Những cô gái Việt không chùn chân trước Harvard
Harvard là một trong những trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh đầu vào thuộc loại cao nhất nhưng nhiều cô gái người Việt nhỏ bé đã không hề chùn bước trước ngưỡng cửa ĐH danh tiếng này.
Cô gái hay làm thơ trúng tuyển Harvard
Cuối tháng 3 vừa rồi, Tôn Hà Anh, cựu HS Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam đã lần lượt nhận được thư mời nhập trường của cả 5 trường với học bổng toàn phần, trong đó có ĐH Harvard. Lúc này, Hà Anh đang học tại một trường khác của Mỹ. Năm 2011 ĐH Harvard có lượng thí sinh kỷ lục với gần 35.000 hồ sơ dự tuyển.
Báo Tiền Phong giới thiệu, không chỉ giỏi những môn tự nhiên, chính những môn học xã hội đã giúp Hà Anh tiến xa hơn. Điểm đặc biệt trong hồ sơ của cô là thế mạnh về những môn nhân văn. Bên cạnh những môn khoa học vốn đã là thế mạnh của học sinh châu Á, Hà Anh cố gắng dành thời gian cho các môn học xã hội để đảm bảo kiến thức toàn diện và không bị lép vế so với học sinh bản địa. Điều này đã giúp cô đạt được điểm luận văn cao nhất trong lịch sử của trường St. Andrew’s. Đây cũng là một trong những điểm nhấn quan trọng để 5 trường đại học danh tiếng nói trên mời nhập học.
Hà Anh hiện là Chủ tịch Hội cựu học sinh ngoại quốc Trường St.Andrew’s, Trưởng Ban tổ chức chương trình tuần lễ trái đất và giờ trái đất tại St.Andrew’s 2010, thành viên Ban tổ chức Aids Walk- sự kiện gây quỹ cho HIV/AIDS lớn nhất bang Delaware,…
Hà Anh.
Cô gái của “dòng họ Harvard”
Năm 2006, nhiều báo trong nước thông tin cả dòng họ Nguyễn và người dân thôn nhỏ Cầu Đơ (Hà Đông, Hà Nội) vui mừng vì cô bạn Nguyễn Lê Vân là người thứ hai của dòng họ, cũng là người thứ hai của thôn bước chân vào ĐH Harvard. Trước Vân, người anh con bác ruột là Nguyễn Tiến Anh đã gia nhập Harvard từ tháng 4/2003. Nhiều người dân ở đây đã gọi vui dòng họ Nguyễn là “dòng họ Harvard”.
Tháng 12/2004, khi đang học lớp 10 tại Trường THPT Kopernik tại thủ đô Ba Lan, Vân đã giành danh hiệu “ người đẹp thanh lịch cộng đồng” – cuộc thi do báo Quê Việt và các đoàn thể người Việt Nam tại Ba Lan tổ chức. Ngày nhận được tin mình đỗ ĐH Harvad cũng là ngày nhiều báo của Ba Lan và báo của cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan chạy một loạt tít lớn trên trang báo: “Người đẹp Nguyễn Lê Vân thi đỗ ĐH Harvard”, “Cô nữ sinh toàn vẹn”, “Cái đẹp trí tuệ mới là vĩnh cửu” – báo Đất Việt thuật lại.
Lê Vân theo học ngành Toán ứng dụng kinh tế, rất thích môn học này, đặc biệt là Toán, vì môn này dạy cách tư duy và sự rèn luyện trí tuệ.
Nguyễn Lê Vân tại ĐH Harvard. Nguồn: Kênh 14.
Hai cô gái Harvard cùng muốn về Việt Nam
Năm 2009, Nguyễn Bích Ngọc trở thành sinh viên năm thứ nhất ĐH Harvard. Cô bạn đã nhận được giấy mời học của trường từ tháng 4/2009 cùng học bổng hơn 50.000 USD mỗi năm.
Nói về bí quyết thành công, theo Ngọc, 4 năm ở Singapore là bước đệm rất quan trọng vì giúp cho khả năng tiếng Anh khá lên.
“Bên cạnh đó, quan điểm sống và cách nhìn cuộc sống của mình chín chắn lên rất nhiều, cách suy nghĩ độc lập hơn. Đây là điều mà những người tuyển sinh ở ĐH Harvard họ cần”.
“Khi phỏng vấn, họ hỏi tại sao chọn trường này, những đam mê trong cuộc sống của bạn”.
Ngọc tâm sự trên Dân Trí: “Em khẳng định sẽ về Việt Nam làm việc là do bố luôn luôn nói: “Điều quan trọng nhất là khi đi học ở nước ngoài là để về phục vụ đất nước”. Ở Mỹ có rất nhiều tài giỏi, mình chỉ là một trong số những người tài giỏi thì cái bằng đó về Việt Nam sẽ đóng góp được nhiều hơn. Đây mới là quê hương của mình.”
Nhóm sinh viên tại ĐH Harvard. Nguồn: Hội Sinh viên Việt Nam tại Harvard.
Video đang HOT
Cùng học cực giỏi là cô gái Trần Phương Ngọc Thảo, nhân vật “gương mặt tiêu biểu” không còn lạ với báo chí trong nước.
Báo Phụ nữ TP.HCM thông tin, dù phải bỏ qua nửa năm học lớp 10 tại ngôi trường xa lạ tại New Zealand và học nhảy (lớp 11) để học luôn chương trình lớp 12, nhưng với một năm rưỡi để học 3 lớp của chương trình cấp 3 Thảo vẫn tốt nghiệp bậc trung học xuất sắc. Với thành tích ấy, Thảo được Đại học Oxford (Anh) tuyển thẳng lúc 16 tuổi.
Bốn năm sau, Trần Phương Ngọc Thảo tốt nghiệp loại ưu, trong top 5 của ĐH Oxford và được 5 trường ĐH danh tiếng tuyển thẳng học bậc cao học. Thảo đã quyết định chọn Harvard để học Khoa Tài chính ngân hàng với học bổng toàn phần trị giá hơn 50.000 USD.
Không ít người nghe Thảo sẽ chọn ở lại Mỹ sau khi lấy bằng tiến sĩ, nhất là với một ngành dễ tìm việc làm và có thu nhập tốt ở Mỹ như thế. Nhưng ngay từ khi đi, Thảo đã nói với mọi người: “Nhất định tôi sẽ trở về Việt Nam”.
Bí quyết của đam mê
Khác với các trường hợp Hà Anh, Bích Ngọc, Phương Thảo,v.v… và một số sinh viên tới đại học danh tiếng này từ đường vòng (học ĐH hoặc THPT ở một nước thứ ba, không phải Việt Nam), ĐH Harvad cũng hé cửa với một số sinh viên gốc Việt đang sống ở Mỹ.
Susan Liễu đã tốt nghiệp ngành xã hội học tại ĐH Harvard và hiện tại đang làm chủ một doanh nghiệp sản xuất sôcôla. Từ nhỏ, cô đã học ở trường công và nghĩ sau này cũng sẽ theo học đại học ở một trường công lập. Thế nhưng vào mùa hè trước năm cuối trung học, bộ phim Legally Blonde đã khiến cô thay đổi quyết định.
“Sau khi xem xong, tôi đã cười thật to và nói rằng nếu nhân vật trong phim có thể đạt được giấc mơ vào Harvard thì tại sao mình lại không thử sức và xem kết quả ra sao. Bởi vì được nhận vào Harvard là điều gần như không khả thi đối với những người học trường công lập như chúng tôi. Vì vậy mà tôi đã quyết định nộp đơn”, báo Đại Đoàn Kết thuật lại lời Susan Liễu.
Isabella Nga là một trường hợp khác. Cô tốt nghiệp hạng ưu ngành Chính sách Y tế và Thần kinh học tại ĐH Harvard và theo học tại trường Y của ĐH Stanford vào mùa thu năm 2010.
Susan Liễu (phải) là chủ doanh nghiệp sản xuất sôcôla. Nguồn: doanhnhan.net
Theo Isabella, để được chấp nhận vào những trường ĐH hàng đầu của Mỹ thì điểm số và thành tích học tập là quan trọng, nhưng không phải duy nhất.
“Điều quan trọng hơn cả là phải có quyết tâm và đam mê. Đó là niềm đam mê những điều mình đang làm, đam mê giúp đỡ người khác, đam mê tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn và giúp đỡ gia đình, đam mê giúp đỡ cộng đồng và đam mê học hỏi”.
Theo Isabella thì môi trường học tập ở Harvard mang tính cạnh tranh rất cao, và đối với một người nhập cư như cô thì lại càng gặp phải nhiều khó khăn hơn.
“Tôi nghĩ rằng học tập ở Harvard là một điều rất khó, bởi vì nhiều sinh viên ở trường này có ba, mẹ là những người cũng từng học ở trường này, hay họ là con cái của những gia đình giàu có, còn tôi chỉ là một người nhập cư đến từ Việt Nam. Vì vậy, để thích nghi được với một môi trường cạnh tranh, học tập căng thẳng và phải học cách để viết giỏi như họ, để hiểu những thuật ngữ khoa học và đạt thành tích học tập như họ là một thách thức lớn”.
Cô đơn ở Harvard
Mặc dù ở bậc trung học đạt thành tích xuất sắc và tham gia rất nhiều hoạt động trong trường với tư cách là chủ tịch hội học sinh, nhưng khi vào ĐH Harvard, Susan thấy mình chỉ như một con cá nhỏ trong đại dương.
“Khi vào học ở trường Harvard, tôi nhận ra có cả hàng ngàn người giỏi, nghĩa là ai cũng phải có điểm số tốt, ai cũng thông minh và ai cũng đam mê những điều họ làm. Những năm đầu tôi rất e dè. Trong một thời gian dài, tôi tìm cách làm sao để có thể thích nghi được trong môi trường toàn những người hướng tới những mục tiêu cao” – cô nói.
Susan nhận ra rằng thật tuyệt khi xung quanh mình là những người luôn cố gắng để trở thành xuất sắc. Điều cô thoáng suy nghĩ, chính vì ai cũng cố gắng để thành công, ai cũng cố gắng đạt được mục đích, nên “nói thật là, đôi khi tôi cảm thấy tình bạn không được gắn bó như mong muốn và đôi khi tôi cảm thấy cô đơn trong môi trường đó”, Susan nói trên một tờ báo phát thanh.
Theo Kênh14
Cơ hội học tập tại ĐH Hoa Sen với nhiều học bổng lớn
Kỳ tuyển sinh năm nay, với mong muốn học sinh có nguyện vọng và năng lực học tập đều có thể dự tuyển, Đại học Hoa Sen có nhiều biện pháp hỗ trợ tài chính giúp sinh viên vượt khó.
Th.S Trần Phương - chuyên gia hướng nghiệp tuyển sinh đang trả lời thắc mắc học sinh lớp 12
ĐH Hoa Sen có những chính sách học bổng ưu đãi và xét tất cả hồ sơ xin học bổng, nếu không đạt học bổng học sinh thỏa mãn các tiêu chuẩn của một loại học bổng khác vẫn được xem xét tiếp. Vì thế vào ngày 27/3/2011 tới, trường Đại học Hoa Sen sẽ tổ chức buổi tư vấn trực tuyến với Lãnh đạo nhà trường về các chính sách học bổng bên cạnh tư vấn online ngành tuyển sinh, quy chế đào tạo, cơ hội học tập tại trường từ các Trưởng Khoa, ngành, bộ môn tại website: www.hoasen.edu.vn.
"Đầu tư" nhân lực tương lai
Với mong muốn góp phần "ươm mầm" cho những ước mơ nghề nghiệp của học sinh, trường ĐH Hoa Sen đã lập ra phần thưởng với tên gọi "Cùng Đại học Hoa Sen xây dựng tương lai". Phần thưởng này không chỉ dành riêng cho những học sinh nào có nguyện vọng đăng ký vào Đại học Hoa Sen mà tất cả những học sinh thi vào các trường Đại học khác.
Theo trường Đại học Hoa Sen, đối tượng nhận được phần thưởng này là các em học sinh khối 12 đat thanh tich xuât săc trong hoc tâp va ren luyên. Cụ thể, học sinh đó phải là đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, có hạnh kiểm đạt loạt tốt và học lực xuất sắc các ban A, B, D1 và D3 học kỳ 1 năm học 2010 - 2011. Tuy trị giá phần thưởng này không hấp dẫn bằng các học bổng dành cho những thí sinh trúng tuyển vào Đại học Hoa Sen, nhưng đó sẽ là "điểm khích lệ" để giúp các em có thể đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ cũng như vững bước chọn nghề nghiệp cho tương lai.
Điểm đáng ghi nhận của phần thưởng này là không chỉ hướng đến những học sinh có thành tích học tập giỏi mà còn phải tích cực tham gia hoạt động cộng đồng (có thành tích đặc biệt xuất sắc trong giữ gìn bảo vệ môi trường, trong hoạt động vì cộng đồng được cơ quan Nhà nước và xã hội ghi nhận).
Phần thưởng "Cùng Đại học Hoa Sen xây dựng tương lai" có thể được xem là một chiến lược đầu tư dài hơi trong việc thu hút các thí sinh dự thi vào trường. Thông qua phần thưởng này, các học sinh cũng biết rõ hơn các ngành học tại Đại học Hoa Sen như: Hệ thống thông tin quản lý, Toán ứng dụng, Truyền thông và mạng máy tính (phần thưởng cho học sinh ban A) Anh văn thương mại, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (phần thưởng cho học sinh ban D) và ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường (phần thưởng cho học sinh ban B). Theo đó, nếu học sinh nào đang có nguyện vọng thi vào các ngành này của Đại học Hoa Sen sẽ không còn cảm thấy lúng túng và lo ngại trước "bước ngoặt" định hướng tương lai.
"Tiếp lửa" cho tân sinh viên
Năm nay, trường Đại học Hoa Sen đã dành đến 85 suất học bổng với tổng giá trị lên đến 1,5 tỷ để chào đón các tân sinh viên của trường.
Với học bạ 3 năm bậc THPT đều đạt loại giỏi và trúng tuyển vào Đại học Hoa Sen từ 22 điểm trở lên (chưa tính hệ số và ưu tiên) hoặc thuộc diện tuyển thẳng vào ĐH-CĐ theo quy định của Bộ GD-ĐT, bạn sẽ trở thành "ứng cử viên sáng giá" của học bổng tài năng, trị giá từ 30.000.000 đồng -120.000.000 đồng, tương đương với mức học phí 1-4 năm tại đại học Hoa Sen. Với nỗ lực không ngừng trong suốt các năm theo học tại Đại học Hoa Sen, có điểm trung bình tích lũy từ 3,2 (thang điểm 4) trở lên, chắc chắn vấn đề học phí sẽ không còn là gánh nặng đối với bạn và gia đình.
Ngoài quỹ học bổng tài năng, trường Đại học Hoa Sen còn dành thêm học bổng khuyến học nhằm khích lệ cho những thí sinh trúng tuyển vào trường cả bậc ĐH, CĐ, TCCN và KTV, với trị giá từ 5.000.000 đồng -10.000.000 đồng. Đặc biệt, để động viên những bạn trẻ có tinh thần vượt khó học tập, trường Đại học Hoa Sen lập quỹ học bổng vượt khó để hỗ trợ các tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, trị giá từ 8.000.000 đồng, 12.000.000 đồng. Thông điệp mà trường đại học Hoa Sen muốn gửi đến các bạn trẻ qua học bổng năm nay là chỉ cần bạn có ước mơ, hãy "quẳng gánh lo" đi, vì Đại học Hoa Sen sẽ chung tay "tiếp lửa" cho ước mơ của bạn.
Đối tượng tham gia xét học bổng:Học sinh đã tốt nghiệp THPT năm 2011 hoặc đang học lớp 12 niên học 2010 - 2011 và đăng ký dự thi Đại học, Cao đẳng hoặc đăng ký xét tuyển TCCN, KTV của trường Đại học Hoa Sen.
Tổng giá trị và số lượng học bổng: 1,5 tỉ đồng, với 85 suất học bổng
Hồ sơ dự tuyển học bổng: Gưi qua bưu điện hoặc đến nộp trực tiếp tại Văn phong Tuyên Sinh - Trường ĐH Hoa Sen - 93 Cao Thắng, Q.3, TPHCM. Hồ sơ gồm: Phiếu đăng ký dự tuyển học bổng (theo mẫu) Thư tự giới thiệu bản thân: Nêu rõ mục tiêu học tập, nghề nghiệp và tại sao chọn Hoa Sen để thực hiện mục tiêu. Nêu các hoạt động đã tham gia, hiểu giá trị Hoa Sen (xem www.hoasen.edu.vn) và thể hiện của bản thân (chọn một vài giá trị), ý chí vượt khó (nếu có) Bản sao học bạ (có công chứng) hoặc giấy chứng nhận điểm các năm học PTTH (có mộc của trường) và các giấy tờ khen thưởng, chứng nhận thành tích khác trong quá trình học (nếu có) 2 thư giới thiệu của cá nhân/tổ chức, giáo viên hoặc BGH trường PTTH nắm quá trình học tập, kỷ luật, hoàn cảnh gia đình, phấn đấu và vượt khó của học sinh.
Tiêu chí xét học bổng: Kết quả học tập, thể hiện giá trị Hoa Sen, khó khăn về tài chính.
Các mốc thời gian cần lưu ý
Ngày 1/3/2011 - 17/4/2011: Nhận hồ sơ dự tuyển học bổng theo thời hạn nộp hồ sơ ĐKDT
Ngày 19/5/201: Công bố danh sách cấp học bổng tại http://tuyensinh.hoasen.edu.vn
Ngày 15/8/2011: Gưi quyết định và danh sách học bổng cho học sinh và các trường PTTH. Học sinh được cấp một suất học bổng cao nhất nếu đạt được nhiều suất học bổng.
Thang điểm xét học bổng
Loại học bổng
Tiêu chí và thang điểm
Kết quả học tập
Thể hiện giá trị Hoa Sen
Khó khăn về tài chính
Tài năng
40%
40%
20%
Khuyến học
40%
30%
30%
Vượt khó
25%
25%
50%
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cơ hội nhận học bổng du học lớn Lễ công bố học bổng Founder trị giá 760 triệu đồng và cơ hội được phỏng vấn học bổng bán phần sẽ được tổ chức vào lúc 9h thứ 7 ngày 5/3 tại Ks Horison, Cát Linh, Hà nội. ảnh minh họa Học bổng EF Founder's trị giá 760 triệu đồng Học bổng sẽ được trao cho những học sinh có thành tích...