Những chuyện vui, buồn dọc đường trường thi
Chuyện học, chuyện thi với học sinh, phụ huynh vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số thực sự chưa bao giờ dễ dàng. Ở nơi đây, để có “cái chữ” là một sự đánh đổi không hề nhỏ.
Những chuyện vui, buồn dọc đường trường thi trong mùa thi 2019 để lại trong lòng người chứng kiến những ấn tượng cảm xúc mạnh.
Anh Lăng Văn Hà vội vã chở bé Yến Nhi đi ăn sáng sau khi con trai đã vào phòng thi tại điểm thi trường Phổ thông dân tộc nội trú Bắc Kạn Ảnh: Nghiêm Huê
Những thí sinh đặc biệt
Điểm thi trường Phổ thông dân tộc nội trú Bắc Kạn giữa những ngày hè cuối tháng 6 thật oi nồng. Mới sáng sớm mà anh Lăng Quang Hà, người dân tộc Tày, sinh sống tại huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn đã mướt mồ hôi.
Mới 45 tuổi nhưng anh nhìn anh đã già hơn rất nhiều. Con trai anh, thí sinh Lăng Quang Nhật là học sinh chuyên Toán của trường THPT chuyên Bắc Kạn. Con đi thi, anh vượt 30km đường rừng để xuống động viên con. Em gái của Nhật cũng theo cha xuống phố. Anh cho biết, mấy ngày con thi, anh gác lại tất cả công việc làm nông để xuống với con. Tránh nhìn vào ống kính phóng viên, anh xúc động cho hay, làm cả năm, cả đời, con đi thi mấy ngày, sao không xuống với con được.
12 năm học của Nhật là 12 năm vợ chồng anh phải cố gắng chắt chiu. Năm nay, Nhật có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào ngành Y, anh cũng chỉ biết thế chứ không biết con sẽ học ở đâu. Vì anh bảo, có nói anh cũng không hình dung được như thế nào. Trước câu hỏi, anh có biết nếu con lựa chọn y, thời gian học của con sẽ kéo dài, vất vả, tốn kém hơn các bạn lựa chọn học ngành khác, anh trả lời rằng đó là con đường con đã chọn. Vợ chồng anh chỉ biết cố gắng thôi. Khi con trai vào phòng thi, anh mới đưa con gái đi ăn sáng.
Điểm thi trường THPT Văn Lãng, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn năm nay đón 6 thí sinh khá đặc biệt dự thi. Đó là các thí sinh U50, U60 sau khi hoàn thành khóa học bổ túc văn hóa một năm qua. Anh Nguyễn Minh Phúc là một trong hai thí sinh cao tuổi nhất tại điểm thi này, sinh năm 1965, cho biết anh đang là chủ tịch hội cựu chiến binh của thị trấn Văn Lãng. Vị trí công tác hiện tại của anh không đòi hỏi bằng tốt nghiệp THPT nhưng anh vẫn đi học, đi thi để tốt nghiệp.
Sau khi thi xong các môn, anh Phúc kết luận môn văn khó nhất, anh chỉ làm được một phần của đề. Hai con của anh Phúc đã lớn, trong đó có một bạn đã tốt nghiệp ĐH đi làm, một bạn đang học ĐH dưới Hà Nội. Khi biết anh đi thi, các con đều động viên bố cố gắng.
Chị Hà Thị Oanh, sinh năm 1974, có mặt ở điểm thi này cho hay chị làm công tác ở xã Khánh Khê, huyện Văn Quan, Lạng Sơn. Nhà chị cách trường 30km. Nhưng một năm qua, cứ 3 ngày cuối tuần chị lại xuống thị trấn Văn Lãng để học ôn bổ túc kiến thức để đi thi. Thuộc diện thí sinh “có tuổi” của điểm thi nhưng chị Oanh rất vui. Chị cũng cho hay, hai con chị đều đã tốt nghiệp ngành sư phạm, nhưng vì chưa xin được việc làm nên tạm thời làm công nhân ở một khu công nghiệp ở Bắc Ninh.
Những cái tên
Làm thi ở những điểm thi có thí sinh người dân tộc là một trải nghiệm rất thú vị đối với tất cả các giảng viên ĐH. Các thầy cô ở trường ĐH Thủy lợi có một kỷ niệm đáng nhớ tại cụm thi Điện Biên năm nay. Một giảng viên của trường cho biết, khi đến với điểm thi Trường THPT Tuần Giáo gặp cô giáo rất xinh tên Trần Ái Chin. Lúc giới thiệu tên, cô giáo còn nhắc đi nhắc lại tên em đuôi “N” chứ không phải “M”, vị giảng viên này cho biết, phải ngẫm nghĩ mãi mới hiểu vì sao cô dặn thế, vì cô giáo sợ nghe và gọi nhầm!
Video đang HOT
Còn tại điểm thi trường THPT Điện Biên, giảng viên Nguyễn Thanh Tùng, Khoa CNTT, trường ĐH Thủy lợi thì kể: Trong điểm thi có bà ngoại sinh năm 1981, có tên Cầm Thị Chim và có con gái dự thi phòng bên cạnh. Khi họp hội đồng, thầy Trưởng điểm nhắc cán bộ coi thi gọi thí sinh vào phòng thi tuyệt đối không được phép đọc thiếu tên đệm. Tên của các thí sinh dân tộc nghe khá đặc biệt và ấn tượng. Có thầy cô sau khi tổ chức coi thi kết thúc, đã chụp ảnh lại danh sách các thí sinh trong phòng thi để về làm kỷ niệm.
Nhưng có lẽ, xúc động nhất là tại các điểm thi ở vùng khó khăn, giáo viên sở tại đều giành những gì tốt nhất, tiện nghi nhất cho các giảng viên ĐH khi đến làm thi. Bắc Kạn chỉ có 2800 thí sinh dự thi với 13 điểm thi nhưng rất nhiều điểm thi khó khăn, rất dễ bị chia cắt tại huyện Chợ Mới, huyện Chợ Đồn, huyện Ba Bể.
Nhiều điểm thi không có nhà nghỉ ở quanh khu vực. Tại điểm thi trường THCS&THPT Bình Trung, huyện Chợ Đồn, thầy Trương Văn Kiếm, phó hiệu trưởng nhà trường cho biết quanh điểm thi chỉ có một nhà nghỉ. Nhưng nhà nghỉ cũng không hoạt động thường xuyên và đã xuống cấp. Chính vì vậy, nhà trường đã huy động các thầy cô giáo đến để hỗ trợ dọn dẹp, chỉnh trang lại phòng ốc. Nhưng cũng chỉ đủ chỗ cho 7 thầy cô giáo là giảng viên các trường ĐH, CĐ đến làm thi.
Các thầy cô giáo ở các huyện khác của tỉnh về, trường bố chí ở nhà công vụ tại điểm trường THCS&THPT Bình Trung cũ. Vì điểm trường mới tổ chức thi chưa có nhà công vụ. Nói là nhà công vụ nhưng thực chất cũng chỉ là nhà vách gỗ, công trình phụ cũng chỉ có một phòng tắm, một phòng vệ sinh. Tuy khó khăn, vất vả nhưng khi đến làm thi tại đây, các thầy cô ĐH, CĐ rất chia sẻ, đồng cảm. Theo thầy Kiếm, đó là niềm vui khiến cho kỳ thi tổ chức được trọn vẹn hơn
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Chuyện tình cô nàng xấu xí, nặng gần 1 tạ, va phải định mệnh của mình chỉ bằng cú 'lấy thịt đè người'
Từ một cô nàng 'phì độn', 'y chang cái thùng phi', chẳng thể ngờ Trúc Ly lại có thể gặp được tình yêu đích thực và có happy ending chỉ bằng 1 cú va chạm mạnh.
Với vóc dáng béo đến cả tạ, xấu xí, đen nhẻm, Trúc Ly (SN 1995 - quê Long An) luôn phải sống khép mình trong thể giới của những 'chú vịt'. Cô chưa bao giờ dám nghĩ đến câu chuyện có một tình yêu đẹp như bao cô gái khác, thậm chí không thể tưởng tượng mình sẽ có 1 người chồng 'hot boy' đến vậy.
Trúc Ly hồi 98 cân luôn bị chê bai, dè bỉu.
Chồng sắp cưới của Trúc Ly là Nông Mạnh Hùng (SN 1993 - quê ở Cao Bằng) là người dân tộc Tày. Cặp đôi quen nhau được 8 năm từ hồi cấp 3 khi học tại trường THPT Hòa Bình, Hùng hơn Ly 2 khoá, lớp 2 người ở tầng trên tầng dưới, đi chung cầu thang lên.
Ly kể hồi đó Hùng điển trai lắm, chẳng khác gì Song Jong Ki cả: 'Anh hot ghê lắm, bởi anh điển trai mà, ngày xưa gầy gầy nhìn mê luôn. Mà anh lại học tốt, trời ơi còn là lớp trưởng cơ. Các bạn gái đổ anh rầm rầm ý, dĩ nhiên không ngoại trừ mình'.
Trúc Vy không ngờ gặp được định mệnh của mình chỉ nhờ 1 lần va chạm.
Còn về Ly, cô luôn tự ti về ngoại hình của mình đến nỗi không dám nghĩ lại: 'Bạn xem phim cô gái xấu xí như nào thì mình chính là như vậy đó, mà cô gái xấu xí còn gầy mảnh dẻ, còn mình thì y chang cái thùng phi.
Lần cuối cùng mình nhảy lên cân là 98 kg. Mình cao 1m64, bạn tưởng tượng được mình trà bá cỡ nào không?'
Trúc Vy mặc cảm không dám nhìn gương, không dám ra đường, mỗi lần lên cân là cả 1 bầu trời đen tối và u ám. Vy nhớ lại: 'Ở trường thì bạn bè gọi mình con heo phì độn, về nhà thì bố mẹ gọi mình bé heo dễ thương, ra ngoài xã hội thì ai nhìn mình cũng bảo mập trà bá đi chiếm đường họ, nhìn kinh quá.
Mình đam mê diễn xuất, ở trường có câu lạc bộ kịch, mình đóng nhập vai lắm, cô và thầy nhận xét vậy, nhưng suốt 3 năm cấp 3 mình đều không đóng vai chính mà chỉ toàn đóng các vai béo phì, bà già, ăn xin gây cười'.
Giờ đây, Trúc Vy đã trở thành một cô gái xinh đẹp, vóc dáng lý tưởng.
Rồi câu chuyện đỉnh điểm hôm ấy, Vy đi cầu thang và không may té sấp, ngã nhào vào đám con trai đang đi phía trước, trong đó 1 người là Tùng.
2 bạn nam kia ngã đột ngột xong bị Vy đè lên nên cũng khá đau, cô bạn chưa kịp cất lời xin lỗi thì 2 bạn nam đó đã chửi thề văng tục và mắng cô té tát. Vy chẳng nói được gì, nước mắt bắt đầu giàn giụa, khi ấy Tùng bước đến và đỡ cô dậy.
'Anh hỏi: 'Bạn có sao không?' Mình nhìn anh và chỉ biết khóc. Đám bạn ác ý thì nói với anh Tùng : 'Kệ con mập khùng đó ông ơi, người nó 1 đống thịt sao làm sao được, tôi còn gãy xương vì nó này', Vy kể.
Vy đã giảm 40 cân sau 3 tháng tập luyện.
Thế rồi từ sau đó, Vy bắt đầu nghiên cứu giảm cân. Cô kết hợp tập luyện và ăn uống khoa học, sau 3 tháng đã giảm 40 cân và chỉ còn 55kg. Thậm chí vào đại học, Vy còn được lọt top thi hoa khôi tại trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM.
Vy được nhiều bạn trai để ý hơn, nhưng vì vốn nhút nhát, rụt rè và ngại giao tiếp nên mãi vẫn chưa có người yêu. Chẳng hiểu duyên số thế nào mà lại gặp Tùng - chàng trai đáng yêu năm xưa.
'Ngày đó mình lên trường học môn Tiếng Anh thương mại, mình vào muộn nên bị thầy la, còn bị ngồi bàn đầu. Mình xấu hổ cúi gằm mặt xuống rồi vô ngồi. Bữa đó đãng trí sao còn không mang sách nữa, đành phải mượn người bàn bên. Mình vừa quay sang mượn thì người đó đã nhào tới đưa mình sách, trời ạ đó là anh Tùng. Mình đứng hình luôn', Vy bộc bạch.
Cặp đôi sắp về chung 1 nhà sau 8 năm quen nhau.
Ngày nào, cô bạn cũng đến lớp sớm và cố tình ngồi bàn đầu. Cả 2 cùng học nhóm, có nảy sinh tình cảm nhưng chẳng ai dám nói lời nào. Phải đến tiết thuyết trình đề tài cá nhân chọn theo nhóm bằng tiếng Anh, Tùng mới tỏ tình với Vy.
Chàng trai lên bảng nói với chủ đề 'Important things in my life': ' Nào là mỗi người đều có những thứ quan trọng của riêng họ..., có người khi tốt nghiệp đại học là quan trọng, là hạnh phúc, có người có công việc mới là quan trọng, còn đối với anh ngày quan trọng là ngày anh chào đời - đó là ngày hôm nay, và ngày hôm nay còn có sự xuất hiện của người anh thương - anh chỉ tay về phía mình. Trời ơi cả khán phòng rầm rầm, mình khóc luôn hà. Vậy là mình hẹn hò từ khi ấy'.
Tùng rất chiều Vy, đến nỗi cô nàng không có điều gì để ca thán về người chồng tương lai này. Cặp đôi dự định sẽ về chung 1 nhà trong thời gian sắp tới.
Ảnh: Nupakachi.
Vũ Linh
Theo Baodatviet.vn
Cô gái Tày trở thành nữ giám đốc khoa trẻ nhất ĐH Kinh tế Nam London Từ một cô bé nhà nghèo, ở vùng sâu của Cao Bằng, Lương Ngân người dân tộc Tày với ý chí, bản lĩnh phi thường đã trở thành một trong những nữ tiến sỹ, giám đốc khoa trẻ nhất Đại học Kinh tế Nam London. Học sinh vùng cao. (Ảnh: Hoàng Thị Hoa/Vietnam ) Từ một cô bé nhà nghèo, ở vùng sâu,...