Những con số không nên quá tin trong mùa thi đại học
Biết rằng thi cử là rất quan trọng và cần phải tham khảo thật nhiều thứ. Nhưng teen nhà mình đừng bị lay động bởi những con số không đáng làm chướng ngại vật của bạn nhé!
Kỳ thi tuyển sinh đại học đang đến gần và ngày một nóng lên cùng với thời tiết của mùa hè tháng 6. Các sĩ tử chắc hẳn đang rất hồi hộp chuẩn bị cho ngã rẽ quan trọng của cuộc đời mình phải không? Nhưng cũng đừng vì thế mà để bị lung lay bởi những thứ không đáng nhé. Đó có thể những con số rất bình thường thôi nhưng lại làm teens lo lắng hơn đấy.
Điểm thi thử
Các đợt thi thử của các trung tâm luyện thi, kể cả ở trên mạng, đã xuất hiện từ tầm tháng 3 và ngày càng nhiều, dày đặc hơn sau khi kỳ thi tốt nghiệp kết thúc, vì đó là lúc các sĩ tử dồn sức cho kỳ thi đại học.
Trên thực tế, theo nhận định của nhiều cựu học sinh, thì đề thi thử không thể nào sát hoàn toàn với đề thi thật được. Đề thi thử luôn mang dấu ấn chủ quan của người làm đề thi, đặc biệt ở những môn khoa học xã hội như văn, sử. Trâm, cựu học sinh THPT V.Đ, kể: Năm ngoái bạn ấy đăng ký thi thử ở trung tâm X. Vào phòng thi, mở đề ra xem thì thấy các bạn xung quanh bảo nhau: “Đấy, tớ biết ngay ông N. (giáo viên của trung tâm) sẽ cho đề Hồ Chí Minh mà!” rồi cười hí hửng và làm bài. Mặc dù như vậy cũng chẳng có gì sai, nhưng khó bao quát được toàn bộ để có thể đánh giá chuẩn kiến thức của học sinh. Cô bạn còn cho biết thêm: “Mình cũng đã đi thi thử một lần ở trung tâm mình luyện thi từ đầu năm. Đề văn giống hệt đề thầy giảng trên lớp, chỉ có chép thuộc lòng ra thôi, cũng chán!”.
Còn đề thi thử các môn khoa học tự nhiên như toán, lý, hóa,… của các trường chuyên như Tổng hợp chẳng hạn, thì luôn khó hơn đề thi thật khá nhiều. Hoàng, cựu học sinh THPT Thăng Long là thí sinh thi thử tại trường chuyên Tổng hợp, cho biết: “Mình thi thử ở đây là lần thứ hai rồi, cơ bản là muốn thử sức nên chọn thi ở đây vì đề khó hơn những đề thi thật của các năm trước mình tự làm thử ở nhà. Đề những năm trước mình làm thường được 8, làm đề ở đây chỉ được 6 thôi. Xác định là thi cho lên tinh thần nên cũng không quan trọng điểm số lắm!”
Có lẽ tốt hơn nên coi những lần thi thử là để quen với không khí phòng thi và khả năng kiểm soát, phân phối thời gian mà thôi. Đừng nên để điểm thi thử chi phối sự tự tin của bản thân, điều đó sẽ ảnh hưởng khá lớn đến kết quả mà bạn đạt được khi bước vào phòng thi thật đó, teen nhé.
Tỷ lệ “chọi”
Mặc dù từ năm ngoái 2010, Bộ GD & ĐT yêu cầu thí sinh đóng lệ phí thi ngay khi nộp hồ sơ nhằm làm giảm thí sinh “ảo” – mà trên thực tế cũng giảm thật ấy chứ, nhưng teens thấy đấy, vẫn có rất nhiều những bạn nộp 2, 3 bộ hồ sơ và thậm chí nhiều hơn cho một khối thi phải không. Điều đó có nghĩa là số thí sinh “ảo” vẫn có, và tỷ lệ “chọi” không phản ánh đúng số “đối thủ” mà các sĩ tử phải đương đầu.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, còn rất nhiều trường hợp học chính một khối nhưng thi thêm một khối khác, với tư tưởng “thi chơi”, không phải “tủ” thế nào chả trượt nên đăng ký hẳn những trường top như Ngoại thương, Bách Khoa, Y,… cũng góp phần đẩy tỷ lệ chọi lên căng hơn chút ít. Nhưng teen đừng để tâm đến nó nhé, hãy để dành đầu óc cho những kiến thức và sự bản lĩnh, tự tin mà các bạn chuẩn bị mang ra để “so tài”.
Các đáp án không chính thức
Rất nhanh chóng, chỉ ngay sau buổi thi đại học, các sĩ thử ra ngoài cổng trường đã thấy bán đầy đáp án rồi. Về đến nhà lên online thì đáp án càng đầy đủ hơn nữa, và thậm chí, “phong phú” hơn.
Trên thực tế, họ chủ yếu đánh vào tâm lý lo lắng, thấp thỏm muốn biết mình thi tốt hay không của các sĩ tử mà kiếm lợi thôi. Teen mình thử nghĩ mà xem, đề thi đại học phải có hẳn một hội đồng ra đề làm việc trong nửa tháng cơ đấy, thế mà chỉ giải trong thời gian ngắn hơn thời gian cần thiết (vì còn phải sao chép, mang đến nơi thi để bán cho các bạn hay để đưa lên mạng,…) thì khó có thể chính xác hoàn toàn được, đó là còn chưa kể những cái bẫy đâu đó trong đề bài mà người giải không phải lúc nào cũng tỉnh táo để nhận ra. Ngoài ra còn những sai sót do lỗi kỹ thuật như đánh máy chẳng hạn.
Teens hãy xem một vài dẫn chứng nhé:
Đề thi môn Lý khối A năm 2010, đáp án trên trang Vatgia sai 2 câu so với đáp án chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo mã đề 927 thì câu 32 đáp án của họ là B trong khi đúng ra phải là C, và câu 36 là D trong khi phải là B.
Đề thi môn Sinh khối B năm 2010, đáp án trên trang Mathvn cũng sai 2 câu so với đáp án chính thức, đó là câu 1 (A- sai, D mới là đáp án của Bộ) và câu 52 (D – sai, A mới là đáp án chính thức) theo mã đề 473.
Đề thi Cao đẳng môn tiếng Anh khối D năm 2010, đáp án trên trang Diemthi2010 sai 13 câu so với đáp án chính thức. (ôi!!!)
Vì thế cho nên nếu sau khi ra khỏi phòng thi mà teen thấy mình làm bài không được như ý lắm thì cũng đừng quá lo lắng nhé. Giữ tinh thần để làm tiếp các môn sau chứ đừng lãng phí vào những điều không đáng tin, phải không nào. Teen cũng không cần phải sốt ruột đâu vì chỉ 1 ngày sau khi thi môn cuối cùng là Bộ GD & ĐT sẽ công bố đáp án chính thức mà.
Đừng để tâm vào những thứ không đáng tin, chúng là đồng minh với nỗi sợ hãi trong các bạn đó. Hãy tin tưởng vào chính khả năng của bản thân mình, các sĩ tử sẽ vững vàng hơn để thành công trong thử thách này!
Theo PLXH
Nhọc nhằn đường đến mùa thi Đại học
Các cô cậu đã bước chân ra khỏi ghế nhà trường cùng người nhà vẫn chưa hết phần lo lắng, bởi trước mắt họ còn bao khó khăn, vất vả.
Nhọc nhằn chuyện ở - ăn
Để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng nhất trong cuộc đời của con mình, nhiều phụ huynh lặn lội thân cò, cùng con khăn gói "lên kinh ứng thí". Đáp lại nguyện vọng được lên Hà Nội ôn thi để nắm vững kiến thức và ổn định tâm lý thi cử của con, họ nếu không nhờ vả được họ hàng, bạn bè, thì tất tả ngược xuôi để đưa con đi tìm chốn ở, chỗ ăn, rồi tìm "lò" cho con mình luyện.
Những thí sinh có người nhà ở Hà Nội còn có cái
may mắn được đón đưa tận bến xe.
Chính vì thế, cứ mùa hè là phòng cho thuê lại ngày một mọc lên như nấm. "Chạy đua vũ trang" cùng giá phòng, các quán cơm bình dân cũng khai trương rầm rộ và cơm canh "đội giá" theo ngày.
Nhưng nhiều phụ huynh khác phải tự mình cùng con lặn lội lên Hà Nội,
đi tìm chỗ ở tại cả những nơi lụp xụp, tồi tàn.
Bác Vương (Nam Định) cho biết:"Có đưa con đi thi mới biết các cháu ở trên thành phố này còn khổ hơn dưới quê nhà bác. Trời nóng như thiêu mà hai bố con ở cái phòng chưa được 9m2, vệ sinh chung thì hết mùi ẩm mốc sang mùi xú uế. Tối về nằm thương con mà nghĩ, biết không học không hết nghèo, chứ không thì cho nó ở nhà làm ruộng, buôn bán còn hơn".
Chỗ thì tồi tàn, ẩm thấp, mất vệ sinh. (Ảnh: Internet)
Còn bác An thì có khá hơn, bác có nhờ được người bạn cũ tìm được một phòng trọ khá tử tế, rộng 15m2. Nhờ có chút quen biết, nên chủ nhà còn cho mượn một chiếc quạt điện để hai bố con sử dụng. Bác chia sẻ: "Hôm nào không cắt điện thì cháu nó học cũng đỡ khổ. Chỉ mỗi chuyện bữa ăn là không ai giúp gì cho được. Ở nhà có cơm canh ngon lành bác gái nấu, giờ ra đây ba bữa nhìn con ăn cơm hàng không tử tế, bác cầm lòng không đặng".
Nơi thì hết phòng. (Ảnh: C.V)
Có "không đặng" cầm lòng, thì họ vẫn phải cố gắng động viên con chịu đựng, trong khi mình cũng chẳng mấy khá hơn. Thời điểm này, chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là đã đến kỳ thi Đại học khối A, những thí sinh và người nhà dù có thấy vất vả cũng biết phải bấm bụng mà cố gắng. Cũng chẳng mấy gia đình gặp được chủ nhà tử tế như bác An, lại càng chẳng nhiều nhà có điều kiện sắm sửa vật dụng chỉ để dùng cho vài tuần nơi đất khách.
Gian truân đường củng cố tri thức
Ổn định được nơi ăn, chốn ở, nhiều thí sinh và gia đình cũng phải ngơ ngác trước cả "rừng" những trung tâm luyện thi dán đầy quảng cáo, phát đầy tờ rơi như tung hỏa mù.
Lịch học thì kín mít, dày đặc.
Đến trước một vài trung tâm luyện thi Đại học, chúng tôi gặp không ít cảnh những phụ huynh ngay cả là đi xe máy biển số Hà Nội, nhưng vẫn cùng con toát mồ hôi hột vì không biết học ở đâu, chọn lớp nào. Người biết đường biết lối còn vậy, những cảnh cha con, mẹ con dắt díu nhau từ nơi xa đến còn vất vả và bối rối hơn.
Các trung tâm luyện thi mọc lên như nấm,
chỗ nào cũng quảng cáo cô này, thầy nọ, chuyên gia kia.
Xét cho cùng, việc đến những trung tâm chật ních người này
cũng chỉ là "liệu pháp tâm lý" giúp các em ổn định tư tưởng
trước ngày thi gần kề.
Một phụ huynh Hà Nội giấu tên cho biết: "Cô có nhờ người hỏi thăm và tìm hiểu giúp rồi, họ nói trung tâm này dạy được. Nhưng đến nơi, thấy khóa biểu kín mít lớp này lớp nọ, thầy này cô kia "chạy sô" hơn ca sĩ, dù có được người quen chỉ chỗ cũng thấy lo lo". Được biết, cùng lớp với con gái cô, nhiều gia đình chọn việc thuê thầy dạy riêng cho một nhóm 3-4 cháu để đảm bảo chất lượng cho việc ôn tập của con mình. Nhưng "có phải ai cũng có điều kiện đáp ứng được đâu".
Những trung tâm này, nơi nào cũng "đảm bảo chất lượng", khiến sĩ tử không khỏi lúng túng khi chọn chỗ để "gửi thân" chờ ngày lên trường thi.
Những lớp luyện thi "cấp tốc" mọc lên như nấm với lịch học dày đặc. Sau khi được một nhân viên ngồi ở bàn tư vấn phát cho tờ thời khóa biểu, chúng tôi còn nhận được lời đảm bảo chắc nịch:"Các thầy cô ở đây toàn giảng viên có tiếng ở các trường đại học, nên chị cứ yên tâm cho em mình đến đây tham dự. Học ở nhà không có sự cọ xát, đến lúc thi khó mà bình tĩnh và nhanh nhạy khi làm bài lắm".
Chính vì những lời quảng cáo "đâu đâu cũng giống nhau", thầy nào cũng giỏi, cô nào cũng là chuyên gia này, những phụ huynh lặn lội đường xa cùng con đi tìm chỗ học không khỏi lúng túng và vô cùng lo lắng. Bác Hương (Thái Bình) cho biết: "Hai mẹ con bác đi cả buổi sáng rồi, chỗ này là chỗ thứ 5, mà chưa thấy yên tâm chỗ nào để xin vào học.
Điều kiện gia đình cũng không dư dả nên giờ này mới cho em nó lên tìm chỗ học ôn, nhưng thật tình sao mà khó quá". Sau khi cân nhắc, cô bé và mẹ đã đành "nhắm mắt đưa chân" để điền tên vào phiếu đăng ký và nạp học phí tại trung tâm luyện thi thứ 5 này vì trời đã bước sang buổi ban trưa nắng nóng, và dù có tìm thêm thì chắc cũng "chỉ đến thế mà thôi".
Những thí sinh áo trắng rời trường thi tốt nghiệp chưa được bao lâu, cái thở ra nhẹ nhõm chưa kịp dứt, thì họ và những người thân đã phải đối đầu ngay với nỗi lo cho kỳ thi Cao đẳng - Đại học đang mở ra trước mắt.
Sau 12 năm dùi mài kinh sử, tấm bằng tốt nghiệp dù có chắc chắn nằm gọn trong tay cùng nụ cười chiến thắng hay còn những con số trên thông báo điểm chưa được hài lòng, họ vẫn phải củng cố tinh thần ngay cho chặng đường đến ngày thi đại học.
Để đến được ngày đó, không chỉ đơn giản là học và thi. Mong rằng các sĩ tử của chúng ta sẽ vượt qua được những khó khăn, vất vả để ôn tập và hoàn thành tốt bài thi của mình, mang nụ cười trở về để không phụ công lao của những người thân luôn một lòng chăm lo và dõi theo họ.
Theo BĐVN
Ba bước đơn giản để đạt điểm tối đa môn Toán, Lý Kỳ thi tốt nghiệp THPT, ĐH chuẩn bị diễn ra, dưới đây là những ý kiến tư vấn của các chuyên gia giáo dục về kinh nghiệm ôn thi một số môn thi tốt nghiệp và chuẩn bị cho kỳ thi đại học sắp tới. Kinh nghiệm ôn thi môn Toán Với nhiều năm kinh nghiệm trong luyện thi đại học thầy Đặng...