Những cây “tầm gửi” trong học đường
Chạy theo bạn bè và lựa chọn những cách học sai lầm. Nhiều teen đang tự làm kém mình và biến mình trở thành người lệ thuộc. Hãy cùng điểm danh những vấn đề các teen đang mắc phải nhiều nhất để tránh nhé.
Lệ thuộc vào học thêm
Để đối phó với giáo viên và mục tiêu cuối cùng là điểm số, nhiều teen lao đi học thêm đủ thứ nơi mà không biết mình đang sai lầm. Học thêm sẽ không hiệu quả nếu mục đích của teen không đúng với ý nghĩa của nó là học để lấy thêm kiến thức.
Nhiều teen coi học thêm còn quan trọng hơn học chính thức. Bởi khi học thêm, số lượng bạn bè ít, teen mới tập trung nghe giảng hay khi giáo viên kè kè kế bên thì teen mới chịu học. Còn trên lớp, nhiều bạn ỉ y rằng chẳng cần học, về nhà sẽ có thầy đến tận nơi giảng lại. Như vậy thì việc học thêm không đạt hiểu quả mong muốn cũng dễ hiểu.
Thực tế, nhiều bạn học thêm đủ thứ nơi nhưng kiến thức căn bản cũng không nắm. Đó là do thói quen ỷ y, lúc học đầu óc không tập trung vì cho rằng lúc khác thầy giáo học thêm sẽ giảng lại. Tâm lúc nào cũng có thầy kế bên mới học được sẽ khiến teen giảm bước tiến trong học tập rất nhiều.
Lệ thuộc vào công nghệ
Nhiều bạn rất thích ngồi gõ bàn phím và ngại viết lách. Những bạn ấy đều lấy lí do là: “Thời đại công nghệ, nên đó trở thành thói quen”. Nhưng ít ai biết được nguyên nhân sâu xa bên trong là bệnh lười và chữ của khổ chủ đôi khi không mấy đẹp. Đi gần đến công nghệ bàn phím, nếu không cảnh giác, còn dễ làm teen mắc những lỗi nặng nề trong văn phạm, chính tả.
Không chỉ thế, trong giờ học, nhiều teen không thể tách rời với công nghệ phủ sóng từ chiếc điện thoại. Ăn cũng nhắn tin, ngủ cũng nhắn tin khiến teen xao lãng cả việc học. Khi đã bắt đầu quen nhắn tin và gọi điện thoại liên tục thì đây còn là một hành vi đốt tiền tự lúc nào không biết.
Lại nói thêm đến việc, dù chỉ là nhẩm tính những con số đơn giản nhưng ít bạn nào chịu khó tính nhẩm vì giờ đây đã có… máy tính. Thời đại công nghệ, teen trở nên lạm dụng nó ngày càng nhiều và tự biến mình trở nên… ì ạch!
Video đang HOT
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Lệ thuộc vào sách hướng dẫn
Một môn học, teen có thể mua đến 4, 5 cuốn sách hướng dẫn. Xem sách hướng dẫn sẽ giúp ích nhiều cho việc học của teen. Tuy nhiên, đó là khi teen không lạm dụng nó như một công cụ để có bài giải. Người ta dùng sách hướng dẫn để nghiên cứu những khúc mắc khi thầy cô không có ở bên để tìm ra cách giải và hiểu vấn đề một cách dễ nhất.
Vậy mà nhiều bạn mua sách hướng dẫn về chẳng đi đâu xa ngoài mục đích chép bài giải để khỏi tốn thời gian suy nghĩ. Sau đó, hình thành thói quen chép mỗi sách hướng dẫn một chút, cho bài làm… đa dạng và sửa đi để nó đừng chính xác quá. Khi có sách hướng dẫn, có bài giải rồi thì chẳng thèm tìm hiểu xem cách thức làm như thế nào mà cứ sao y bản chính.
Số khác thì cũng tham khảo để làm, nhưng khi vội hay khi khó quá thì lại nản lòng, thế rồi cũng… mở ra chép theo và cho rằng mình đã hiểu.
Lệ thuộc vào bạn bè
Thói quen hỏi bài và chỉ bài, chẳng hiểu tự bao giờ đã ăn sâu vào máu của nhiều bạn. Nó trở thành một trong những thói quen mà hầu như 10 học sinh đi học thì 9 bạn có. Nhiều bạn giải thích rằng nó bắt nguồn từ truyền thống “tương thân tương ái”, nhưng lại không hiểu hết ý nghĩa của việc chỉ bài giúp bạn.
Nhiều bạn cũng vì thói quen này mà mất hẳn đi tính quyết đoán của mình. Không ít bạn khi vào phòng thi, làm bài đúng, nhưng vì nghe bạn bè, lại sửa lại rồi bị sai. Cũng không ít bạn sẵn sàng chỉ bài cho bạn khác, ngay cả trong giờ kiểm tra, khiến người khác trở nên chủ quan, lười nhác.
Ngay cả khi giải một bài tập hay học một vấn đề đơn giản. Nếu thấy bạn bè học và làm thì một số teen mới làm theo. Hiếm khi chủ động học và làm. Như vậy thì teen khó có thể tiến xa được trong mọi việc.
Lệ thuộc vào người lớn
Các bậc phụ huynh thường luôn theo sát con em mình dù là trong học tập hay trong sinh hoạt. Thế nhưng nhiều bạn cũng vì vậy mà trở nên ỷ y và không biết tự lo cho việc học và bản thân mình.
Một số bạn còn lạm dụng nó đến cỡ không có phụ huynh nhắc nhở thì mất luôn ý thức tự giác và sa đà vào ăn chơi. Thậm chí, giờ học, giờ thi một số bạn cũng chẳng nắm vì: “Lo gì, mẹ tui nắm lịch đi đâu, học gì, ở đâu hết rùi. Tui chỉ việc leo lên xe đi học”. Vì thế cho nên hôm nào phụ huynh ốm hay không thể lo lắng thì nhiều teen cũng tự cho mình cái quyền nghỉ xả hơi theo.
Điều đó, vô hình biến teens thành những cỗ máy làm việc theo lập trình có sẵn. Nên bàn bạc với cha mẹ và chủ động, tự giác hơn trong cuộc sống của mình, không nên đè nén quá nhiều nỗi lo cho cha mẹ.
Theo PLXH
Cây tầm gửi trị ung thư ruột
Trong nghiên cứu của cac nha khoa hoc, các chất chiêt xuât cua cây tầm gửi có khả năng chông lai tê bao ung thư ruôt - căn bệnh đã khiến 37.500 trương hơp/năm phải nhập viện tai Anh.
Cac bênh nhân đươc tiêm chất chiêt xuât cây tâm gưi vao mau môt cach đêu đăn, đa giam thiêu đươc nhưng tac dung không mong muôn từ phương phap hoa tri va xa tri trong điêu tri ung thư, ho sông lâu hơn nhưng ngươi không tiêm.
Chiêt xuât tư cây tâm gưi giup hê miên dich cua cơ thê chông lai cac khôi u, đây manh sư thai loai cac chât đôc hai do phương phap hoa tri đê lai.
Giao sư Kurt Zanker thuôc Viên Miên dich hoc va U bươu thưc nghiêm Đưc, ngươi đưng đâu cuôc nghiên cưu cho biêt: "Kêt qua trên đa đưa ra môt băng chưng thuyêt phuc vê nhưng ich lơi thu đươc tư chiêt xuât cây tâm gưi".
429 bênh nhân đa đươc điêu tri băng phương phap tiêm chiêt xuât tâm gưi va đươc so sanh vơi 375 trương hơp khac đươc điêu tri theo đung quy chuân.
Kêt qua đươc công bô trên tap chi cua Hiêp hôi U bươu hơp nhât đa chi ra răng, chi co 19% trong nhom đươc tiêm tâm gưi phai chiu nhưng hâu qua do cac phương phap điêu tri đôc hai (hoa tri, xa tri) gây ra, trong khi con sô nay la 48% vơi nhom con lai.
Co tơi 32% bênh nhân co thê sông thêm 5 năm sau khi băt đâu liêu phap tiêm chiêt xuât tâm gưi nay.
Theo Đao Vân
Bee/DailyMail