Những chữ cái bị kỳ thị và dùng lậu
Bảy chữ cái bị kỳ thị và bốn chữ cái được dùng lậu là cách nói của tiến sĩ Lê Vinh Quốc về bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành.
Bảng chữ cái tiếng Việt theo mẫu tự Latin gồm 29 chữ đã được chính thức thừa nhận từ lâu. Tuy nhiên, sự phát triển của tiếng Việt hiện hành trong thời đại công nghệ thông tin đã làm bộc lộ một số vấn đề cần giải quyết để nó được hoàn thiện hơn.
Bảy chữ cái bị kỳ thị
Trong bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành có bảy chữ đặc biệt, được tạo thành bằng cách bổ sung các dấu hiệu (“thêm mũ, thêm râu”) vào năm chữ cái Latin gốc (A, D, E, O, U) để làm thành những chữ cái mới cho riêng tiếng Việt (tạm gọi là các chữ biến thể). Đó là: Ă và Â (biến thể của A), Đ (biến thể của D), Ê (biến thể của E), Ô và Ơ (biến thể của O), Ư (biến thể của U).
Nếu chỉ sử dụng để đánh vần (hay ghép vần), đọc, viết hay biên soạn từ điển thì những chữ biến thể này dường như không có vấn đề gì phải bàn. Nhưng khi sử dụng chúng trong những trường hợp khác lại có vấn đề phát sinh.
Khi cần sắp xếp một hệ thống nào đó theo vần chữ cái, người ta chỉ dùng các chữ cái Latin gốc mà không dùng đến các chữ biến thể đó. Chẳng hạn, khi dùng bảng chữ cái để ghi ký hiệu các hàng ghế của hội trường, nhà hát, rạp chiếu bóng, sân vận động hay tàu xe, người ta đều ghi theo thứ tự như sau: A, B, C, D, E, G (…) O, P, Q (…), T, U, V, X, Y… Như vậy tức là các chữ biến thể (Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ư) đã hoàn toàn bị loại bỏ.
Khi cần trình bày các luận điểm theo thứ tự vần chữ cái, người ta cũng thản nhiên bỏ qua những chữ đó. Trong các môn học ở nhà trường, khi cần dùng bảng chữ cái để trình bày các ký hiệu hay công thức, những chữ này không bao giờ được áp dụng. Chẳng hạn ở môn hình học luôn có các tam giác A – B – C, nhưng chưa bao giờ có tam giác A – Ă – Â!
Video đang HOT
Áp dụng bảng chữ cái tiếng Việt vào công nghệ thông tin, người ta chỉ dùng font chữ tiếng Việt với đủ các chữ biến thể khi phải viết các văn bản tiếng Việt, còn trong những trường hợp khác thì sự kỳ thị đối với các chữ “thêm mũ, thêm râu” đó đã trở nên gần như tuyệt đối. Khi dùng điện thoại di động để nhắn tin, người ta cũng thường bỏ hết những chữ “thêm mũ, thêm râu” trong font tiếng Việt (trừ trường hợp thật cần thiết mới dùng).
Như vậy, trong học thuật cũng như trong cuộc sống hằng ngày, sự kỳ thị đối với các chữ cái biến thể từ lâu đã trở nên hết sức phổ biến, đến mức người ta coi đó là chuyện đương nhiên và bình thường. Nhưng nếu xét về tính khoa học của một ngôn ngữ thì việc 7/29, tức gần 1/4 số chữ cái không được sử dụng trong các trường hợp nêu trên lại cho thấy sự không bình thường của bảng chữ cái chính thức: những chữ cái biến thể không được coi là bình đẳng với những chữ khác.
Bốn chữ cái được dùng lậu
Trong khi bảy chữ có vị trí chính thức trong bảng chữ cái nói trên bị kỳ thị thì bốn chữ “ngoài luồng”: F, J, W và Z không có tên trong bảng đó lại được sử dụng thường xuyên và ngày càng được trọng dụng.
Từ đầu thế kỷ 20 đến nay, cả bốn chữ cái này đã được dùng trong ngôn ngữ điện tín để thay cho dấu giọng và thay cho những chữ “thêm mũ, thêm râu” nêu trên. Khi ghi ký hiệu các hàng ghế người ta loại bỏ các chữ biến thể nhưng lại thêm vào bốn chữ cái gốc Latin này. Cả bốn chữ đó nằm trong học vấn ở nhà trường từ lâu với “lực F”, thang nhiệt độ F, các nguyên tố hóa học Flo, Fe, Wonfram, Zn, thời đại cổ sinh học “kỷ Jura” hay định luật “Jun-Len xơ”, với các bài toán tìm ẩn số x – y – z, các đơn vị đo công suất điện W hay kW hoặc đo sóng điện từ kHz, MHz và tên gọi của hàng loạt hóa chất như bazơ, saccarozơ, glucozơ, benzen… Chúng cũng chính thức hiện diện trong tên gọi tắt của các cơ quan, xí nghiệp của nước ta: Fafilm, Fahasa, TFS, VFF, Z751, Z755, Z25…
Chúng thường xuyên xuất hiện trong các văn bản liên quan đến quan hệ quốc tế qua những tên gọi tắt của UNICEF, FAO, IMF, FIFA, AFC, WB, WTO, WHO… Trong đời thường mọi người đã quá quen với tần số FM, máy fax, đèn flash, festival, quần jeans, nhạc jazz, võ judo, thịt jambon, khu vực WC… Chữ Z được dân ta đặc biệt ưa thích nên một số người đã thêm nó vào tên của mình (Dzoãn, Dzếnh, Dzũng…), hoặc chêm vào từ thuần Việt (dzậy, dzũa, dzui dzẻ…) và thường nói câu “từ A đến Z” thay cho câu “từ A đến Y”! Nếu kể cả những tên người, tên đất và tên các sản phẩm của nước ngoài được viết đúng theo từ gốc trong các văn bản của nước ta thì tần suất hiện diện của bốn chữ đó nhiều vô số kể.
Đặc biệt là trong công nghệ thông tin, bốn chữ này đã trở thành những ký tự không thể thiếu và bắt buộc phải dùng. Theo đó, mọi website đều phải gắn liền với chùm ký tự “www” và phải viết đúng chuẩn quốc tế (chẳng hạn như website của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam: www.vff.org.vn) trong khi các phím shift, page down, F1, F2, F3, F4… là những quy chuẩn quốc tế trên bàn phím của máy tính điện tử mà ai dùng cũng phải biết.
Nói chung, F, J, W và Z đã trở thành những chữ cái thông dụng và cần thiết trong xã hội nước ta. Sự khiếm khuyết các chữ này trong bảng chữ cái tiếng Việt đã làm việc sử dụng chúng không có cơ sở pháp lý, khiến chúng trở thành những chữ cái được dùng lậu.
Giải pháp chuẩn hóa
Sự tồn tại của bảy chữ bị kỳ thị cùng bốn chữ được dùng lậu cho thấy bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành thiếu tính chính xác và nhất quán để có thể áp dụng đầy đủ cho mọi trường hợp. Những chuẩn mực quốc tế trong thời đại văn minh thông tin đã chứng tỏ sự kỳ thị và dùng lậu như vậy là xác đáng và cần thiết. Do đó vấn đề chuẩn hóa bảng chữ cái tiếng Việt đã được đặt ra một cách cấp bách, để việc sử dụng các chữ cái đó trở nên hoàn toàn thỏa đáng.
Giải pháp khả thi trước mắt cho việc chuẩn hóa này chính là việc bổ sung bốn chữ F, J, W, Z vào bảng chữ cái hiện hành. Sau đó sẽ từng bước xem xét về những tác dụng mới của bốn chữ này cùng với vị trí và vai trò của bảy chữ cái biến thể đối với vần quốc ngữ và bảng chữ cái. Đến nay, các nhà ngôn ngữ học vẫn không hiểu vì sao khi sáng tạo ra chữ quốc ngữ, linh mục Alexandre de Rhodes đã loại bỏ bốn chữ cái gốc Latin nêu trên để rồi phải dùng PH thay cho F, dùng GI thay cho J và dùng D để ghi cái âm đáng lẽ thuộc về Z rồi lại phải chế ra chữ Đ để ghi cái âm vốn thuộc về D?
Dù sao đi nữa, giải pháp chuẩn hóa bảng chữ cái như vậy cũng là một việc rất khó khăn phức tạp, vì nó đụng đến nhiều vấn đề hệ trọng của vần quốc ngữ đã được quen sử dụng từ hàng trăm năm nay. Vì vậy, giải pháp này cần được thảo luận kỹ để xúc tiến một cách hết sức thận trọng.
Theo TT
Thi vào lớp 1 khó hơn thi cao học?
Để vào học lớp 1, nhiều trẻ mẫu giáo phải oằn mình luyện viết trong các lò luyện, trong khi không ít sinh viên mới tốt nghiệp ĐH, công chức chỉ cần ung dung nộp tiền, học ôn là chắc chắn đỗ cao học.
Trẻ gò mình luyện thi
Trước đây, sau khi học xong mẫu giáo, phụ huynh chỉ cần nộp hồ sơ cho con vào học lớp 1 tại các trường công lập. Thế nhưng hiện nay, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, nhiều phụ huynh lại lựa chọn cho con vào học ở các trường tư thục, bán công, trường quốc tế. Học phí của các trường này cao ngất ngưởng, nhưng vẫn thu hút rất đông học sinh, thậm chí số lượng học sinh đăng ký cao gấp nhiều lần chỉ tiêu của trường. Vì thế, cuộc đua vào lớp 1 trở nên hết sức "nóng bỏng".
Theo đó để được học lớp 1 ở các trường có tên tuổi như Đoàn Thị Điểm, Lê Quý Đôn..., ngay từ khi học xong lớp 4 tuổi, các bé đã phải gò mình học ôn tại các lò luyện để làm quen với chữ cái, đánh vần, ghép vần hay thậm chí là học cộng, trừ các số trong phạm vi 10.
Để vào được trường điểm, các bé phải dùi mài trong các lò luyện nhiều tháng ròng (Ảnh: Thanh Niên)
Là một trường khá nổi ở Hà Nội, năm nay chỉ tiêu tuyển sinh lớp 1 của trường tiểu học DL Đoàn Thị Điểm chỉ 400, nhưng hồ sơ đăng ký đã vượt qua con số 1.300. Như vậy, tỷ lệ chọi của trường là 1:3. Năm ngoái, trường chỉ tuyển 500 chỉ tiêu nhưng cũng có tới 1.600 hồ sơ đăng ký.
Trường tiểu học Thực nghiệm năm 2011 có chỉ tiêu là 180 học sinh nhưng ngay trong ngày đầu đã bán hết 600 đơn, đồng nghĩa với việc có ít nhất 420 học sinh bị loại. Hay tại trường tiểu học Lê Quý Đôn, chỉ tiêu tuyển sinh lớp 1 là 360 nhưng số lượng đăng ký dự thi cao hơn nhiều so với dự kiến.
Không chỉ tỷ lệ chọi cao mà đề thi tuyển sinh vào lớp 1 cũng rất hóc búa. Khi đề thi vượt vũ môn vào lớp 1 của trường Đoàn Thị Điểm năm nay được đăng tải trên các diễn đàn, nhiều phụ huynh vô cùng bức xúc, phụ huynh có tên Quốc Huy cho rằng: "Đề này quá khó. So với các câu hỏi của cuộc thi đường Olympia thì đề này còn khó hơn. Đến phụ huynh còn thấy khó hiểu, thì làm sao trẻ con làm được".
Câu hỏi số 3 trong đề thi thử vào lớp 1 của trường Tiểu học DL Đoàn Thị Điểm có độ khó ngang với các câu hỏi trong cuộc thi đường lên đỉnh Olympia. Đề thi yêu cầu học sinh gạch một hình khác với các hình còn lại
"Em rất choáng váng! Ngày em 5 tuổi, em chưa biết số 10 là gì, vào lớp 1 mới bắt đầu học những chữ cái đầu tiên nhưng 12 năm liền em vẫn là học sinh giỏi. Vậy mà trẻ con bây giờ 3 tuổi đã biết đếm từ 1 đến 100, 5 tuổi thì biết hết chữ cái, biết ghép vần, biết làm tính. Chúng ta định đào tạo thiên tài chăng?", mẹ Trường Giang chia sẻ.
Đề thi tuyển vào lớp 1 của Trường Nguyễn Siêu năm nay yêu cầu học sinh đếm số chân các con vật trong hình và nối kết quả với các đáp án cho sẵn. Với đề thi này, nhiều học sinh bị trượt vì đáp án không trùng khớp với tư duy con trẻ. Đề yêu cầu học sinh đếm số chân từng loại con vật và phải biết cộng số chân đó theo số lượng con vật in trong hình trong khi hầu hết các trẻ vẫn luôn mặc định rằng gà có 2 chân, cá sấu có 4 chân.
Ở độ tuổi chuẩn bị vào lớp 1, đáng ra trẻ phải được phát triển tự nhiên, chơi mà học, học mà chơi, chưa phải lo việc ôn luyện, thi cử thì tâm lý sính trường "top trên" của phụ huynh đã vô tình làm con mất đi những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.
Cao học - cứ thi là đậu
Trái ngược với các bé 5- 6 tuổi phải căng sức học trong các lò luyện thi thì chuyện thi cao học lại dễ dàng đến không ngờ.
Nếu trước kia, điều kiện để thi cao học là phải có hai năm kinh nghiệm làm việc hoặc phải có bằng giỏi thì bây giờ sinh viên tốt nghiệp có thể dự thi cao học ngay sau khi ra trường. Theo quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành năm 2011, thí sinh chỉ cần có bằng tốt nghiệp đúng ngành hoặc phù hợp với ngành dự tuyển, không cần có thâm niên công tác là có thể dự tuyển.
Các trường thường tổ chức hai đợt tuyển sinh cao học vào tháng 3 và tháng 8 hàng năm, kể cả khi số lượng thí sinh nộp hồ sơ dự tuyển thấp hơn chỉ tiêu tuyển sinh. Sau khi bán hồ sơ dự tuyển, các trường tổ chức lớp học ôn trong khoảng 1-2 tháng. Bạn Nguyễn Thị H., học viên cao học ngành Lịch sử Việt Nam, K20, trường ĐH Sư Phạm Hà Nội cho biết: "Học ôn trong khoảng 20 buổi cho cả 3 môn và chỉ điểm qua kiến thức cơ bản. Cái chính là các thầy cho giới hạn và phạm vi đề để tập trung ôn luyện. Hầu hết những người đi học ôn đều đỗ cả, nếu trượt thì có thể là vì điểm ngoại ngữ quá kém".
Trong khi trẻ em phải nhoài người tập viết, tập tính nhiều tháng ròng chỉ để được vào lớp 1 thì quá trình thi và học để có được bằng thạc sĩ lại quá dễ dàng
Qua tìm hiểu của PV, ở một số trường đại học hiện nay, sinh viên dễ dàng thi đỗ cao học một phần do tỷ lệ chọi rất thấp. Thậm chí có những ngành, số học viên đăng kí dự thi thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu tuyển sinh của trường. Do đó, nhiều trường hợp, chỉ cần đóng tiền, nộp hồ sơ và tham gia học bồi dưỡng vài buổi là cơ hội đỗ tới 90%.
Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2010, có 729 hồ sơ dự thi cao học vào 12 ngành đào tạo nhưng số lượng trúng tuyển lên đến 607 thí sinh, tương ứng tỉ lệ đỗ là 83%. Ngành báo chí học, được xem là ngành "hot" nhất của trường cũng chỉ có 186 hồ sơ dự thi, trong đó số lượng trúng tuyển là 88 (tỉ lệ chọi 1:2). Một số ngành còn lại, rơi vào tình cảnh ảm đạm hơn nhiều khi số lượng hồ sơ nộp vào quá ít, điển hình như ngành Quản lý xã hội, năm 2010 lấy 10/14 hồ sơ dự thi, ngành Xuất bản lấy 19/25, Lịch sử Đảng lấy 21/34 ...
Năm 2010, hệ đào tạo sau đại học của ĐH Sư phạm Hà Nội với gần 50 chuyên ngành có tỉ lệ chọi cũng rất thấp. Cụ thể, trong tổng số 2.870 hồ sơ dự thi thì có tới 1.476 thí sinh trúng tuyển, tương ứng tỉ lệ chọi 1:2.
Thí sinh dự thi trình độ thạc sĩ sẽ thi 3 môn bao gồm: Ngoại ngữ, môn cơ bản và môn cơ sở của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo. Thí sinh trúng tuyển chỉ phải đạt điểm 5 trở lên theo thang điểm 10 ở các môn thi cơ bản, môn thi cơ sở, còn môn ngoại ngữ đạt yêu cầu theo quy định của từng trường. Các số liệu thống kê cho thấy, số điểm một thí sinh đỗ cao học rơi vào khoảng từ 11-14 điểm cho 2 môn thi. Do đó, đối với các thí sinh thuộc diện ưu tiên, chỉ cần đạt tối thiểu mỗi môn 5 điểm là đã có thể ung dung đỗ cao học.
Không ai phủ nhận việc học cao học là cần thiết, nhưng với quá trình thi cử quá dễ dàng, liệu sau vài năm học, những học viên đó có thành những thạc sĩ ưu tú hay sẽ thành những tiến sĩ giấy? Trong khi đó những bé 5-6 tuổi đang tuổi ăn tuổi chơi thì lại phải "dùi mài kinh sử" nhiều tháng ròng trong các lò luyện và trải qua kỳ thi sát hạch khắt khe chỉ để được vào lớp 1.
Theo VNN
Ông giáo già 16 năm dạy học miễn phí cho trẻ khuyết tật 16 năm qua, thầy Lê Vũ Đạo (86 tuổi, ở phố Trần Nhật Duật TP Nam Định) tình nguyện dạy học ở Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật Nam Định. Không lương, không phụ cấp, bồi dưỡng, thầy miệt mài dạy chữ cho những em nhỏ khuyết tật và bị nhiễm chất độc da cam. Thầy Lê Vũ Đạo được Thủ...