Những CEO công nghệ được trả lương cao nhất 2020
Sáu trong 25 CEO được trả lương cao nhất năm 2020 làm trong ngành công nghệ với mức lương gấp nhiều lần những CEO thông thường.
Trang thống kê tài chính 24/7 Wall Street tuần trước tổng hợp dữ liệu tài chính được 100 công ty đại chúng lớn nhất nước Mỹ nộp lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán (SEC). Ngoài doanh thu tập đoàn và mức lương CEO, tỷ lệ tiền lương giữa CEO và nhân viên bình thường cũng được thống kê với SEC.
Mức lương trung bình hàng năm của các CEO hàng đầu Mỹ trong năm qua vào khoảng 14,5 triệu USD, phần lớn làm việc trong ngành công nghệ hoặc dịch vụ tài chính.
CEO không nhận tiền lương như người bình thường mà được trả công bằng những gói thu nhập với lựa chọn cổ phần trong tập đoàn và nhiều phương án tặng thưởng dựa trên thành tích điều hành. Mức lương cơ bản của những người trong danh sách này không vượt quá 1,5 triệu USD.
6 trong 25 CEO được trả lương cao nhất nước Mỹ năm 2020 làm trong ngành công nghệ, trong đó, ba người nắm giữ vị trí cao nhất danh sách.
1. Mark Zuckerberg ( Facebook)
Mark Zuckerberg. Ảnh: AP.
Thu nhập: 23.415.973 USD
Doanh thu công ty: 70,7 tỷ USD
Tỷ lệ lương: Gấp 94 lần nhân viên
Mức lương chính thức của Mark Zuckerberg tại Facebook chỉ là một USD. Tuy nhiên, ông được trả hơn 23,4 triệu USD trong năm qua thông qua nhiều hình thức đền bù. Hiện tại, tiền lương của Zuckerberg chỉ cao gấp 94 lần nhân viên bình thường trong Facebook, trong khi các CEO khác trong danh sách của 24/7 Wall Street cao gấp hàng trăm lần nhân viên của họ.
Zuckerberg đồng sáng lập Facebook năm 2004 và đã lãnh đạo tập đoàn từ đó, biến nó từ nền tảng liên lạc với bạn học ở Harvard thành mạng xã hội khổng lồ toàn cầu với trị giá nhiều tỷ USD. Facebook đang đối mặt với những đơn kiện độc quyền do Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ và tổng chưởng lý tại 48 bang, vùng lãnh thổ đưa ra. Đơn kiện đặt mục tiêu là chia tách Facebook, cho rằng tập đoàn này đã lợi dụng vị trí thống trị trong lĩnh vực mạng xã hội và thực hiện những động thái chống cạnh tranh, gây hại cho người dùng.
2. Charles Robbins ( Cisco Systems)
Thu nhập: 25.829.833 USD
Doanh thu công ty: 49,3 tỷ USD
Tỷ lệ lương: Gấp 182 lần nhân viên
Ảnh: CNBC.
Video đang HOT
Robbins đã gắn bó với Cisco System từ tháng 7/2015. Mức lương của ông tăng trong năm 2020, nhưng lại giảm hơn 50% về tiền thưởng trong bối cảnh doanh thu Cisco giảm 5% so với một năm trước đó.
3. Brian Roberts ( Comcast)
Thu nhập: 28.809.952 USD
Doanh thu công ty: 108,9 tỷ USD
Tỷ lệ lương: gấp 461 lần nhân viên
Ảnh: Reuters.
Comcast được sáng lập bởi cha của Roberts. Bản thân ông bắt đầu thực tập tại đây từ năm 15 tuổi. Tập đoàn này đã lớn mạnh đáng kể dưới thời Brian L. Roberts thông qua các thương vụ mua lại NBCUniversal, DreamWorks và Sky.
3. Satya Nadella (Microsoft)
Thu nhập: 42.910.215 USD
Doanh thu công ty: 143 tỷ USD
Tỷ lệ lương: Gấp 249 lần nhân viên
Ảnh: AP.
Nadella gia nhập Microsoft năm 1992 và được bổ nhiệm làm CEO năm 2014. Mức lương của ông đã tăng 66% so với năm trước và xếp thứ 3 trong số 100 CEO được trả lương cao nhất nước Mỹ. Phần lớn con số này nằm ở cổ phần, cổ phiếu Microsoft đã tăng giá gấp đôi trong vòng hai năm qua.
2. Robert Swan (Intel)
- Thu nhập: 66.935.100 USD
- Doanh thu công ty: 72 tỷ USD
- Tỷ lệ lương: Gấp 695 lần nhân viên
Ảnh: BusinessWire.
Robert Swan là CEO được trả lương cao thứ hai tại Mỹ. Ngoài mức lương cơ bản 1,2 triệu USD, ông còn được trả cổ phần trị giá 62 triệu USD và 3,7 triệu USD thưởng.
Swan trở thành giám đốc điều hành Intel vào tháng 1/2019, sau 7 tháng làm CEO lâm thời và trước đó là giám đốc tài chính tập đoàn. Giá cổ phiếu của Intel dưới thời Swan khá biến động, dù giá trị công ty đã tăng 4% và liên tục đạt hoặc vượt dự báo về doanh thu.
1. Sundar Pichai (Alphabet)
- Thu nhập: 280.621.552 USD
- Doanh thu công ty: 161,9 tỷ USD
- Tỷ lệ lương: Gấp 1.085 lần nhân viên
Ảnh: AP.
Với tư cách là CEO tập đoàn mẹ của Google, Sundar Pichai là CEO được trả lương cao nhất nước Mỹ. Phần lớn số tiền này nằm ở cổ phiếu liên quan tới đợt thăng chức gần đây của ông.
Pichai giữ chức CEO Google từ năm 2015 và được bổ nhiệm làm CEO Alphabet vào tháng 12/2019. Mức lương cơ bản của ông là 650.000 USD, so với mức một USD của Larry Page, CEO tiền nhiệm và cũng là người sáng lập tập đoàn. Google cũng đang đối mặt hàng loạt vụ kiện chống độc quyền, trong đó một vụ kiện đến từ hơn 40 bang và vùng lãnh thổ, cáo buộc tập đoàn này chiếm thế độc quyền trái phép về tìm kiếm trên mạng Internet.
Bộ tứ CEO công nghệ tuyên bố không thống trị thị trường
CEO của Amazon, Apple, Facebook và Google đều cho rằng họ không thống trị và cũng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt trong những lĩnh vực họ tham gia.
Dự kiến diễn ra từ 23h ngày 29/7 (giờ Việt Nam), nhưng sự kiện bị chậm hơn một tiếng đồng hồ do trục trặc kỹ thuật.
Mở màn phiên điều trần, David Cicilline, Chủ tịch Tiểu ban chống độc quyền - Uỷ ban Tư pháp Hạ viện Mỹ, cho biết quá trình điều tra các hành vi độc quyền của bốn hãng Amazon, Apple, Google và Facebook đã diễn ra trong suốt 13 tháng qua. Uỷ ban đã yêu cầu nộp ít nhất 1,3 triệu tài liệu, tổ chức 5 phiên điều trần riêng và thực hiện hàng trăm giờ phỏng vấn đối với đại diện bốn tập đoàn công nghệ lớn này.
David Cicilline, Chủ tịch Tiểu ban chống độc quyền, điều hành phiên điều trần.
"Trước Covid-19, những công ty này đã là những 'người khổng lồ' trong nền kinh tế của chúng ta. Trong đại dịch, họ thậm chí lớn mạnh hơn bao giờ hết", ông nói. "Các nền tảng này có khả năng khai thác sức mạnh để đưa ra mức phí đắt đỏ, thực hiện những hợp đồng mang tính áp đặt và trích xuất dữ liệu có giá trị từ những người và những doanh nghiệp phụ thuộc vào họ".
"Nói đơn giản, họ đang nắm trong tay quá nhiều quyền lực", Cicilline kết luận.
Jerry Nadler, Chủ tịch Uỷ ban Tư pháp, so sánh các tập đoàn công nghệ ngày nay giống như sự độc quyền trong ngành đường sắt hơn một thế kỷ trước, khi các công ty thống trị có thể lựa chọn mức giá, loại bỏ đối thủ.
Do hạn chế đi lại trong đại dịch, cả bốn CEO đều chọn trả lời chất vấn trực tuyến. Phông nền phía sau Mark Zuckerberg là bức tường trắng quen thuộc trong các cuộc họp trực tuyến mà ông từng tham gia. Tim Cook cũng sử dụng background trung tính với một số cây cảnh trang trí. Người giàu nhất thế giới Jeff Bezos ngồi trước giá sách gỗ trong khi Sundar Pichai dường như ngồi trong phòng họp của công ty.
Jeff Bezos, CEO Amazon.
Được yêu cầu phát biểu đầu tiên, Jeff Bezos, CEO Amazon, chia sẻ về tuổi thơ sóng gió bởi bà Jackie mang thai và sinh ông khi mới là nữ sinh trung học 17 tuổi. Họ Bezos của ông thực tế là họ của cha dượng chứ không phải cha đẻ. Thời niên thiếu, ông sống ở ngoại ô Texas cùng ông bà ngoại và làm công việc đồng áng. Tuy nhiên, từ cách đây 26 năm, gia đình ông đã sẵn sàng đầu tư số tiền tiết kiệm của họ cho Amazon và Internet dù đó là những khái niệm họ không hề hiểu. "Họ đặt cược vào con trai của mình", ông nói.
Khởi đầu là một kho sách trực tuyến khiêm tốn, Jeff Bezos thừa nhận Amazon đã vươn lên thành một công ty lớn về thương mại điện tử. Tuy nhiên, ông cho rằng Amazon chiếm thị phần không lớn bởi tham gia vào thị trường bán lẻ trực tuyến đông đúc với các tên tuổi nổi tiếng như Target, Costco and Walmart. Ông còn cho rằng Amazon nên được điều tra và trách nhiệm của họ là vượt qua các cuộc điều tra một cách thành công.
Sau bài phát biểu này, các thành viên Hạ viện không "đả động" tới Bezos trong gần 90 phút, khiến ông thảnh thơi ăn bánh, uống nước trong khi các CEO khác liên tục bị chất vấn.
Giống như Bezos, Tim Cook, CEO Apple, cũng tuyên bố họ vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường smartphone với những đối thủ lớn như Samsung, Huawei, Google.
"Mục tiêu của chúng tôi là 'tốt nhất', không phải 'nhiều nhất'. Chúng tôi không có thị phần thống trị ở bất cứ thị trường hay trong bất cứ phân khúc sản phẩm nào", ông nói.
Tuy nhiên, vấn đề là các nhà điều tra không xét đến thị phần smartphone, mà tập trung vào đơn khiếu nại của các nhà phát triển rằng Apple áp đặt những quy định khắc nghiệt, trong có việc phải đóng phí lên đến 15-30% doanh thu nếu muốn ứng dụng có mặt trên App Store.
Tim Cook, CEO Apple, phát biểu trực tuyến.
Tương tự, trong bài phát biểu dài 5 phút, Mark Zuckerberg, CEO của Facebook, mô tả "sự cạnh tranh gay gắt" mà công ty của mình phải đối mặt. "Dịch vụ nhắn tin phổ biến nhất tại Mỹ là Apple iMessage. Ứng dụng phát triển nhanh nhất là TikTok. Ứng dụng video phổ biến nhất hiện nay là YouTube. Nền tảng quảng cáo có tốc độ tăng trưởng cao nhất là Amazon. Nền tảng quảng cáo lớn nhất hiện nay là Google", Zuckerberg liệt kê một loạt đối thủ để nhấn mạnh sự khó khăn của hãng.
Ông cũng cho biết quyết định bỏ ra 19 tỷ USD để mua WhatsApp năm 2014 chỉ là giải pháp giúp công ty cạnh tranh với các hãng viễn thông, vốn thu tiền người dùng qua mỗi nhắn tin.
Trước câu hỏi có nên tách Instagram khỏi Facebook, Zuckerberg cho rằng không có gì đảm bảo ứng dụng này sẽ đạt được thành công với hơn một tỷ người dùng hàng tháng như hiện nay nếu họ không chi một tỷ USD để thâu tóm vào năm 2012. Nghị sĩ Jerry Nadler nhắc đến một số email nội bộ, trong đó Facebook coi Instagram là mối đe doạ và thay vì cạnh tranh, họ bỏ tiền ra mua lại nó. Zuckerberg phủ nhận và nhắc lại rằng khi đó Uỷ ban Thương mại Liên bang đã phê duyệt thương vụ này.
Trong khi đó, trong lời nói đầu, Google CEO Sundar Pichai khẳng định công ty đã tạo ra một nền tảng cạnh tranh với mức giá thấp hơn cho các nhà quảng cáo. Ông cũng nhấn mạnh những đóng góp của Google đối với nước Mỹ: hơn 75.000 nhân viên đang làm việc tại 26 bang, mức đầu tư cho nghiên cứu phát triển tính đến cuối năm 2019 đạt 26 tỷ USD, tăng gấp 10 lần so với con số 2,8 tỷ USD của 10 năm trước đó.
Nghĩ sĩ Cicilline cho biết Uỷ ban đã thu thập email nội bộ của nhân viên Google và thực hiện phỏng vấn với các doanh nghiệp nhỏ hơn. Họ nhận thấy hãng này đã sử dụng các công cụ theo dõi lưu lượng truy cập web để xác định những đối thủ tiềm năng, hạ thứ hạng trên kết quả tìm kiếm trong khi ưu tiên hiển thị website và sản phẩm của chính mình.
Pichai không trực tiếp phủ nhận cáo buộc và giải thích họ "cố gắng hiểu các xu hướng dựa trên dữ liệu và khai thác nó để cải tiến sản phẩm phục vụ người dùng".
Bốn CEO công nghệ quyền lực phải điều trần những gì Việc CEO Apple, Amazon, Facebook và Google cùng ra điều trần trước Quốc hội Mỹ cuối tháng 7 được giới công nghệ đánh giá như là "một màn trình diễn lịch sử". Tim Cook, Mark Zuckerberg và Sundar Pichai đều đã có kinh nghiệm trong việc trả lời chất vấn, trong khi Jeff Bezos của Amazon được coi là "tân binh" vì chưa...