Những chiếc xe khủng khiến “Kẻ hủy diệt” cũng phải “khóc thét”
Đây là những chiếc xe có kích thước khổng lồ và trọng lượng hàng ngàn tấn.
NASA Crawler, phương tiện vận chuyển đặc biệt của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), chuyên chở những chiếc tàu con thoi nặng hàng nghìn tấn từ kho bãi ra sân bay. Được chế tạo vào năm 1965 với chi phí 14 triệu USD, cỗ xe đạt trọng lượng 2.400 tấn, dài 40m, rộng 35m và sức chở tối đa 6000 tấn. Xe có thiết kế 8 bánh xích bố trí đều 4 góc. Mỗi bánh gồm 57 mắt xích, mỗi mắt xích nặng 900 kg.
Terex Titan 33-19, xuất xưởng duy nhất một chiếc tại công ty Terex (Canada), trở thành xe tải có sức chở khổng lồ nhất thế giới trong suốt 25 năm liền kể từ khi ra đời năm 1973. Dài 9.12m, rộng 7.8m và cao 6.88m, cỗ xe công suất 3.300 mã lực có khả năng chở tối đa 320 tấn.
Krupp Bagger 288 do công ty Đức Krupp sản xuất năm 1978, với chiều dài 220m, chiều cao 96m và trọng lượng 13.500 tấn.
Bagger 288 đã ngay lập tức vượt mặt NASA Crawler, trở thành cỗ xe chạy trên mặt đất lớn nhất thế giới. Chiếc xe tải hạng siêu nặng này phục vụ ở mỏ than Tagebau Hambach, nước Đức.
Một chiếc xe buýt 5 tầng ở Australia.
Những chiếc trực thăng vận chuyển xe tăng.
Video đang HOT
Xe tải Liebherr T282B chuyên làm việc tại các khu mỏ. “Gã khổng lồ” này của nhà sản xuất Đức Liebheer có hiệu suất hoạt động bằng 60 xe tải thông thường. Có mặt trên thị trường vào năm 2004, xe có thể mang vác được 365 tấn. Tại Mỹ, giá xe chạm tới con số 3,5 triệu USD.
Một chiếc máy kéo khổng lồ.
Chiếc bánh khổng lồ của chiếc máy xúc ủi LeTournea L2350 đời 2000.
Người đi đường kinh ngạc trước cảnh tượng vận chuyển những chiếc xe tải Mammoet.
Một chiếc xe tải Mammoet khác.
Kinh ngạc với sức chở của một chiếc xe vận chuyển hạng nặng.
Belaz 450 được mệnh danh là xe tải khai thác mỏ lớn nhất thế giới.
Xe tải BBC Top Gear lớn nhất thế giới.
Xe ủi Caterpillar 994.
Mẫu xe tải khủng của Hitachi.
Máy xúc, tải PC8000-6 của Komatsu.
Theo_Dân việt
Trực thăng Mi-14: "sát thủ săn ngầm" ít biết của Liên Xô
Dù có khả năng vượt trội hơn cả Ka-27/28, tuy nhiên trực thăng săn ngầm Mi-14 lại ít nổi tiếng hơn so với các mẫu thiết kế khác của Liên Xô.
Trực thăng săn ngầm Mi-14 là một trong những mẫu trực thăng hải quânđược Liên Xô phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1975 và chỉ được sản xuất với số lượng hơn 230 chiếc. Mi-14 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào tháng 9/1969 và được tích hợp sẵn các thiết bị chống ngầm tiên tiến nhất của Liên Xô lúc đó. Có điều đặc biệt là Mi-14 lại được phát triển dựa trên dòng trực thăng vận tải đa năng huyền thoại Mi-8, với thiết kế phần thân máy bay có hình dáng tương tự như một chiếc thuyền để có thể lướt đi trên mặt nước. Do đó, Mi-14 có thể dễ dàng hạ cánh trên mặt nước để triển khai các thiết bị hay vũ khí chống ngầm khi cần thiết, bên cạnh đó nó cũng thể được sử dụng để triển khai các đơn vị tác chiến đặc biệt dưới nước. Với thiết kế dành cho mục đích chống ngầm, một chiếc Mi-14 có thể hoạt động liên tục hơn 5 giờ đồng hồ với phạm vi hoạt động lên tới 1.100km. Mặc dù được đánh giá về mặt kỹ chiến thuật khá tốt nhưng đến năm 1992 sau khi Liên Xô sụp đổ trước sức ép từ các nước Phương Tây Nga đã buộc phải loại bỏ Mi-14 vì đơn giản nó là một trong những mối đe dọa nguy hiểm đối với bất cứ loại tàu ngầm nào của Mỹ hay Châu Âu. Hiện tại cũng có một số nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho rằng, Bộ quốc phòng Nga đang xem xét khả năng tái đưa vào hoạt động trở lại những chiếc trực thăng săn ngầm Mi-14. Tuy nhiên để có thể khôi phục dây chuyền sản xuất của Mi-14 xem ra là rất khó vì hầu hết các tài liệu thiết kế cũng như nguồn nhân lực cho dự án này đều đã không còn. Cho dù hiện tại một số quốc gia trên thế giới vẫn còn đang biên chế Mi-14 sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Mi-14 có trọng lượng cất cánh tối đa 14 tấn và được trang bị hai động cơ Klimov TV3 có công suất 1.454 kW cho mỗi chiếc, nó có thể bay với vận tốc tối đa 230km/h với tầm hoạt động hơn 1.100km. Mi-14 còn có thể mang theo nhiều loại ngư lôi và bom chống ngầm khác nhau do Liên Xô phát triển. Vai trò nhiều nhất hiện tại của Mi-14 là trong hoạt động cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn trên biển. Trong ảnh là một chiếc Mi-14 đã được nâng cấp của Ba Lan dành cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển. Trong ảnh là biến thể trực thăng săn ngầm Mi-14 của Hải quân Ba Lan. Một chiếc Mi-14 của Ba Lan tham gia hoạt động diễn tập cứu nạn trên biển.
Trực thăng săn ngầm Mi-14 là một trong những mẫu trực thăng hải quânđược Liên Xô phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1975 và chỉ được sản xuất với số lượng hơn 230 chiếc.
Mi-14 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào tháng 9/1969 và được tích hợp sẵn các thiết bị chống ngầm tiên tiến nhất của Liên Xô lúc đó. Có điều đặc biệt là Mi-14 lại được phát triển dựa trên dòng trực thăng vận tải đa năng huyền thoại Mi-8, với thiết kế phần thân máy bay có hình dáng tương tự như một chiếc thuyền để có thể lướt đi trên mặt nước.
Do đó, Mi-14 có thể dễ dàng hạ cánh trên mặt nước để triển khai các thiết bị hay vũ khí chống ngầm khi cần thiết, bên cạnh đó nó cũng thể được sử dụng để triển khai các đơn vị tác chiến đặc biệt dưới nước.
Với thiết kế dành cho mục đích chống ngầm, một chiếc Mi-14 có thể hoạt động liên tục hơn 5 giờ đồng hồ với phạm vi hoạt động lên tới 1.100km. Mặc dù được đánh giá về mặt kỹ chiến thuật khá tốt nhưng đến năm 1992 sau khi Liên Xô sụp đổ trước sức ép từ các nước Phương Tây Nga đã buộc phải loại bỏ Mi-14 vì đơn giản nó là một trong những mối đe dọa nguy hiểm đối với bất cứ loại tàu ngầm nào của Mỹ hay Châu Âu.
Hiện tại cũng có một số nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho rằng, Bộ quốc phòng Nga đang xem xét khả năng tái đưa vào hoạt động trở lại những chiếc trực thăng săn ngầm Mi-14.
Tuy nhiên để có thể khôi phục dây chuyền sản xuất của Mi-14 xem ra là rất khó vì hầu hết các tài liệu thiết kế cũng như nguồn nhân lực cho dự án này đều đã không còn. Cho dù hiện tại một số quốc gia trên thế giới vẫn còn đang biên chế Mi-14 sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Mi-14 có trọng lượng cất cánh tối đa 14 tấn và được trang bị hai động cơ Klimov TV3 có công suất 1.454 kW cho mỗi chiếc, nó có thể bay với vận tốc tối đa 230km/h với tầm hoạt động hơn 1.100km. Mi-14 còn có thể mang theo nhiều loại ngư lôi và bom chống ngầm khác nhau do Liên Xô phát triển.
Vai trò nhiều nhất hiện tại của Mi-14 là trong hoạt động cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn trên biển. Trong ảnh là một chiếc Mi-14 đã được nâng cấp của Ba Lan dành cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Trong ảnh là biến thể trực thăng săn ngầm Mi-14 của Hải quân Ba Lan.
Một chiếc Mi-14 của Ba Lan tham gia hoạt động diễn tập cứu nạn trên biển.
Theo_Kiến Thức
"Hung thần chiếm đảo" của Mỹ bất ngờ gặp nạn Một chiếc Osprey được ví là "hung thần chiếm đảo" của Thuỷ quân lục chiến Mỹ hôm qua (17/5) đã bốc cháy sau khi bị rơi trong một "cú hạ cánh khó khăn" ở Hawaii. Vụ tai nạn này khiến một lính thuỷ đánh bộ thiệt mạng và 21 người khác phải nhập viện. Người ta có thể nhìn thấy cột khói đen...