Những chuyến đi và kỉ niệm cộp mác 12A2…
Rất nhiều những kỉ niệm cộp mác A2 và chỉ có riêng A2 mới biết… Những kỉ niệm đó rồi sẽ đọng mãi trong tim những thành viên A2, sẽ mãi không quên…
Sáng sớm thức dậy, ngoài khung cửa sổ, những giọt mưa đầu mùa còn vương trên chiếc lá, long lanh long lanh dưới ánh mặt trời sớm mai, thế là những ngày nóng bức với cái nắng chói chang sắp kết thúc… Bỗng tớ thấy lòng buồn và trống vắng quá, chợt nhận ra chỉ còn hôm nay nữa thôi để được bên nhau, cùng ngồi dưới mái trường ấm áp này, được ngồi ở chiếc bàn quen thuộc, được thấy những khuôn mặt thân yêu ngỡ như không bao giờ xa – những người bạn, nay đã trở nên 1 gia đình gắn bó, đầy những kỉ niệm và tình bạn thân thương…
Nhớ lắm những ngày đầu vào trường, bỡ ngỡ và xa lạ, có ai quen biết ai đâu, có lẽ các bạn đang còn vương vấn những kí ức về thời cấp 2, thậm chí chẳng ai bắt chuyện với ai, có thì cũng dăm ba câu xã giao. Tưởng chừng như với cái không khí này, chúng mình không thể tạo lập 1 lớp “hoành tráng” như các anh chị đi trước được rồi. Nhưng không, không biết từ bao giờ, lớp A2 tụi mình đã thành 1 tập đoàn vững chắc, không ai có thể chia rẽ. Có lẽ nhờ vào thời gian, thời gian đã cho mình những phút giây vui vẻ, hạnh phúc bên nhau, cùng chia sẻ niềm vui nỗi buồn, cùng cho nhau những kỉ niệm mãi không quên.
Dầm mưa bắt ốc
A2 ơi, còn nhớ không cái buổi chiều mưa tầm tã đó, sau khi lao động xong, chưa thấm mệt, cả đám dắt nhau xuống ruộng rau muống… bắt ốc. Người đứa nào cũng ướt như chuột lột, lội ruộng nên chân đứa nào cũng dính đầy bùn đen thùi lui, đúng chất nông dân chính hiệu. Nói đi bắt ốc nhưng lại chẳng bắt được con nào, vì chả đứa nào biết bắt, rồi cả đám chuyển sang chụp hình. Ấn tượng nhất là cái cảnh cả lớp nối đuôi nhau đi theo hàng men bờ đê, nhìn cứ như đi rước dâu. Nhớ lại thấy yêu A2 quá. Đây là tấm hình mà cả bọn leo lên chiếc cầu nhỏ xíu chen nhau chụp hình, mà ai ai cũng run, vì cứ lo… cầu sập.
Nông dân Nam Bộ chính hiệu.
Lùa Vịt
Hôm đó là những ngày cuối cùng của năm lớp 11, hình như thầy cô nào cũng đang tất bật lo cho các anh chị 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp nên lớp chẳng có giáo viên nào lên, thế là cả lớp kéo nhau xuống sân tự tổ chức trò chơi. Hết kéo co, u, rồng rắn lên mây rồi lại lùa vịt… Học sinh cấp 3 rồi mà chơi toàn trò con nít, nhưng rồi hôm đó chính là ngày vui không thể tả, ai ai cũng cười hết ga, nhưng do chơi sung quá nên cũng để lại nhiều thương tích, mấy đứa con trai con gái té đè cả lên nhau… Ê ẩm cả người nhưng vui!
Năm 12
3 năm cấp 3, có rất nhiều kỉ niệm nhưng có lẽ năm 12 là năm để lại nhiều kí ức và nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Video đang HOT
Tính ra lớp mình cũng là lớp quậy nhất trường đó nhỉ? Toàn bày ra những trò phá phách nổi loạn không à! Hết tắt đèn hù ma cô Toán, ném bột cuối năm 11 rồi sang năm 12 thì lại “nhắng nhít” chụp hình nhí nhảnh khi bị phạt dưới sân cờ, rồi còn cúp-học-tập thể-có-tổ-chức cuối năm 12 nữa chứ!
Nhắc đến năm 12 thì không thể nào không nhắc đến 3 sự kiện quan trọng là chuyến đi Đà Lạt, hội trại trưởng thành và chuyến đi Đầm Sen.
Sao quên được cái đêm hành trình đi Đà Lạt của lớp mình, dường như chẳng ai ngủ được bởi cái không khí quá hồi hộp và náo nức vì muốn mau tới nơi để đi chơi, thức khuya nên bụng ai cũng đói “meo meo”, may mà có phần kimpak của tổ 1 do đầu bếp Việt làm “bếp trưởng”. Ai ai cũng ăn ngấu nghiến, thầy chủ nhiệm cũng không cầm lòng được, xuống làm luôn mấy chục cái.
Hôm cắm trại là 1 ngày đặc biệt, có thể nói là ngày đầy ắp những kỉ niệm, nhớ nhất là lúc cả lớp lên nhà nhỏ lớp phó hì hục làm cổng trại, ai ai cũng chăm chỉ làm, lúc đó tớ thấy thật hạnh phúc, thấy lớp mình thật đoàn kết, yêu thương nhau quá!
Mỗi người là 1 bông hoa…
Và kết quả là cổng trại của lớp thật hoành tráng, nổi bật nhất trường và giựt luôn giải Nhất.
Và chuyến đi Đầm Sen hôm ấy là ngày cuối cùng chúng tớ được chụp cùng nhau trước khi rời khỏi mái trường Tam Phú thân yêu. Đi đợt này mới thấy con trai lớp mình bình thường tưởng như rất nghiêm trang nhưng không phải thế, ai ai cũng đều rất năng động và rất rất “crazy”. Sau này mỗi đứa một phương, một công việc và mơ ước khác nhau, nhưng tớ đảm bảo là sẽ không ai quên được ngày hôm đó, cái ngày lần đầu tiên lớp mình đi chơi đầy đủ, một ngày tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.
Còn rất rất nhiều những kỉ niệm khác, được cộp mác A2 và chỉ có riêng A2 mới biết…
Những kỉ niệm đó rồi sẽ đọng mãi trong tim những thành viên A2, sẽ mãi không quên…
Mãi không quên tà áo dài trắng thời học sinh…
Mãi không quên tiếng giảng bài thân thương đầy trìu mến của thầy cô…
Mãi không quên tình bạn của chúng ta – A2…
Sẽ mãi không quên…
Tặng A2, đậu 100% Tốt nghiệp và ĐH nhé!
Áp lực và không áp lực
Cùng là học sinh 12, nhưng có bạn đang học vắt giò lên cổ, có bạn vẫn nhởn nhơ. Có bạn đang lo lắng mất ăn mất ngủ, có bạn vẫn thoải mái với các kế hoạch đi chơi. Vì sao?
Sức ép
Thời gian cận kề ngày thi thì áp lực càng gia tăng. Nhất là đối với những bạn có học lực trung bình - yếu. Đó là chưa kể nếu không muốn học mà nhìn những bạn xung quanh học trối chết, hẳn ai cũng phải "tỉnh ngộ". Rồi sự động viên khích lệ của thầy cô, gia đình, thành tích nhà trường và danh dự bản thân... buộc teen 12 phải suy nghĩ rất nhiều và các bạn ấy trở thành "ông (bà) cụ non" lúc nào không hay.
Riêng với những bạn học lực khá - giỏi, áp lực lớn nhất vẫn là... thành tích và danh hiệu. Một số bạn đòi buông môn này bỏ môn kia nhưng thực chất vẫn "tụng" bài hằng ngày vì sợ điểm thấp. Kiến thức rất nhiều mà thời gian không còn bao nhiêu, càng học càng quên, càng quên càng lo, càng lo càng...rối, và rối rồi thì học không vào
Sự khác biệt
Tuy vậy, cùng là học trò nhưng có bạn đang học ráo riết, có bạn vẫn chơi game, ăn - ngủ - nghỉ đều đặn. Sở dĩ như thế là vì:
Một số teen 12 cho rằng "mình không học cũng có thể tốt nghiệp", nên... buông luôn. Họ chỉ tập trung cho những môn thi đại học
"Có học cũng tốt nghiệp trung bình" - Đó là "nhận định" của một số bạn về bản thân mình. "Không thể ôm đồm hết Sử, Địa. Học Sử cho nhiều vào mà Địa 5.8 một cái, tốt nghiệp trung bình. Mà cả hai môn trên 6 thì chắc gì môn Văn không bị vướng? Học sinh học lệch khổ thế đấy bạn ạ" - M.M (lớp 12 trường N) bày tỏ.
Chú trọng thi đại học: Họ "xem thường" tấm bằng tốt nghiệp và cho đó chỉ là một "bàn đạp" để được dự thi đại học mà thôi
"Có học cũng học không vào, thời gian đã hết rồi" là lời "biện hộ" cho những kẻ lười biếng.
"Không nên quá áp lực vì... để dành cho thi đại học. Chứ dồn sức nhiều quá, tới chừng thi đại học, gục ngã thì sao?" - đó là quan điểm của T.C (lớp 12 trường T).
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Có bạn lo lên lo xuống (không hẳn vì điểm số, đó là tâm lí chung khi phải mang trong người áp lực thi cử), có bạn vẫn rất "tỉnh". Là do:
Môi trường học tập: nếu học ở trường chuyên lớp chọn thì khả năng áp lực cao hơn những bạn lớp thường. Những bạn học lực giỏi và trung bình sẽ lo hơn những bạn có học lực "giữa giữa". Những bạn học lệch sẽ ít lo hơn những bạn học đều (vì họ không quan trọng điểm số).
Tác động từ thầy cô: nếu học ở một ngôi trường mà thầy cô lúc nào cũng nói "các em học thật tệ, tôi thật thất vọng" thì càng gần tới ngày thi họ càng học nhiều và lo nhiều hơn. Nhưng nếu ở một ngôi trường mà thầy cô luôn khích lệ động viên, kèm theo câu "tốt nghiệp phổ thông là chuyện nhỏ đối với các em, đừng quan trọng thành tích nhiều quá" thì họ sẽ thấy thoải mái vô cùng.
Bạn bè: Nếu chơi chung với nhóm bạn mà ai cũng học thì họ sẽ học. Còn không, cả đám cùng "buông" vì "hùa theo".
Kết
Vì vậy, đừng quá ngạc nhiên khi có sự khác biệt quá mức như thế. Tuy nhiên, mọi sự cố gắng luôn được đền đáp xứng đáng, nếu bạn có niềm tin và sự quyết tâm. Đừng áp lực quá nhé... Khi vứt bỏ áp lực thì bạn đã nắm được 50% sự thành công rồi.
Theo Mực tím
Học trò 12 chia tay trong nước mắt Những giọt nước mắt, những cái ôm siết chặt, cảm xúc nghẹn ngào dâng trào trong lễ bế giảng năm học của teen lớp 12 trường THPT Việt Đức Hà Nội. Sáng nay, những hạt mưa lấm tấm rơi, mặt đường ẩm ướt, những giọt nước đọng lại trên tán lá, nhỏ từng giọt lách tách xuống tà áo trắng tinh khôi. Lễ...