Những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm Singapore
Chính phủ Singapore gần đây đã tiếp tục tăng cường các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp (và hộ gia đình, cá nhân) ở Singapore được công bố hồi tháng 2 và tháng 3 năm nay. Những giải pháp này sẽ là một tham khảo chính sách tốt cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh đã có những đề xuất mở rộng các chính sách hỗ trợ đến cả doanh nghiệp nhà nước với những ưu đãi bất hợp lý.
3 nhóm giải pháp hỗ trợ chính
Do hỗ trợ việc làm và thu nhập cho người lao động có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở khía cạnh đảm bảo an sinh xã hội mà còn trực tiếp giúp doanh nghiệp có thêm năng lực tài chính để giữ lại nhân công, tồn tại qua dịch và sẵn sàng hoạt động bình thường trở lại sau dịch, nên trong nhóm giải pháp hỗ trợ đầu tiên của Chính phủ Singapore là Chương trình hỗ trợ việc làm. Theo đó, Chính phủ sẽ thay công ty trả lương, tối đa là 75% của ngưỡng 4.600 SGD/tháng cho người lao động ở tất cả các ngành nghề bị ảnh hưởng bởi dịch (mức cao nhất 75% là cho ngành hàng không và du lịch, những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Singapore; các mức còn lại là 50% cho ngành bán đồ ăn, và 25% cho các ngành còn lại) trong vòng 9 tháng.
Nhóm giải pháp hỗ trợ thứ hai là hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp về dòng tiền, gồm các biện pháp cụ thể như: (i) hoàn 25% thuế thu nhập doanh nghiệp (tối đa là 15.000 SGD/công ty); (ii) tăng thêm thời gian trả góp thuế thu nhập doanh nghiệp không lãi suất; (iii) hỗ trợ vốn lưu động cho riêng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong tất cả các ngành. Chính phủ sẽ huy động tối đa 1 triệu SGD cho một SME từ các ngân hàng tham gia cho vay, và Chính phủ sẽ đảm trách 80% rủi ro cho khoản vay này, có thời hạn tối đa 1 năm, từ 1/4/2020. Tương tự, với các SME cần khoản vay tài trợ thương mại ngắn hạn như tín dụng xuất nhập khẩu và bảo lãnh thì Chính phủ sẽ huy động tối đa 10 triệu SGD từ các ngân hàng tham gia cho vay, và chia sẻ 80% rủi ro khoản vay này, cũng có thời hạn 1 năm;
(iv) chương trình bảo hiểm vốn vay tài trợ thương mại ngắn hạn cho SME trong các ngành có nhu cầu nay, theo đó các khoản vay tài trợ thương mại cho SME sẽ được mua bảo hiểm nghĩa vụ thanh toán, và tiền mua bảo hiểm sẽ được Chính phủ tài trợ 80%, trong vòng 1 năm (v) chương trình vay bắc cầu tạm thời cho tất cả các ngành với giá trị khoản vay tối đa 5 triệu SGD và lãi suất là 5%/năm. Chính phủ sẽ chia sẻ 80% rủi ro khoản vay này.
Nhóm giải pháp hỗ trợ thứ ba là các giải pháp riêng rẽ cho từng ngành đặc thù bị ảnh hưởng bởi dịch như du lịch, bán lẻ, ăn uống, khách sạn và hàng không. Những giải pháp này gồm đào tạo lại nghề nghiệp, triển khai marketing số v.v…
Video đang HOT
Liên hệ với Việt Nam
Qua các giải pháp trên có thể thấy Chính phủ Singapore đã thiết kế những giải pháp hỗ trợ rất cụ thể cho từng đối tượng cần hỗ trợ trên tinh thần là không cho không mà phải luôn có sự kết hợp với doanh nghiệp cùng chia sẻ gánh nặng, tuy Chính phủ có thể đảm trách phần nhiều hơn. Điều này là để hạn chế sự ỷ lại, và nhất là trục lợi của doanh nghiệp theo kiểu không khó cũng kêu khó, cũng đòi hỏi được hỗ trợ, và hỗ trợ nhiều hơn.
Ngoài ra, đặc điểm chung của các giải pháp hỗ trợ của Singapore là có hạn mức cụ thể và thời hạn cụ thể, thường chỉ tối đa đến một năm, chứ không có chuyện không những đòi cho vay lãi suất 0% mà còn đòi cho vay trong thời hạn tới 3 năm như đang được đề xuất ở Việt Nam cho các DNNN.
Đối với các hỗ trợ về vay vốn cho doanh nghiệp, điều đáng chú ý từ kinh nghiệm của Singapore là Chính phủ chỉ dành các hỗ trợ này cho SME chứ không dành cho các công ty lớn của nước này. Điều này có nghĩa là nếu áp dụng ở Việt Nam thì các doanh nghiệp lớn, gồm các tập đoàn, tổng công ty không chỉ của nhà nước, gồm doanh nghiệp nhà nước nói chung, mà của cả tư nhân sẽ không được nhà nước hỗ trợ vay vốn.
Trong việc hỗ trợ vay vốn, Chính phủ Singapore không trực tiếp cấp vốn nhà nước cho doanh nghiệp (dù là thông qua hệ thống ngân hàng). Thay vào đó, doanh nghiệp vẫn phải trực tiếp vay vốn từ ngân hàng thương mại nhưng được Chính phủ bảo lãnh trực tiếp một phần khoản vay này hoặc bảo lãnh gián tiếp một phần thông qua mua bảo hiểm khoản vay từ các công ty bảo hiểm.
Như vậy, ở Việt Nam nếu Chính phủ có muốn giúp doanh nghiệp vay vốn thì ngoài việc yêu cầu chung chung và để hệ thống ngân hàng thương mại tự quyết định cho vay các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch, Chính phủ có thể khuyến khích các ngân hàng thương mại cho vay nhiều hơn bằng các các cụ thể như Singapore đã và đang làm. Nhờ đó, ngân hàng thương mại sẽ yên tâm hơn trong cho vay vì có sự bảo lãnh một phần của Chính phủ, còn các doanh nghiệp thì có trách nhiệm hơn khi đi vay (vì vẫn phải chịu trách nhiệm thanh toán một phần khoản vay, ngoài phần được chia sẻ bởi Chính phủ).
Vay gói 250.000 tỷ với lãi suất 0%, liệu có khả thi?
TS. Phan Minh Ngọc
Dịch virus corona: Các nước ASEAN cắt giảm lãi suất, chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất
Nhiều ngân hàng trung ương tại châu Á, trong đó có một số nước ASEAN đã phải thực hiện các chính sách cắt giảm lãi suất nhằm chống lại các kịch bản xấu do virus corona gây ra, làm ảnh hưởng nặng nề tới ngành du lịch nói riêng và kinh tế toàn khu vực nói chung.
Dự báo tăng trưởng kinh tế tại ASEAN nói riêng và cả châu Á nói chung trong thời gian tới không khả quan. (Nguồn: Getty)
Xuất phát từ Thành phố Vũ Hán từ cuối năm 2019, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (2019-nCoV) vẫn đang hoành hành với quy mô khủng khiếp, ở Trung Quốc, cũng như nhiều quốc gia châu Á khác.
Gần như toàn bộ thị trường châu Á lâu nay vẫn có ràng buộc khá chặt chẽ với nền kinh tế thứ 2 thế giới và lượng khách du lịch đến từ quốc gia này. Đó là lý do, viễn cảnh về một cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn bộ khu vực là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, một số ngân hàng trung ương đã, đang, hoặc đánh tiếng về một chính sách nới lỏng tiền tệ.
Ngày 3/2, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) quyết định bơm 1.200 tỷ NDT (khoảng 174 tỷ USD) vào hệ thống tài chính để giải cứu nền kinh tế đang lao đao vì dịch virus corona. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Indonesia cho biết họ đang thực hiện những bước đi "táo bạo" để củng cố hệ thống tiền tệ và trái phiếu của quốc gia.
Thái Lan cũng đã phải chịu nhiều áp lực để đưa ra quyết định hạ lãi suất cơ bản vào ngày 5/2, từ 1,25% xuống mức thấp kỷ lục 1%, nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế. Việc hạn chế đi lại của người Trung Quốc đã cản trở đáng kể sự phát triển của ngành du lịch tại Thái Lan, vốn chiếm khoảng 20% GDP. Không những vậy, Ngân hàng Trung ương Thái Lan dự đoán tăng trưởng kinh tế trong năm 2020 sẽ bị giảm so với mức 2,8% được công bố trước đó, kinh tế nước này đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, từ biến động chính trị, hạn hán, dân số già, năng suất sản xuất kém, tiêu dùng giảm sút và nợ các hộ gia đình phình to. Thái Lan hiện là một trong những quốc gia đang có số ca nhiễm virus corona cao nhất bên ngoài Trung Quốc.
Philippines - quốc gia đầu tiên có ca tử vong ngoài Trung Quốc do virus corona, dự kiến sẽ có kế hoạch cắt giảm lãi suất vào ngày 6/2.
Đối với Indonesia, Ngân hàng Trung ương của quốc đảo này đã cắt giảm lãi suất 4 lần trong năm 2019 vừa qua, tăng cường can thiệp vào thị trường trái phiếu và tiền tệ vào ngày 3/2 để ngăn chặn những tổn thất của đồng Rupiah. Phó Thống đốc Dody Budi Waluyo cho biết, Ngân hàng Trung ương nước này luôn sẵn sàng thực hiện những chính sách cắt giảm thích hợp nhưng cũng phải tùy vào tác động của dịch virus corona.
Tính đến ngày hôm nay, Singapore đã xác nhận 28 trường hợp dương tính với nCoV. Trước tình hình này, các nhà chức trách đang chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng kinh tế có thể còn tồi tệ hơn dịch SARS năm 2003. Singapore đã tạm ngừng đón khách du lịch đến từ Trung Quốc, vốn chiếm khoảng 20% tổng lượng du khách đến với quốc đảo này.
Ngày 18/2 tới đây, Singapore sẽ công bố báo cáo ngân sách của năm 2019, đồng thời có thể sẽ cung cấp thêm các biện pháp hỗ trợ cho các ngành du lịch và vận tải. Các chuyên gia kinh tế của JP Morgan Chase & Co. và Citigroup Inc. cho rằng, nếu tình hình dịch bệnh không có chuyển biến tích cực, Cơ quan Tiền tệ Singapore sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ vào tháng 4.
Dự báo tăng trưởng kinh tế tại ASEAN nói riêng và cả châu Á nói chung trong thời gian tới không khả quan, khi Trung Quốc đang thực thi các biện pháp kiềm chế du lịch nghiêm ngặt và các hãng hàng không trên thế giới đình chỉ các chuyến bay tới đại lục. Tờ Bloomberg ước tính rằng, ngay cả khi dịch virus corona bùng phát nghiêm trọng nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, tăng trưởng GDP quý I của Trung Quốc sẽ đạt mức thấp kỷ lục, chỉ 4,5%. Trong khi đó, vị chuyên gia kinh tế Trung Quốc của Tập đoàn UBS AG Tao Wang dự đoán con số này sẽ giảm còn 3,8%.
Theo Baoquocte.vn
Hơn 102 triệu USD bị rút khỏi Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia duy nhất vẫn hút vốn Dòng vốn ở Đông Nam Á đã bị rút mạnh, lên đến hàng trăm triệu USD, ngoại trừ Việt Nam... Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á vẫn hút vốn. Ảnh: freepik. Theo số liệu thống kê của Công ty chứng khoán KIS Việt Nam (KIS), trong tuần qua (20-31/01), dòng vốn vào Đông Nam Á bị rút mạnh,...