Những con số lột tả sức tàn phá khủng khiếp của mưa lũ ở Trung Quốc
Trung Quốc đang chật vật đối phó với đợt mưa lũ “trăm năm có một”, mà có thể sẽ tạo ra một “sự bình thường mới” ở nước này.
Bên cạnh các nỗ lực cứu trợ thảm họa ngay lập tức, Trung Quốc sẽ phải đẩy mạnh phát triển hạ tầng và xây dựng các năng lực mới vì biến đổi khí hậu có nguy cơ làm tăng tần suất và quy mô những trận lụt như hiện nay, theo hãng tin CNA.
Mưa lớn triền miên đã dẫn đến tình trạng lũ lụt nghiêm trọng ở nhiều vùng thuộc miền nam và tây Trung Quốc, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm triệu người.
Trang CNA dẫn lời các nhà chức trách cho biết, nước ở 433 con sông dâng lên các mức nguy hiểm kể từ đầu tháng 6, với 33 sông dâng cao chưa từng có.
Tính đến giữa tháng 7, gần 38 triệu người ở 27 khu vực cấp tỉnh của Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, với 141 người chết hoặc mất tích. Con số này chắc chắn còn tăng cao.
Bộ Quản lý khẩn cấp Trung Quốc xác nhận hôm 9/7 rằng khoảng 1,72 triệu người đã phải di dời, 22.000 ngôi nhà bị sập, với thiệt hại kinh tế trực tiếp khoảng 8,81 tỷ USD.
Chỉ ba ngày sau đó, 2,25 triệu người phải sơ tán, 126 triệu người cần hỗ trợ khẩn và 209 nghìn hécta cây trồng bị hư hại. Thiệt hại kinh tế trực tiếp tăng gần 30% lên 11,75 tỷ USD.
Trung Quốc thường xuyên bị mưa lũ tấn công xuyên suốt chiều dài lịch sử.
Hoàng Hà là con sông dài thứ 2 ở Trung Quốc sau Dương Tử. Mưa lũ thường xuyên xảy ra và nghiêm trọng đến mức mọi người ta gọi đó là “nỗi đau của Trung Quốc”. Trong số 10 trận lụt thảm khốc nhất thế giới 100 năm qua thì có tới 7 trận ở Trung Quốc: 5 trận ở Dương Tử vào các năm 1911, 1931, 1935, 1954 và 1998, và 2 trận ở Hoàng Hà năm 1887 và 1938.
Thực tế, trận lụt nghiêm trọng nhất thế giới đã xảy ra ở các sông Dương Tử và Hoài Hà năm 1931. Sau 2 năm hạn hán, mưa cực lớn ở lòng chảo Dương Tử đông người sinh sống đã góp phần gây nên thảm họa này.
Hơn 2 triệu người đã mất mạng trong trận lũ này, kéo theo dịch bệnh và tình trạng suy dinh dưỡng. Ước tính 40% dân số bị ảnh hưởng phải rời khỏi nhà.
Trong những năm 1995-2015, khoảng 3.000 thảm họa lũ lụt xảy ra trên thế giới, ảnh hưởng tới 2,3 tỷ người. Kể từ 1980, lũ lụt đã gây thiệt hại hơn một nghìn tỷ đôla cho kinh tế toàn cầu.
Với tình trạng biến đổi khí hậu làm nảy sinh nhiều loại hình thời tiết bất thường, những nước như Trung Quốc sẽ cần phải hành động nhiều hơn nữa để đối phó với thiên tai, theo CNA.
Tác động của đợt lũ lụt mới nhất càng cho thấy những hậu quả thiên tai nghiêm trọng đến mức nào.
Chỉ trong tuần qua, 4 thành phố gồm Hàm Ninh, Kinh Châu ở Hồ Bắc, Nam Xương và Thượng Nhiêu ở Giang Tây, đều ban hành báo động khẩn mức cao nhất. Riêng ở Giang Tây, 5,5 triệu người bị ảnh hưởng và gần 500.000 người phải sơ tán kể từ 13/7.
Tuy nhiên, thời kỳ lũ lụt nguy hiểm nhất có thể vẫn còn ở phía trước. Kinh nghiệm đã qua cho thấy các trận lụt lớn và nghiêm trọng nhất thường vào cuối tháng 7 đến giữa tháng 8.
Đợt lụt mới nhất tàn khốc ngang ngửa trận lụt lịch sử ở vùng trung và hạ nguồn sông Dương Tử năm 1998 kéo dài từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 9. Cơn thiên tai khi đó đã gây đảo lộn cuộc sống của 180 triệu người và làm 13 triệu ngôi nhà hư hại.
Ở Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, mực nước tăng lên 22,6m hôm 13/7 – cao nhất trong lịch sử được ghi lại.
Đập Tam Hiệp bắc qua sông Dương Tử trên địa bàn tỉnh Hồ Bắc xả lũ.
Đập thủy điện Tam Hiệp đóng một vai trò quan trọng trong kiểm soát lũ lụt ở sông Dương Tử. Từ năm 2003 khi được hoàn thành đến năm 2019, công trình đã có 53 lần tích trữ lượng nước lụt quá mức trong mùa mưa, rồi dần dần xả nước sau khi lũ qua đi.
Trong đợt mưa lũ năm nay, Cơ quan quản lý Di sản Văn hóa quốc gia Trung Quốc thống kê hơn 500 di tích văn hóa, gồm các cây cầu cổ, các công trình và tòa nhà lịch sử ở 11 tỉnh thành bị hư hại ở nhiều mức độ khác nhau, khiến 2020 trở thành năm tồi tệ nhất đối với các di tích.
Trung Quốc hiện đang sử dụng nhiều công nghệ hiện đại như dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo vào dự báo thời tiết và kiểm soát lũ lụt nên có thể đưa ra cảnh báo lũ lụt nhanh hơn, giúp người dân có thêm thời gian chuẩn bị và ứng phó thiên tai tốt hơn.
Nước cuồn cuộn đổ về, đập Tam Hiệp xả lũ đợt hai
Mực nước trong hồ chứa đập Tam Hiệp đã vượt ngưỡng cho phép tối đa, do vậy ban quản lý công trình này đã phải cho mở ba cửa xả lũ.
Tân Hoa Xã cho biết, Ban quản lý đập Tam Hiệp đã phải cho mở 3 cửa xả lũ sáng 18/7 nhằm hạ mực nước trong hồ chứa từ 160,17m (cao hơn ngưỡng cho phép tối đa 15m) xuống mức an toàn. Dự kiến, đợt lũ hiện tại sẽ rút sau khi đạt đỉnh ngày 18/7, nhưng các chuyên gia khuyến cáo đập Tam Hiệp có thể phải đối mặt với đỉnh lũ mới vào ngày 21/7 tới.
Đập Tam Hiệp xả lũ đợt hai sáng 18/7. Ảnh: Hubeinews
Theo thông tin từ trạm thủy văn thành phố Trùng Khánh, mực nước đoạn sông Dương Tử chảy ra thành phố này đã đạt 179,43m lúc 11h trưa nay, gần mức báo động 180m. Tuy nhiên, tới 1h chiều thì mực nước đã hạ xuống 179,29m.
Tình hình mưa lớn dai dẳng từ đầu tháng Sáu tới nay đã khiến mực nước của 433 con sông trên khắp đại lục dâng cao vượt mức báo động, gây ngập lụt nghiêm trọng ở 27 tỉnh, thành Trung Quốc, đặc biệt là lưu vực sông Dương Tử.
Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy, thiên tai hiện đã khiến 141 người chết và mất tích, gây tổn thất về kinh tế ước tính lên tới 86,2 tỷ Nhân dân tệ (hơn 12,3 tỷ USD).
Video: Đập Tam Hiệp xả lũ đợt hai sáng 18/7. Nguồn: Hubeinews
Trung Quốc có thể tiếp tục hứng chịu lũ lụt và thảm họa địa chất vào tháng 7 Khu vực phía Nam của Trung Quốc sẽ tiếp tục hứng chịu đợt mưa lớn trong nửa đầu tháng 7, theo China Daily. Vào tháng 6, lượng mưa trung bình tại Trung Quốc đạt 112,7 mm, cao hơn 13,5% so với trung bình. Gần 60% các khu vực ở phía Nam Trung Quốc trải qua các đợt mưa lũ vào tháng 6, chủ...