Những câu phỏng vấn “quái chiêu” của đại học Oxford
Giữ vững truyền thống đưa các câu hỏi “ quái chiêu” vào phỏng vấn, năm nay Đại học Oxford danh tiếng của Anh tiếp tục “hành” thí sinh bằng những câu hỏi không giống ai.
Do có quá nhiều đơn đăng ký, Đại học Oxford ngày càng đưa nhiều câu hỏi phỏng vấn và bài kiểm tra năng khiếu vào đánh giá kiến thức cũng như khả năng suy luận của thí sinh.
Ngoài nộp bảng điểm phổ thông, hầu hết các thí sinh phải trải qua hai vòng phỏng vấn, kiểm tra năng khiếu, viết bài luận và có người giới thiệu.
Chẳng hạn, trong một cuộc phỏng vấn, thí sinh nộp đơn vào khoa tâm lý học, trường Brasenose College thuộc Oxford gặp câu hỏi: “Điều gì là bình thường đối với con người?”
Còn thí sinh đăng ký ngành sinh vật tại trườngSt Anne’s College được cho xem một cây xương rồng và sau đó là câu hỏi:”Hãy nói cho tôi nghe về nó.”
Tại khoa công nghệ y sinh của trường St Peter’s College, các giáo sư đặt câu hỏi sau đối với thí sinh: “Tại sao mắt mèo lại sáng rực trong bóng tối?”
Khi thi vào trường Pembroke College, các thí sinh đăng ký ngành thần học bị hỏi: “Nếu ai đó liều mạng sống của anh ta – và của người khác, khi chơi thể thao hoặc các hoạt động mạo hiểm khác, anh ta nên được coi là một anh hùng hay một thằng ngốc?”
Các quan chức phụ trách tuyển sinh của trường Oxford cho biết các câu hỏi phỏng vấn nhằm mục đích “buộc thí sinh phải suy nghĩ, chứ không phải nhắc lại một kiến thức hoặc câu trả lời có sẵn.” Tuy nhiên, họ tránh hết sức đưa ra những câu hỏi “bẫy.”
Mùa tuyển sinh năm ngoái có khoảng 17.144 thí sinh nộp đơn, trong khi các trường trực thuộc Đại học Oxford chỉ có thể tiếp nhận khoảng 3.200 em.
Video đang HOT
Kỳ phỏng vấn năm nay sẽ diễn ra vào tháng 12 tới. Dự kiến số đơn nộp sẽ còn tăng cao hơn do nhu cầu học hành và bằng cấp gia tăng ở Anh trong bối cảnh kinh tế sa sút.
Đó là chưa kể đến việc Oxford đã nâng cao tiêu chuẩn đầu vào, chẳng hạn học sinh ít nhất phải được nhiều điểm A liên tục ở cấp II và cấp III.
Trong số sáu ví dụ về những câu hỏi “quái chiêu” được áp dụng trong các kỳ tuyển sinh gần đây, các thí sinh nộp đơn vào chuyên ngành Văn học Anh gặp phải câu: “Tại sao sinh viên thích xem series phim truyền hình “Coronation Street” khi mà nó đã được chiếu suốt 50 năm qua?”
Giáo sư Lynn Robson, giảng viên văn học Anh, cho biết các câu hỏi kiểu trên được thiết kế nhằm kiểm tra kỹ năng phân tích văn học có thể được áp dụng vào lĩnh vực văn hóa quần chúng như thế nào.
Một câu hỏi “không giống ai” nữa được áp dụng cho các thí sinh ngành âm nhạc:”Nếu bạn có thể sáng tạo ra một nhạc cụ mới, âm thanh của nó sẽ như thế nào?”
Các câu hỏi kiểu này rất “mở” và người phỏng vấn chủ yếu quan tâm đến trí tưởng tượng của người được hỏi.
Ngoài ra còn có rất nhiều câu hỏi khác bấy lâu vẫn được coi là phần “khoai” nhất và khiến thí sinh hồi hộp nhất trong thủ tục tuyển sinh của các trường thuộc Oxford.
Những câu hỏi này không có mục đích tìm kiếm một đáp án đúng hoặc kiểm tra kiến thức chuyên ngành của thí sinh, mà nhằm đánh giá xem các em sẽ phản ứng ra sao trước một ý tưởng mới.
Theo Vietnam Plus
"Quái chiêu" sinh viên đòi nợ
Là sinh viên, vay tiền nhau là chuyện bình thường.. (Ảnh minh họa)
Là sinh viên, vay tiền nhau là chuyện bình thường, nhưng nhiều khi cho vay rồi, chờ dài cổ không thấy trả, có nhắc cũng chỉ được hứa và hứa. Bực mình, quyết đòi bằng được và cũng để bạn "rút kinh nghiệm", nhiều cô cậu nghĩ ra cách đòi nợ khá "độc".
Cứ người yêu đến là "tố"
Hoa, 19 tuổi, sinh viên một trường đại học ở Hà Nội, nổi tiếng cả ký túc xá nữ vì thói quen vay tiền "quên" trả. Lúc nào vay, cô cũng có chuyện khẩn cấp, cũng hứa như đinh đóng cột là trả ngay, rồi sau đó lờ tịt đi. Ai nhắc thì cô viện cớ để khất, rồi lại lờ đi, cứ thế cho đến khi người bạn phát chán không thèm đòi nữa, chỉ tự nhủ từ giờ chừa cho Hoa vay tiền.
Diệp vào ở phòng Hoa được mấy ngày thì một cô bạn cùng phòng dặn nhân lúc ăn trưa: "Cậu đừng cho cái Hoa vay tiền nhé, mất luôn đấy". Diệp ngớ ra: "Hôm qua nó hỏi vay 300.000 để mua sách, tớ đưa rồi". Cô bạn thở dài: "Mình nhắc muộn quá. Mà không phải sách vở gì đâu, tối qua thấy nó diện váy mới, 100% là tiền của cậu".
Và như thường lệ, món tiền của Diệp bị khất hết lần này đến lần khác, khiến cô rất giận, nghĩ cách đòi và cho Hoa một bài học. Một hôm, chàng người yêu đẹp trai của Hoa đến chơi, Diệp cười bảo: "Tớ phải đi mua đồ bây giờ, Hoa cho tớ xin 300.000 cậu vay tớ để mua váy hai tháng trước nhé". Hoa xấu hổ chỉ muốn chui đầu xuống đất, thấy Diệp cứ đứng trước mặt người yêu mình có ý đợi được tiền mới đi, cô đành móc ví ra trả. Cả phòng lúc đó đều có mặt và tỏ ra vô cùng khoái chí.
Thành, "chúa Chổm" nổi tiếng ở một khu trọ sinh viên tại Hoàng Mai, Hà Nội cũng bị một vố khá đau. Hôm đó cậu nghỉ học sau một đêm chơi games mệt lử, cô người yêu tưởng ốm đến thăm. Mấy nam sinh viên khác thấy thế liền sang phòng Thành, rồi chỉ túi xách của cô gái, bảo: "Túi em đẹp nhỉ. Em biết không, túi này thằng Thành vay tiền anh mua tặng sinh nhật em đấy. Em phải giữ cẩn thận, chứ ai đời tiền nó chưa trả anh mà túi đã sờn thế này rồi". Cả Thành lẫn bạn gái đang "đơ máy" thì mấy cậu khác nhao nhao: "Đâu có, túi này mua bằng tiền của tao chứ. Nó cũng vay tao đã trả đâu".
Chờ "hớt tay trên"
Nhiều chúa Chổm sinh viên khất nợ không phải vì thiếu tiền, mà chỉ vì khi có tiền, các cô cậu lại tiêu ngay vào việc mua sắm, chơi games, ăn nhậu... còn nợ thì cứ để đó. Đòi lắm chỉ mỏi mồm, nhiều chủ nợ sinh viên nghĩ ra cách "khấu trừ tại nguồn".
Vì chuyện vay và trả, nhiều người bạn không còn nhìn mặt nhau... (Ảnh minh họa)
Mấy cậu bạn cùng phòng Thắng biết rằng tháng nào cũng vậy, cứ ngày 27 là mẹ Thắng gửi tiền vào tài khoản và cậu bao giờ cũng rút ngay. Thế nên chiều 27 của một tháng nọ, Thắng vừa rút 2 triệu đồng từ máy ATM thì người đứng cạnh, mà cậu tưởng là người chờ đến lượt rút tiền, đã giật nắm tiền từ tay cậu. Ngẩng phắt lên chưa kịp kêu, Thắng đã nhận ra bạn cùng phòng, mà không chỉ một người. "Tiền này tao lấy 700.000 mày nợ tao, chỗ còn lại là phần thằng Liên và thằng Tuấn cho mày vay mấy tháng trước", cậu bạn nói rồi đếm tiền chia luôn cho mấy người kia trước sự sững sờ của Thắng.
Phương, ở cùng với Cúc trong phòng trọ bốn người, cũng đòi được tiền cho vay theo cách tương tự, dù không có kế hoạch trước mà chỉ nhờ một dịp may tình cờ. Hôm đó dì của Cúc đến chơi, trước khi về giở ví ra: "Mẹ cháu bảo chưa gửi kịp nên nhờ dì đưa 1 triệu cho cháu đóng tiền nhà trước". Cúc vừa cầm lấy chưa kịp cất thì Phương đã nhanh nhẹn nắm lấy tay: "May quá, có tiền đây rồi, cậu trả nợ tớ 600.000 luôn nhé, lâu quá rồi". Không tránh được, Cúc đành đếm tiền trả bạn.
Cực chẳng đã mới đòi nợ kiểu đó
Về vụ "chặn" luôn tiền của Thắng ngay lại máy ATM, mấy cậu bạn tâm sự: "Chẳng phải là bọn em không nể mặt nó, chính vì nể nhau nên mới cho vay và để nó lờ đi mãi mới đòi. Khi phải cư xử với nó như vậy thì cũng đã xác định là quan hệ bạn bè khó cứu vãn, nhưng mà không chịu nổi nó nữa".
Còn Phương sau khi lấy được tiền nợ của Cúc cũng dọn ra ở riêng. "Không phải vì em sợ nó vay đâu, vì chắc chắn em không cho vay nữa. Nhưng chuyện đã qua chứng tỏ hết tôn trọng nhau rồi, chán nhau lắm rồi, khó làm bạn lắm", cô gái nói.
Tác giả nhiều chiêu đòi nợ làm "đối tượng" mất danh dự thừa nhận, những kẻ thích vay mà không thích trả vốn đã rất "chai mặt" rồi, khi bị một vố "độc" cũng chỉ đỏ mặt tí chút, sau đó khi túng tiền lại vay tiếp, và "quên" tiếp. Mấy cậu bạn cùng khu trọ của Thành tâm sự sau vụ làm cho Thành mất mặt trước người yêu: "Bọn em làm thế cho bõ tức thôi chứ biết thừa là không thể đòi tiền nó, vì nó nợ quá nhiều, khi có tí tiền thì để tiêu chứ chả trả được đâu. Với nó thì chỉ có cách giữ chặt hầu bao, không nể nang cho vay nữa, chứ bêu xấu nó ăn thua gì".
Vì đó cũng là kết luận mà nhiều người rút ra sau khi bị xù nợ nên rốt cục, các chúa Chổm chây ỳ luôn phải đứng trước hoàn cảnh: Không ai dám cho vay, và không ai dám ở cùng, thậm chí nhìn thấy đã "chạy mất dép".
Theo Đất Việt
"Chân dài" và quái chiêu lừa chiếm ô tô Lấy mác chồng làm cảnh sát giao thông, Thanh đã lấy lòng tin của những nơi quen biết để thuê xe ô tô dài hạn, rồi lừa mang bán... Ngày 8-10-2010, CA quận Đống Đa cho biết, cơ quan này đã tạm giữ đối tượng Phạm Thị Thanh (SN 1977, trú tại tổ 20 phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Lukaku chinh phục Napoli
Sao thể thao
5 giờ trước
Mỹ nam là món quà cuối cùng mà ông trời dành cho nhân gian
Hậu trường phim
5 giờ trước
Cận cảnh nhan sắc hiện tại của mỹ nhân từng đánh bại Song Hye Kyo, Jisoo để trở thành "nữ diễn viên đẹp nhất Hàn Quốc"
Phong cách sao
5 giờ trước
Cặp đôi phim giả tình thật hot nhất mỗi mùa Cá tháng Tư: Nàng sexy hút hồn, chàng nổi danh cả châu Á
Sao châu á
5 giờ trước
Sao Việt nổ toàn tin sốc trong hôm nay: Đoàn Thiên Ân và dàn hậu phát tin vui mệt nghỉ, 1 diễn viên thông báo mang thai với chồng ngoại quốc
Sao việt
5 giờ trước
Trịnh Công Sơn và người định mệnh một đĩa cơm chia hai, cùng ngủ trên tờ báo cũ nhàu nát
Nhạc việt
5 giờ trước
'Mật vụ phụ hồ' cấm khán giả dưới 18 tuổi, đối đầu trực tiếp bom tấn 'Địa đạo'
Phim âu mỹ
6 giờ trước
Chị bán nước đầu hẻm khen đứa con nuôi và chồng tôi khá giống nhau, tôi liền đưa ra tờ xét nghiệm ADN khiến chị ấy cứng họng
Góc tâm tình
6 giờ trước
Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương
Pháp luật
6 giờ trước
Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine
Thế giới
6 giờ trước