sớm thương mại hóa 5G ngoài việc sẽ giúp Việt Nam mở ra cơ hội phát triển cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực công nghệ cao, mà còn giúp bài toán về việc đưa Internet đến vùng sâu vùng xa cũng sẽ được giải quyết, khi tốc độ 5G có thể giúp thay thế Internet cáp quang.
Trong bối cảnh đó, VNPT đang tập trung hoàn thiện những khâu cuối cùng, đế đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiếp theo trên thế giới phổ cập mạng 5G.
60 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn Noi tiep truyen thong 60 năm kết nghĩa, Ha Noi - Hue - Sai Gon (TP Hồ Chí Minh hom nay) tiep tuc đay manh giao luu va hop tac toan dien tren tat ca cac linh vuc, nhieu chuong trinh hop tac giua ba Thanh pho đuoc ky ket, tiep tuc phat huy truyen thong gan bo, ho tro lan nhau trên...