Những con số thống kê cao chưa từng thấy tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Brazil
Trong 24 giờ qua số ca mắc COVID-19 và tử vong cao chưa từng thấy tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Brazil.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 4/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Số liệu thống kê của Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ ngày 31/3 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 39.302 ca mắc bệnh COVID-19 – số ca mắc ghi nhận theo ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này hồi tháng 3/2020, qua đó nâng tổng số bệnh nhân tại nước này lên 3.317.182 ca. Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thêm 152 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này lên 31.537 trường hợp.
Số ca lây nhiễm tại Thổ Nhỹ Kỳ đã tăng cao trở lại sau khi chính phủ nới lỏng các biện pháp hạn chế vào ngày 1/3 vừa qua. Để ngăn chặn dịch bệnh tiếp tục lây lan, ngày 29/3, Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định siết chặt trở lại các quy định phòng dịch, trong đó bao gồm lệnh phong tỏa trên toàn quốc vào cuối tuần, trước khi nước này bước vào tháng lễ Ramadan của tín đồ Hồi giáo (sẽ bắt đầu trong 2 tuần tới).
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Y tế Fahrettin Koca cho biết: “Chúng tôi đã xét nghiệm 180.448 trường hợp nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên tại Anh… Có tới 75% số ca mắc COVID-19 trong nước là do nhiễm biến thể này”. Bộ trưởng Koca cũng khẳng định Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm tiêm chủng cho phần lớn dân số vào cuối tháng 6 tới. Chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 tại Thổ Nhĩ Kỳ đã được triển khai trên toàn quốc vào ngày 14/1, với vaccine của hãng Sinovac (Trung Quốc) và vaccine do hãng Pfizer (Mỹ) phối hợp bào chế cùng BioNTech (Đức). Hiện Thổ Nhĩ Kỳ đã tiêm 16,04 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó 9,14 triệu người đã được tiêm liều đầu tiên.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Lviv, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng ngày, giới chức y tế Ukraine cũng thông báo những số liệu cao kỷ lục về số ca tử vong cũng như số ca nhập viện điều trị. Cụ thể, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 11.226 trường hợp mới mắc COVID-19 và 407 ca tử vong. Số người phải nhập viện điều trị trong ngày 31/3 cũng lên tới 5.558 trường hợp. Đây được xem là một gánh nặng lớn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn đã xập xệ của của Ukraine.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng, Thị trưởng thủ đô Kiev – ông Vitali Klitschko đã ban bố nhiều quy định phòng dịch nghiêm ngặt hơn tại khu vực thủ đô kể từ ngày 5/4, trong đó có việc phương tiện giao thông công cộng sẽ chỉ dành cho những người lao động trong các lĩnh vực thiết yếu, như nhân viên y tế và nhân viên cứu hỏa. Các trường học và nhà trẻ sẽ đóng cửa cho đến ngày 16/4 tới.
Trước đó, các địa điểm văn hóa và trung tâm mua sắm lớn ở Kiev cũng đã được lệnh đóng cửa và các nhà hàng bị giới hạn hoạt động kể từ ngày 20/3.
Video đang HOT
Ukraine đã ghi nhận hơn 1,6 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 32.000 ca tử vong. Quốc gia 40 triệu dân này đã triển khai chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 trên toàn quốc kể từ cuối tháng 2 vừa qua. Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 230.000 người ở Ukraine đã nhận được liều đầu tiên.
Trong khi đó, giới chức y tế Brazil cùng ngày cho biết nước này có thêm 3.869 ca tử vong do mắc COVID-19 – một con số cao kỷ lục – trong số 90.638 ca mắc mới ghi nhận trong 24 giờ qua. Theo Viện Y sinh Butantan của Brazil, nước này mới đây đã phát hiện một biến thể mới của virus SARS-CoV-2, tương tự như biến thể được phát hiện lần đầu ở Nam Phi. Phát biểu với báo giới, Chủ tịch Viện Y sinh Butantan – ông Dimas Covas cho biết bệnh nhân được phát hiện nhiễm chủng mới này chưa đi du lịch hay tiếp xúc với du khách đến từ Nam Phi. Theo đó, nhiều khả năng đây là loại biến thể phát triển từ chính chủng P1 được phát hiện tại Brazil trước đó.
Hiện Brazil đang trong giai đoạn bùng phát dịch bệnh tồi tệ nhất với tỷ lệ lây nhiễm cao thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Hiện các ca tử vong do COVID-19 tại nước Nam Mỹ chiếm khoảng 25% tổng số ca tử vong do dịch bệnh này trên toàn thế giới, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Hoài nghi hiệu quả vaccine Covid-19 Trung Quốc
Các nhà khoa học Brazil sửa lại tuyên bố về độ hiệu quả của vaccine CoronaVac do Sinovac, Trung Quốc, sản xuất, từ 78% còn 50%.
Thông tin này được Viện Butantan ở São Paulo - nơi diễn ra thử nghiệm lâm sàng, công bố hôm 13/1. Tuần trước, cũng Viện này, công bố hiệu quả vaccine CoronaVac là 78%.
Ban đầu, Sinovac dự kiến công bố kết quả thử nghiệm vaccine CoronaVac vào ngày 15/12/2020, song đã trì hoãn một tuần. Sau đó họ lại tiếp tục hoãn với lý do củng cố dữ liệu từ các thử nghiệm ở Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Denise Garrett, nhà dịch tễ học tại Viện Vaccine Sabin, Washington (Mỹ), nói: "Nó cực kỳ bất thường, tôi chưa bao giờ thấy điều này. Họ đã trì hoãn kết quả, có vẻ như hiệu quả vaccine không đạt yêu cầu nên đã nghĩ ra cách thông báo kết quả theo hướng thuận lợi hơn".
Kết quả mới tác động không nhỏ đến chính sách ngoại giao y tế Trung Quốc. Đến nay, ít nhất 10 quốc gia đang phát triển đã đặt hàng vaccine nước này. Tổng số vaccine CoronaVac dự kiến xuất khẩu lên tới 380 triệu liều.
Sau thông báo của Brazil, một quan chức cấp cao Hong Kong cho biết sẽ xem xét nghiêm ngặt vaccine dựa trên thử nghiệm lâm sàng trước khi tung ra thị trường.
Yanzhong Huang, chuyên gia y tế cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Trung Quốc, cho biết: "Những nước đã đặt hàng vaccine Trung Quốc có thể thắc mắc về tính hiệu quả. Các quốc gia có đảng đối lập sẽ vin vào đó để thách thức quyết định của chính quyền đương nhiệm, tạo tác động chính trị trong nước".
Sinovac chưa đưa ra bình luận nào.
Nhiều tháng liền, giới chức Trung Quốc coi vaccine là công cụ quan trọng giúp khống chế đại dịch ở các nước thu nhập thấp với hạ tầng chăm sóc sức khỏe hạn chế.
Khác với ứng viên từ Pfizer và Moderna của Mỹ, vaccine Trung Quốc không cần trữ đông. Sản phẩm từ Oxford-AstraZeneca và Johnson & Johnson cũng mang đặc điểm này, với độ hiệu quả cao hơn, có thể trở thành giải pháp thay thế lý tưởng. Nhưng chưa rõ liệu các nước đã đặt mua CoronaVac có thể hủy hợp đồng và chuyển sang sản phẩm khác hay không.
Nhiều quốc gia mua vaccine Trung Quốc tương đối nghèo, họ dập dịch trong tuyệt vọng để bảo vệ dân số. Ví dụ, Indonesia đã đặt trước 125,5 triệu liều. Nước này báo cáo gần 850.000 ca nhiễm nCoV và gần 25.000 trường hợp tử vong, cao nhất Đông Nam Á.
Sáng 13/1, Tổng thống Joko Widodo được tiêm vaccine CoronaVac trên truyền hình, mở đầu cho chiến dịch tiêm phòng quốc gia.
"Chủng ngừa Covid-19 rất quan trọng để phá vỡ chuỗi lây truyền nCoV, bảo vệ sức khỏe cho tất cả chúng ta", ông tuyên bố.
Sulfikar Amir, phó giáo sư xã hội học người Indonesia, làm việc tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, cho biết kết quả mới nhất từ Brazil rất đáng ngại.
"Tại sao Indonesia không chờ tới khi có vaccine tốt hơn. Đối với tôi, điều này diễn ra thật vội vàng và gượng ép", ông nói.
Chuyên viên kiểm tra các lọ đựng vaccine CoronaVac, do công ty Sinovac sản xuất tại Viện Butantan, São Paulo, Brazil. Ảnh: Reuters
Trong thời gian ngắn, quốc gia đang phát triển có ít lựa chọn. Các nước giàu đặt trước hơn một nửa lượng vaccine tung ra thị trường toàn cầu trong năm 2021 và 2022.
Sinovac có lợi thế về năng lực sản xuất. Công ty cho biết có thể cung cấp 600 triệu liều trong năm nay.
Dữ liệu mới của Brazil có thể là một bước lùi cho tham vọng của Trung Quốc. Nước này đặt mục tiêu dùng vaccine Covid-19 chứng minh tiềm lực trở thành cường quốc công nghệ sinh học hàng đầu thế giới.
Trước đó, giới chức đã liên tục quảng bá về hiệu của của sản phẩm do Sinovac và Sinopharm phát triển. Dù vaccine chưa hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 3, chưa được cơ quan quản lý chấp thuận, Bắc Kinh tiêm chủng cho hàng nghìn người theo chính sách sử dụng khẩn cấp. Họ có kế hoạch tiêm cho 50 triệu người vào giữa tháng tới.
Kết quả mới có thể làm dấy lên làn sóng hoài nghi trên thế giới, đặc biệt là với những người vốn cảnh giác với vaccine Trung Quốc sau các vụ bê bối về an toàn, chất lượng. Nghiên cứu từ Đại học Hong Kong cho thấy chỉ 37,2% người dân ở đặc khu sẵn sàng tiêm chủng.
Các nhà khoa học đặt câu hỏi về cách Trung Quốc công bố dữ liệu an toàn. Các phân tích đến nay chưa thống nhất. Hôm 12/1, Indonesia cho biết vaccine hiệu quả 65,3%. Tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ báo cáo sản phẩm có tác dụng 91,25%, dựa trên thử nghiệm lâm sàng nhỏ.
Tại Brazil, vaccine Covid-19 từ lâu đã khiến chính trường hỗn loạn. Tổng thống Jair Bolsonaro liên tục chế nhạo CoronaVac, gián tiếp thúc đẩy phong trào chống tiêm chủng. Hồi tháng 10, ông đột ngột hủy bỏ đơn đặt hàng 46 triệu liều. Trong khi đó, thống đốc São Paulo, João Doria, người sẽ tranh cử Tổng thống năm 2022, nhiệt tình quảng bá vaccine.
Theo tiến sĩ Denise Garrett, chuyên gia dịch tễ người Mỹ gốc Brazil, không có lý do gì để nghi ngờ sự an toàn của CoronaVac. Tuy nhiên, bà cho rằng cách công bố dữ liệu mập mờ và gây hiểu lầm có thể làm lung lay lòng tin của công chúng, vô tình thúc đẩy cuộc chiến chính trị về vaccine.
"Sự thiếu minh bạch thực sự làm tổn hại lòng tin của mọi người. Chúng củng cố luận điểm vaccine này không tốt", bà nói.
Người dân chủ quan, Thổ Nhĩ Kỳ lập tức hứng chịu đợt Covid-19 thứ hai Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đang chứng kiến đợt bùng phát dịch Covid-19 cao điểm lần thứ hai, xuất phát từ sự chủ quan của người dân. Số ca nhiễm và tử vong hàng ngày do Covid-19 ở Thổ Nhĩ Kỳ đang tăng nhanh. Theo số liệu trên trang Worldometers, tính tới 6h sáng 4/9, tổng số ca...