Những chàng trai U23 Việt Nam vào đề Văn ở Bình Dương
Sau chiến thắng của U23 Việt Nam trước Qatar, cô Lưu Mai Tâm soạn ngay một đề Văn với nhân vật là Quang Hải, Tiến Dũng, Xuân Trường.
U23 Việt Nam viết lên câu chuyện kỳ tích ở giải U23 châu Á. Ảnh: Anh Khoa.
Cô Lưu Mai Tâm ( giáo viên Văn trường THPT Trịnh Hoài Đức, thị xã Thuận An, Bình Dương) cho biết, chiều thứ ba 23/1, hàng trăm thầy trò ở trường vui sướng khôn tả sau chiến thắng của Việt Nam trước Qatar trong trận bán kết giải vô địch U23 châu Á.
Tối hôm đó, cô vô tình đọc được bài thơ Cảm ơn những chàng trai đất Việt của tác giả Đàm Huy Đông đăng trên báo. “Cảm giác lâng lâng khi nghĩ về chiến thắng của đội tuyển ùa về, tôi liền soạn ngay một đề Văn phần đọc hiểu để học sinh ôn tập trong buổi học hôm sau”, cô Tâm kể.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cho tôi lần nữa được cảm ơn!
Những chàng trai hai mươi viết nên huyền thoại,
Cờ Tổ quốc tung bay, ngôi sao vàng chói lọi,
Cảm xúc vỡ òa, nước mắt hạnh phúc rơi!
Cảm ơn các em, cảm ơn các chàng trai!
Với khí thế Rồng thiêng, với tinh thần Phù Đổng,
Với ý chí kiên cường, gan góc,
Với tuyệt vời bản lĩnh Việt Nam.
Cảm ơn các em, cảm ơn các chàng trai!
Cảm ơn những đôi chân, những bàn tay, những cái đầu thần thánh,
Những trận đấu ngập tràn cảm xúc,
Video đang HOT
Triệu trái tim cùng hòa nhịp: Việt Nam.
Cho chúng tôi lần nữa được cảm ơn!
Những Quang Hải, Đức Chinh, Tiến Dũng,
Những Đình Trọng, Xuân Trường, Văn Đức,
Duy Mạnh, Văn Thanh, Văn Hậu, Đức Huy…
Thật tuyệt vời, và thật diệu kỳ!
Xin cảm ơn, những chàng trai vô địch,
Ngay phút này đây – trước trận đấu cuối cùng.
Cho chúng tôi cảm ơn những anh hùng!
Mang bóng đá Việt Nam lên bảng vàng châu lục,
Thế giới ngỡ ngàng: Có phải con Rồng đang tỉnh giấc?
Náo động cầu trường – Địa chấn Việt Nam.
Xin cảm ơn và chúc mừng ông – Ngài Park Hang Seo!
Người thầy lớn có học trò xuất sắc,
Chẳng biết nói gì đâu, vui trào nước mắt.
Việt Nam tuyệt vời, Việt Nam – Tổ quốc tôi!
(Cảm ơn những chàng trai đất Việt, Đàm Huy Đông, Dẫn theo Phụ nữ Việt Nam)
Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra hai biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ:
Cảm ơn các em, cảm ơn các chàng trai!
Cảm ơn những đôi chân, những bàn tay, những cái đầu thần thánh,
Những trận đấu ngập tràn cảm xúc,
Triệu trái tim cùng hòa nhịp: Việt Nam.
Câu 3. Vì sao tác giả lại gọi “Những Quang Hải, Đức Chinh, Tiến Dũng; Những Đình Trọng, Xuân Trường, Văn Đức,/ Duy Mạnh, Văn Thanh, Văn Hậu, Đức Huy…” – những cầu thủ trong đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam năm 2018 là những chàng trai vô địch?
Câu 4: Văn bản trên gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về sức mạnh của thể thao?
Trong buổi học chiều qua, học sinh lớp 12 cô Tâm phụ trách rất hào hứng với đề bài này, nhiều em còn thắc mắc: “Cô tìm đề ở đâu mà hay vậy?”. Riêng câu 4 hỏi về “sức mạnh của thể thao” được học sinh viết say sưa.
Cô giáo dạy Văn mong muốn, ngoài khả năng kiểm tra kỹ năng đọc, hiểu văn bản của học trò, đề bài sẽ giúp các em có thêm một bài học cuộc sống: Nỗ lực cống hiến, nhiệt huyết của tuổi trẻ sẽ luôn tạo nên những điều kỳ diệu.
Theo VNE
"Bóng hồng" quyền lực phía sau Tổng thống đắc cử Pháp
Bà Brigitte Trogneux, một giáo viên văn về hưu, sẽ trở thành Đệ nhất phu nhân, một trong những người phụ nữ quyền lực nhất nước Pháp vào cuối tuần này sau khi chồng bà, ông Emmanuel Macron, tuyên thệ nhậm chức.
Bà Brigitte Trogneux sẽ trở thành Đệ nhất phu nhân Pháp. (Ảnh: Reuters)
Hậu phương vững chắc sau thành công của chồng
Cùng với chiến thắng của ứng viên tổng thống Pháp Emmanuel Macron, chuyện tình của ông với người vợ hơn 24 tuổi, Brigitte Trogneux, cũng trở thành tâm điểm chú ý của thế giới.
Đó là câu chuyện tình "đôi đũa lệch" giữa một cậu học trò 15 tuổi với cô giáo dạy văn của mình. Từ mối quan hệ cô-trò, họ đã trở thành bạn đời của nhau và hơn thế, bà Trogneux được coi như nguồn cảm hứng cho ông Macron trong đời sống thường nhật cũng như đời sống chính trị.
Sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử vòng 1 cách đây hai tuần, ông Macron từng nói: " Brigitte luôn sát cánh cùng tôi, bây giờ thậm chí còn hơn thế. Không có cô ấy, tôi sẽ không còn là chính tôi". Ông luôn nhắc đến vợ của mình như một người bạn tâm giao, tri kỷ.
Bà Brigitte Trogneux luôn xuất hiện bên cạnh chồng trong suốt chiến dịch tranh cử. (Ảnh: Reuters)
Họ ít được chú ý khi ông Macron được bổ nhiệm làm Bộ trưởng kinh tế Pháp trong chính quyền của Tổng thống Francois Hollande hồi tháng 8/2014. Bà Trogneux đã ngừng công việc giảng dạy khoảng 1 năm sau đó để hỗ trợ chồng trên con đường chính trị. Bà được cho là hỗ trợ ông đắc lực trong việc chỉnh sửa các bài phát biểu trước công chúng. "Mỗi tối chúng tôi thường tâm sự với nhau, nhắc lại những gì mà chúng tôi nghe được về nhau. Tôi phải chú ý tới mọi thứ, làm mọi thứ có thể để bảo vệ anh ấy", bà Trogneux chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Paris Match.
Tại Bộ Kinh tế Pháp, bà Trogneux xuất hiện lặng lẽ trong các cuộc họp tại trụ sở ở phía đông Paris. "Cô ấy dành nhiều thời gian ở đây bởi quan điểm của cô ấy cũng quan trọng đối với tôi, bởi cô ấy mang lại một bầu không khí hoàn toàn khác, điều đó rất quan trọng. Cuộc sống của tôi là đó, tôi không thể làm việc tốt nếu không hạnh phúc", ông Macron chia sẻ trong cuộc họp cuối cùng trước khi rời chính quyền của Tổng thống Hollande vào tháng 8/2016.
Ba tháng sau đó, ông tuyên bố tranh cử tổng thống. Cũng vào thời điểm đó, các câu chuyện về bà Trogneux và mối tình với ông Macron xuất hiện dày đặc trên các trang nhất của các tạp chí Pháp.
Người phụ nữ quyền lực
Bà Brigitte Trogneux được coi là nguồn cảm hứng quan trọng đối với ông Macron. (Ảnh: Reuters)
Bà Trogneaux, năm nay 64 tuổi, sẽ trở thành Đệ nhất phu nhân tiếp theo của Pháp. Không giống ở Mỹ, Đệ nhất phu nhân Pháp thông thường giữ vai trò mờ nhạt hơn trong các công việc quần chúng.
Tuy nhiên, theo lời các trợ lý của ông Macron, bà Trogneux sẽ đảm nhận một vai trò quyền lực. Bản thân ông Macron từng nói, nếu đắc cử, ông sẽ để vợ nắm một chức vụ chính thức trong chính quyền và sẽ không nhận lương.
"Cô ấy sẽ khẳng định sự hiện diện của mình, cô ấy sẽ có tiếng nói, có quan điểm về mọi thứ. Cô ấy sẽ luôn ở bên cạnh tôi bởi cô ấy luôn như thế, nhưng cô ấy cũng sẽ có vai trò của một người của công chúng", ông Macron nói. Những cam kết của ông Macron về vai trò cho vợ trong chính quyền cũng có thể coi là tín hiệu cho thấy nội các sắp tới của ông sẽ có nhiều nữ giới bởi thực tế ông là người ủng hộ bình quyền.
Có nhiều ý kiến cho rằng, bà Trogneaux có thể sẽ đảm nhận vai trò trong chính quyền mới của ông Macron có liên quan đến giáo dục. Thực tế, sở trường chính của bà Trogneaux là giáo dục và giúp đỡ trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ.
Bà Trogneux sinh năm 1953, là con út trong gia đình gồm 6 người con. Cha mẹ bà là chủ một xưởng sản xuất sô cô la giàu có ở thị trấn Amiens miền bắc nước Pháp. Năm 20 tuổi, bà kết hôn với một nhân viên ngân hàng và có 3 người con.
Năm 1993, bà là giáo viên dạy văn của ông Macron, người sau đó đã cầu hôn và quyết định sẽ bằng mọi cách lấy bà làm vợ. Vượt qua nhiều trở ngại và dị nghị, đến năm 2007, họ chính thức trở thành vợ chồng mặc dù không có thêm người con chung nào với nhau. Mối quan hệ của ông Macron với các con riêng của bà Trogneux được cho là cũng khá tốt.
Minh Phương
Theo Dantri