Những chiêu đối phó với bài kiểm tra của teen lười biếng
Nhiều teen đã bắt đầu những lớp học thêm hè và dĩ nhiên là không thể thiếu các bài kiểm tra. Và cứ đến hẹn lại lên, một số teen lười học lại nghĩ ra vô số chiêu để đối phó với các bài kiểm tra.
Học tủ thì thỉnh thoảng cũng bị tủ đè
Thông thường, giới hạn nội dung cho một bài kiểm tra không nhiều. Nếu ôn tập tốt, và đã học qua rồi thì teen chỉ việc ôn lại một tẹo là xong. Thế nhưng, những teen lười lại chọn cách học tủ để tự gia giảm số lượng bài vở cho mình. Sau những lần làm kiểm tra thất bại, K.Tài (trường N) chuyển sang phương pháp quan sát cách ra đề của thầy cô để…đoán đề.
Và Tài đã rút ra những “nguyên tắc vàng” như thầy A thì thích hỏi về định nghĩa và nêu ví dụ, cô B thường ra đề vào những phần cô nói “đây là phần rất quan trọng”, đề của cô lại trong những gì cô giảng bên ngoài… Tài đã rất thành công khi áp dụng biện pháp trên. Tuy nhiên, những khi đề ra “lệch tủ” thì y như rằng anh chàng đành nộp giấy trắng.
Bài vở đôi lúc tuy nhiều nhưng teen vẫn phải nên dựa vào khả năng của mình để hoàn thành tốt bài kiểm tra.
Còn đối với T.Xuân học sinh lớp 12, trường K thì học cầu may bằng cách nhắm mắt lật bừa một trang nào đó trong nội dung sẽ kiểm tra và chỉ học đúng nội dung trang đó thôi. Đã gọi là cầu may thì chỉ là may và rủi nhưng thường thì rủi nhiều hơn, vì bài kiểm tra thường ra theo kiểu dàn trải, phân tích và tổng hợp kiến thức chứ không thể nào gói gọn trong một trang theo kiểu mà Xuân đã làm được.
Tham khảo đề
Video đang HOT
Những cảnh teen đang chăm chỉ học bài chuẩn bị kiểm tra như thế này là rất hiếm đấy.
Đó là cách mà các teen rất thường áp dụng. Cứ sắp đến giờ kiểm tra là các teen lại nhốn nháo tỏa ra đi hỏi đề thậm chí có lớp còn có sẵn một đội quân chuyên trách việc này. T.Thanh (trường M), một chuyên gia “tham khảo” đề cho biết “cứ nhằm vào những lớp có cùng thầy cô giảng dạy thì sẽ biết được kết cấu thậm chí là biết trước cả đề bài vì một số thầy cô giữ nguyên một đề cho tất cả các lớp. Vậy nên chỉ cần chép đáp án của những đứa học giỏi nhất lớp đó thì yên tâm với con số 8,9 điểm. Lớp nào kiểm tra trước thì thiệt thòi hơn một chút”. Với cách thức này, nhiều teen đã lọt qua “cửa ải” kiểm tra một cách trót lọt. Thế nhưng, khi được hỏi về nội dung bài kiểm, cách thức làm bài…thì chẳng teen nào nhớ được do học bài một cách chớp nhoáng sau khi biết trước đề hoặc chỉ là sao chép bài làm của người khác mà thôi.
101 cách ghi “bùa”
Nói về “bùa” của teen thì không sao kể xiết. Mỗi teen có một cách “làm bùa” riêng và các loại “bùa” thì ngày càng tinh vi hơn rất nhiều. Điển hình như chép trên bàn, trên các chỗ dễ nhìn như vách tường, thậm chí là trên bảng lớp. Một số teen lại chọn cách dùng compa khắc nội dung lên một tờ giấy trắng và ngụy trang nó như một tờ giấy nháp.
Ghi bùa luôn là chiêu thức quen thuộc của học sinh.
T.Nghi (trường V) cho biết “Cách này cực kì hiệu quả nha. Vừa khó phát hiện lại có thể viết được nhiều hơn. Tuy nhiên, để đọc được những chữ mờ mờ trên giấy thì đòi hỏi phải có độ sáng thích hợp và phải căng mắt ra thì mới thấy được”. M. Nhật (trường X) thì chọn cách viết lên…bắp chân. Lúc làm bài kiểm tra thì chỉ việc co gối lên hay ngồi vắt chân chữ ngũ là “úm ba la. Bùa hiện ra”…
Còn rất nhiều “chiêu” làm bài kiểm tra do các teen lười học đã nghĩ ra. Tuy nhiên, thay vì ngồi suy nghĩ cách thức đối phó với những đợt kiểm tra, sao bạn không bỏ thời gian ôn bài và chuẩn bị thật tốt. Sẽ không phí phạm đâu vì những kiến thức đó không chỉ sử dụng một lần rồi bỏ mà còn là hành trang sau này của mỗi người nữa đấy.
Theo PLXH
Những suy nghĩ sai lầm của teen 12 khi thi Đại học
Học tủ là chắc ăn nhất?
Đây là sai lầm số 1 của teen, nhiều teen giữ thói quen này từ khi còn đi học. Nguyên nhân chủ yếu là do teen không biết cách phân chia thời gian, ngày thi cận kề thì chẳng biết mình nên bắt đầu học từ đâu. Nước đến chân chỉ còn biết cuống cuồng nhảy. Nhưng thời gian ngắn, kiến thức lại nhiều, lúc đó teen đành học tủ. Nghe thì tưởng chừng đó là cái phao cuối cùng, nhưng thực sự nó gây nguy hiểm gấp bội.
Thanh Thy (học sinh trường N.T.M.K) cho biết: "Học kì 2 năm ngoái, nghe lời mấy đứa bạn mình học tủ. Lúc đầu cũng lo lắm, nhưng do nhiều bài quá, không biết bắt đầu từ đâu, nên mình "chọn bài để học". Ai dè, đúng là người tính không bằng... thầy cô tính. Đề bài ra ngay chỗ mình bỏ. Còn phần mình học thì... trúng được tí xíu. Kết quả thấp, than thở, trách cứ bản thân mà cũng không lấy lại được".
Học hết kiến thức, dù không thuộc nằm lòng, nhưng ít nhất khi cần teen cũng có kiến thức và biết nên viết gì vào bài. Học tủ, trúng thì chẳng sao. Lúc trật, teen còn không còn biết... ghi gì cho đầy giấy.
Đề sẽ không giống năm trước hay lộ đề?
Dù nguyên tắc xây dựng đề thi bao năm vẫn nghiêm ngặt và kín như bưng, thế nhưng từ thi tốt nghiệp đến thi Đại học, tin đồn lộ đề cứ rải rác... như thật. Thậm chí, có nhiều teen bỏ không ít tiền của ra để "xin thông tin bị lộ". Nhiều teenboy lại còn tỏ ra háo hức với chuyện đoán đề. Không ít chàng dương dương tự đắc rằng: "Học nhiều làm gì, bố bạn tui là quen ông A, bà B, chuyện biết đề dễ như trở bàn tay".
Tin tưởng vào chuyện đến gần sáng đề thi sẽ lộ, Hoàng Hải (học sinh trường T.L.M) đã rơi vào tình trạng dở khóc dở cười. Anh chàng buổi tối thì ung dung ngồi "cưỡi ngựa xem hoa". Đến tầm 11h thì H.Hải bắt đầu căng mắt lên chực chờ điện thoại và thả hồn vào chat. Trong cuộc nói chuyện với bạn bè cũng chẳng thấy nội dung bài học mà chỉ là câu chuyện về những ông A, bà B, cô C sẽ cho biết đề.
Ngồi chat đến tầm 3h - 4h thì thông tin lộ đề bắt đầu tứ tán, tin nhắn và điện thoại liên tục. Anh chàng nghe ngóng được đề thi văn sẽ ra:"Người lái đò Sông Đà". Thế là, H.Hải chỉ khư khư ôn đúng bài đó rồi leo lên giường ngủ dưỡng sức. Sáng lờ đờ dậy tưởng chắc ăn, anh chàng cũng chẳng thèm xem bài. Đến lúc phát đề thì Hoàng Hải ngã lăn ra vì... chẳng có ông lái đò nào cả.
Lại có những teen ngồi ôm những đề thi cũ và bỏ qua hẳn những phần "chưa từng ra". Teen quên rằng chương trình cải cách những năm gần đây có nhiều thay đổi và chẳng ai đời thi đại học lại cho đề năm này giống năm kia cả!
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Đi xem bói và kiêng "rớt"
Ăn uống kiêng cử để tránh những vấn đề ngoài ý muốn đã dành, nhiều teen còn yêu cầu gia đình lên một danh sách những món - cấm khẩu cụ thể như: Kiêng ăn chuối (vì sợ trượt), kiêng ăn đậu đen vì sợ đầu óc mịt mù, kiêng ăn bí vì sợ... bí lù, chỉ ăn đậu đỏ, đậu xanh và những món... đậu!
Có teen còn yêu cầu được vận hành lệnh cấm nói những thứ có liên quan đến "trượt, rớt, hỏng" vì sợ... nói giở lại trúng. Như Thủy Lan (học sinh trường N.T.N) cho biết: "Trước khi đi thi, mình nghe lời bạn bè rủ đi xem bói. Thầy bói nói rằng nếu về nhà mình nói nhiều về trượt, rớt, hỏng thì nó sẽ làm bài thi của mình không tốt. Thế là, mình đâm ra sợ những từ đó. Sợ đến mức ám ảnh. Nghĩ lại, chính những lời nói của thầy bói làm tâm trạng mình bất an hơn í".
Những trò bói toán chỉ mang tính chất "trái gió trở trời". Hên thì... chó ngáp phải ruồi, xui thì tiền mất tật mang. Hãy tin vào chính năng lực của chính mình. Chẳng có thí sinh nào không học mà đậu cả.
Luôn cho rằng mình cần được ưu tiên và chờ đợi may mắn
Sắp thi, gia đình luôn dành cho teen sự ưu đãi đặc biệt. Từ đó, teen lại càng cảm thấy mình là quan trọng. Nhiều teen khi được nâng niu chiều chuộng lại càng được thể lấn tới. Đến ngày thi, nhiều teen chỉ chịu đi thi nếu đi bằng xe "xịn", quần áo mới và mọi thứ dụng cụ hay bút máy đều phải là loại tốt nhất.
Nhiều teen tỏ ra ái ngại với gia đình vì không thể cung cấp những vật chất tốt nhất. Như Phương Thanh (học sinh trường N.T.H), trong ngày đi thi tốt nghiệp,P.Thanh bắt bố phải đậu xe thật xa vì bố chỉ có chiếc Dream cũ kĩ thồ hàng để chở con đi thi. Thật buồn cho những ông bố, bà mẹ vì quá chiều con mà để con "lộng hành" đến vậy.
Không chỉ có thế, nhiều teen đi thi make up và phục trang lộng lẫy, khiến khi vừa vào đến khâu xếp hàng đã gây phản cảm và bị giám khảo chú ý. Những teen như vậy thường là những bạn "học ít mà chờ may mắn thì nhiều". Một số teen còn suy nghĩ rằng"ăn mặc dễ thương biết đâu có bạn nào chỉ bài???". Thật là sai lầm!!!
Theo PLXH
Hội chứng "học sẵn" của một bộ phận teen lười biếng Từ khi công nghệ thông tin bùng nổ, teen mình có một kho kiến thức khổng lồ, phong phú luôn cập nhật thường xuyên trên internet, không cần lúc nào cũng ngồi vào máy tính, chỉ cần một chiếc điện thoại kết nối internet được thôi là bất cứ mọi lúc mọi nơi, teen đều có thể có thể tìm được bất kì...