Những cô giáo mầm non nhiệt huyết ứng dụng công nghệ thông tin vào lớp học
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non mang đến nhiều lợi ích thiết thực, là bước đệm cần thiết cho sự phát triển của học sinh trong tương lai.
Những bài giảng ứng dụng CNTT luôn hấp dẫn trẻ mầm non
Đó là nhận định chung của các giáo viên mầm non tại vòng chung khảo xét duyệt giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 4 năm học 2019-2020 được Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức ngày 6/10..
Cô Phan Vũ Lan Anh – Hiệu trưởng trường MN Liên Mạc (Quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ: Tại các trường mầm non, công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là vô cùng quan trọng. Bởi vậy, tôi đã nghĩ ra giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ trong việc đón và trả trẻ tại trường.
Qua nhiều lần thử nghiệm, cô Lan Anh đã xây dựng và hoàn thiện “Phần mềm quản lý trẻ và trẻ muộn”. Phần mềm giúp đỡ cho người quản lý và giáo viên các lớp, nhân viên nhận diện đúng người được phép đón trẻ. Phần mềm đã hoàn chỉnh và hoạt động ổn định, phát huy hiệu quả tốt.
Nhờ khả năng ứng dụng CNTT tốt, cô Phạm Thị Dung – Giáo viên trường MN Yên Sơn ( Huyện Quốc Oai) đã mạnh dạn ứng dụng phương pháp dạy học tiến tiến Montessori- lĩnh vực thực hành cuộc sống vào kế hoạch giáo dục trẻ.
Video đang HOT
Cô Dung đã thiết kế các bài tập kỹ năng với những đồ dùng có sẵn các bài tập kỹ năng từ các đồ dùng tăng cường, lựa chọn các kỹ năng giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường. Việc phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh được cô quan tâm ngay từ đầu năm học, được phụ huynh tin tưởng và ủng hộ.
Ngoài ra, cô Dung còn mạnh dạn thực hiện hoạt động tạo hình với đề tài “Vẽ tranh bằng giấy bồi”, đưa loại hình dân gian truyền thống cho trẻ; khuyến khích trẻ cùng cô chế biến các nguyên vật liệu tạo hình, tăng cường các nguồn vật liệu , phương tiện từ thiên nhiên, tận dụng các khu vực sân vườn thành không gian nghệ thuật đẹp, lôi cuốn trẻ, giúp trẻ tư duy sáng tạo.
Học sinh Trường MN Liên Mạc (Bắc Từ Liêm)
Cô Nguyễn Thị Ngọc Thủy- Giáo viên trường MN Họa Mi ( Quận Cầu Giấy) 10 năm liền được giao nhiệm vụ khối trưởng, khối phó và giáo viên chủ nhiệm lớp điểm các chuyên đề “xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ” và chuyên đề “ứng dụng CNTT vào công tác giáo dục”.
Nhiều năm liền, cô Thủy đã nghiên cứu, thiết kế và áp dụng có hiệu quả nhiều bài giảng điện tử, bài giảng E-learning, phần mềm giáo dục. Cô luôn lấy tiêu chí đơn giản, dễ làm, tiết kiệm từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, nguyên vật liệu tái sử dụng.
Cô Thủy cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của CNTT, cô đã mày mò nghiên cứu và thiết kế ra các bài giảng điện tử E-learning để đưa vào dạy trẻ. Với các phần mềm chuyên dụng dạy học Adobe presenter và các phần mềm hỗ trợ như Ulead videostudio, videopad, video editor, proshow Produter, Freemake video converter… việc thiết kế bài giảng trở lên vô cùng sinh động và hấp dẫn.
Đến nay, cô Thủy đã cùng các giáo viên trường Họa Mi đóng góp hơn 300 bài giảng điện tử và bài giảng E-learning trong kho dữ liệu của nhà trường. Các bài giảng này được đưa vào lồng ghép với các chủ đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, được phân loại đưa vào các chủ đề để dạy trẻ.
Thi tốt nghiệp THPT trên máy tính: Không phải nói là làm được ngay
Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi, xét tốt nghiệp THPT giai đoạn 2015-2020, định hướng giai đoạn 2021-2025. Theo đó, toàn bộ quá trình đổi mới kỳ thi được nhìn nhận khách quan, kỹ lưỡng và kế hoạch cho những năm tiếp theo được đề ra cụ thể.
Những chuẩn bị cho việc tiến tới thi trên máy tính cũng được tính đến, nhưng theo Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Mai Văn Trinh, quá trình này cần chuẩn bị kỹ lưỡng.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, năm 2020, công tác tổ chức thi đã chắt lọc, kế thừa tất cả thành tựu giai đoạn trước đó, vừa đúng Luật vừa phù hợp thực tiễn.
"63 địa phương đã làm hết trách nhiệm và rất sáng tạo, đảm bảo mục tiêu kép, vừa đảm bảo an toàn kỳ thi vừa an toàn trong dịch bệnh", ông Trinh ghi nhận và cho rằng, sự phối hợp giữa các bên cùng năng lực tổ chức thi của các địa phương gia tăng là tiền đề quan trọng cho công tác tổ chức kỳ thi giai đoạn tới đây.
Tổng kết giai đoạn thi từ 2015-2020, ông Mai Văn Trinh đúc rút 3 bài học căn bản, đó là: Kiên định mục tiêu, vốn là thử thách lớn nhất trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19; Đảm bảo nguyên tắc về tính khoa học, thực tiễn và khả thi; Phân định trách nhiệm của từng tổ chức cá nhân.
"Thành công này mới chỉ là ban đầu. Chúng ta duy trì tâm thế này, quyết tâm này, trách nhiệm này, mới có thể làm tốt trong những năm tiếp theo", Cục trưởng Mai Văn Trinh nhấn mạnh.
Lộ trình thi trên máy tính cần có sự tính toán kỹ lưỡng. Ảnh: VNU
Theo Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, định hướng kỳ thi giai đoạn 2021-2025 cần được tính toán từng bước để chủ động thực hiện, tăng cường khắc phục lỗi kỹ thuật và ứng dụng CNTT mạnh mẽ hơn. Phương thức thi căn bản ổn định như năm 2020, đặc biệt, năm 2021 ổn định như năm 2020; đồng thời nỗ lực điều chỉnh kỹ thuật tốt hơn, đảm bảo không ảnh hưởng tới học sinh, giáo viên và xã hội.
Trong đó, cần thực hiện hai nhiệm vụ lớn là tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi phong phú, chuẩn hóa để sử dụng hiệu quả hơn nữa; tăng cường ứng dụng CNTT theo hướng đưa dần hình thức thi trên máy tính vào kỳ thi. Hình thức thi trên máy tính đồng thời với việc khai thác các Trung tâm khảo thí quốc gia, khai thác các trường ĐH và các tổ chức, cá nhân có đủ nguồn lực để hình thành trung tâm khảo thí.
"Nói vậy không phải là chúng ta làm được ngay. Quá trình này sẽ mất nhiều thời gian, cần tính toán, chuẩn bị kỹ, sớm thí điểm ở những địa phương đáp ứng điều kiện và dần mở rộng. Đảm bảo sự tương đồng giữa hai hình thức thi và không gây bất an cho xã hội", ông Trinh lưu ý.
Ông Nguyễn Tiến Thảo, GĐ Trung tâm khảo thí, Phó Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN cho rằng: Thi trên máy và thi trên giấy không đơn thuần là lấy mô hình trên giấy để số hóa mà cần quy định rõ ràng bằng các văn bản pháp quy. Ta lấy ví dụ, như thi trên máy sẽ có yêu cầu tối thiểu đơn giản như số lượng đề, ma trận đề, tỷ lệ sẽ khác.
Thí sinh có thể thi nhiều lần trong một năm, do đó, đề thi phải có tính phân loại và tính không trùng lặp cao, đồng thời, đảm bảo tính cân bằng, tương thích trong hệ số tương quan cho phép. Hệ thống phần mềm cũng cần đảm bảo tính khách quan, trung thực, an toàn, bảo mật. Bên cạnh đó, cách thức xét tốt nghiệp, thời gian công nhận kết quả thi ra sao cũng phải tính toán phù hợp mục đích xét tốt nghiệp và cung cấp cơ sở để xét tuyển sinh.
Trong bất cứ kỳ thi nào, dù là kỳ thi trên giấy hay trên máy tính, truyền hình,... đều có những vấn đề kỹ thuật, sự cố có thể xảy ra. Do đó, cần phải tính toán kỹ lưỡng, với lộ trình từng bước, áp dụng thí điểm, tập huấn, xây dựng các văn bản cụ thể. Tôi cho rằng, lộ trình mà Bộ GD&ĐT đang xây dựng rất cụ thể, chi tiết và tránh gây sốc cho thí sinh.
Điểm chuẩn Đại học Sao Đỏ chính thức năm 2020 Điểm trúng tuyển đại học hệ chính quy năm 2020 tất cả các ngành của trường Đại học Sao Đỏ đã được công bố ngày 5/10. Ảnh minh họa Cụ thể như sau: