Những câu nói ngớ ngẩn của chính khách
Obama gọi nhầm tên quần đảo tranh chấp, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gọi giáo sư Ấn Độ là khủng bố, hay Tổng thống Uruguay gọi người đồng cấp Argentina là “mụ già”… Những câu nói hớ này khiến các chính trị gia bẽ mặt.
Cựu ứng viên phó tổng thống Mỹ gọi Triều Tiên là “đồng minh”
Bà Sarah Palin.
Năm 2010, cựu thống đốc bang Alaska, Sarah Palin phạm một sai lầm nghiêm trọng khi trả lời phỏng vấn trên truyền hình Mỹ. Khi được phóng viên hỏi về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, bà Palin hồn nhiên phát biểu Triều Tiên là một đồng minh của Mỹ. Bà Palin nói: “Chúng ta không tin tưởng Nhà Trắng sẽ có chính sách đủ mạnh để trừng phạt những gì Triều Tiên sẽ làm. Điều đó khiến tôi cảm thấy bất an về các chính sách an ninh quốc gia. Tuy nhiên, rõ ràng là chúng ta phải sát cánh bên các đồng minh Triều Tiên”. Mặc dù sửa sai ngay sau đó là “đồng minh Hàn Quốc”, nhưng vụ nói hớ cho thấy sự thiếu hiểu biết của bà Palin về thời sự quốc tế.
Nghị sĩ Mỹ mất ghế vì trù ẻo Sarah Palin
Hạ nghị sĩ Timothy Horrigan.
Cũng liên quan đến nhân vật thường xuyên nói hớ Sarah Palin, nhưng lần này nạn nhân là hạ nghị sĩ Timothy Horrigan ở bang New Hampshire. Tháng 8/2010, thành viên Đảng Dân chủ này mất chức vì nói đùa trên mạng xã hội là Palin chết. Ông này phát biểu: “Tôi không mong muốn bà Sarah Palin chết… Tôi muốn bà ấy sống vì một Palin đã chết thậm chí còn nguy hiểm hơn khi Palin còn sống”. Mặc dù sau đó đưa ra lời xin lỗi về bình luận thiếu thận trọng, ông Timothy quyết định từ chức và chấm dứt chương trình vận động tái tranh cử.
Tổng thống Uruguay gọi Tổng thống Argentina là “mụ già”
Video đang HOT
Tổng thống Jose Mujica và Tổng thống Cristina Kirchner.
Trong một cuộc họp báo ngày 4/4 ở Uruguay, Tổng thống Jose Mujica nhận xét với một quan chức mà không để ý micro vẫn mở: “Con mụ già này còn tệ hơn cả lão chột nữa”. Lời nói của ông Mujica là nhằm ám chỉ đến Tổng thống Cristina Kirchner và người chồng quá cố Nestor Kirchner. Lúc sinh thời, ông Kirchner bị tật ở mắt và có biệt danh “El Tuerto” (Gã chột). Bình luận của ông Mujica sau đó xuất hiện tràn lan trên mạng Argentina và khiến người dân nước này phẫn nộ. Ngoại trưởng Argentina Hector Timerman chỉ trích phát biểu của ông Mujica là không thể chấp nhận được và Tổng thống Uruguay đã xúc phạm người quá cố. Hơn 1 tuần sau, tổng thống được mệnh danh là nghèo nhất thế giới mới đưa ra lời xin lỗi người đồng cấp Argentina.
Obama gọi nhầm tên quần đảo tranh chấp
Ông Obama từng nói hớ nhiều lần.
Tháng 4 năm ngoái, ông Obama phạm một sai lầm trong phát ngôn khi tham gia Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ ở Cartagena, Colombia. Khi gọi tên quần đảo tranh chấp giữa Anh – Argentina, Malvinas ở nam Đại Tây Dương bằng tiếng Tây Ban Nha, ông Obama lại nói thành Maldives, một quốc đảo tại Ấn Độ Dương. Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Mỹ phạm sai lầm trong phát ngôn. Trước đó năm 2009, ông lên tiếng xin lỗi sau khi so sánh khả năng chơi bowling của ông tương đương với những vận động viên tham gia giải đấu dành cho những người thiểu năng trí tuệ (Special Olympics).
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gọi giáo sư Ấn Độ là “khủng bố”
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel.
Trong một cuộc họp báo mới đây, tân Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel nói đùa ông Robin Gandhi, một giáo sư gốc Ấn Độ, là một thành viên của Taliban. Ông Chuck Hagel phạm sai lầm trong phát ngôn sau bài phát biểu về cuộc đàm phán với Tliban. Phát ngôn viên của ông Hagel sau đó giải thích lời nói đùa của người đứng đầu Lầu Năm Góc không nhằm vào ông Gandhi hay một nhân vật cụ thể nào. Để xoa dịu tình hình, ông Hagel cũng đích thân gọi điện cho giáo sư gốc Ấn để xin lỗi.
Phó tổng thống Mỹ “tự nhận” là Tổng thống
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden.
Ngày 20/1, chỉ vài giờ trước khi ông Barack Obama tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 tại Phòng Xanh Nhà Trắng, Phó tổng thống Joe Biden nói với những người ủng hộ tại bang Iowa: “Tôi tự hào là tổng thống Mỹ”. Lời nói hớ của ông Biden khiến các cử tri Mỹ cười ồ lên, trong khi con trai ông là Beau Biden buộc phải nhắc nhở cha. Sau đó, ông Biden sửa sai bằng cách nói lại: “Tôi tự hào là Tổng thống Mỹ. Nhưng tôi tự hào hơn là Phó tổng thống của Tổng thống Mỹ Barack Obama”. Đây là một trong nhiều vụ nói hớ tai hại của ông Biden. Trước đó, Phó tổng thống Mỹ cũng phạm sai lầm về phát ngôn khi nói “Cầu Chúa phù hộ linh hồn bà ấy yên nghỉ” khi nhắc tới mẹ của Thủ tướng Ireland Cowen, trong sự kiện mừng lễ Thánh Patrick – ngày quốc lễ của Ireland. Điều mâu thuẫn là mẹ của ông Cowen lúc đó vẫn sống khỏe mạnh. Nhận thấy sai lầm, ông Biden liền sửa sai bằng câu nói “Cầu Chúa phù hộ cho bà ấy”.
Theo vietbao
"Mỹ nghe lén cả trụ sở Liên Hợp Quốc và EU"
Đây là thông tin gây chấn động mới nhất liên quan đến những tài liệu mật mà cựu điệp viên Snowden tiết lộ với báo giới, được một tờ báo của Đức đăng tải. Chủ tịch nghị viện châu Âu đã lập tức lên tiếng yêu cầu tiến hành điều tra thông tin trên.
Trụ sở NSA tại Mỹ
Theo hãng tin RIA Novosti của Nga, thông tin được tạp chí Der Spiegel của Đức số ra ngày hôm nay (30/6) tiết lộ. Theo đó, "những tài liệu mật mà người tố giác Edward Snowden có được và Spiegel được xem một phần" cho thấy, Cơ quan an ninh quốc gia của Mỹ (NSA) đã nghe lén cả các văn phòng của Liên minh châu Âu (EU) tại Mỹ
Một tài liệu của NSA, đề năm 2010, đã gọi Liên minh châu Âu là một "địa điểm mục tiêu".
"Tài liệu này cho thấy, ngoài việc cài thiết bị nghe lén trong các tòa nhà tại trung tâm Washington, DC, mạng máy tính của cơ quan đại diện EU cũng bị đột nhập. Với cách này, người Mỹ có thể tiếp cận các cuộc thảo luận trong các văn phòng của EU cũng như các bức thư điện tử và tài liệu nội bộ trên máy tính", Der Spiegel khẳng định.
Và cũng theo tài liệu này, các đại diện của EU tại Liên Hợp Quốc cũng bị theo dõi theo cách thức tương tự.
Thông tin mà Der Spiegel có được còn cho thấy, NSA từng đứng đằng sau một "chiến dịch nghe trộm điện tử", rõ ràng nhắm tới tòa nhà Justus Lipsius, nơi làm việc của Hội đồng Bộ trưởng EU và Hội đồng châu Âu.
Tờ tạp chí của Đức khẳng định, khoảng 5 năm trước, các quan chức an ninh châu Âu đã chú ý "tới vài cuộc gọi nhỡ rõ ràng nhắm tới hệ thống bảo trì từ xa tại tòa nhà Justus Lipsius. Các nhân viên an ninh sau đó đã lần theo dấu vết các cuộc gọi đến tổng hành dinh của NATO tại ngoại ô của Brussels.
Một phân tích chính xác cho thấy các cuộc tấn công vào hệ thống viễn thông đã được thực hiện từ một khu nhà tách biệt so với phần còn lại của trụ sở NATO, nơi các chuyên gia của NSA sử dụng"
Ngay khi hay thông tin trên, chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz đã khẳng định với hãng tin Reuters rằng, nếu thông tin trên là chính xác, nó sẽ "ảnh hưởng nghiêm trọng" tới mối quan hệ giữa EU và Mỹ.
"Thay mặt Nghị viện châu Âu, tôi yêu cầu làm rõ toàn bộ và đề nghị cung cấp thông tin thêm một cách nhanh chóng từ giới chức Mỹ liên quan đến cáo buộc này", ông Schulz khẳng định trong một bức thư điện tử.
Trong khi đó, trong ngày hôm qua, phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã điện đàm cho Tổng thống Ecuador Rafael Correa đề nghị không cho cựu điệp viên CIA Edward Snowden tị nạn chính trị.
Hiện Snowden đang phải đối mặt với các tội danh: đánh cắp tài sản quốc gia, tiết lộ trái phép thông tin quốc phòng và cố ý tiết lộ các tài liệu tình báo mật. Mỗi tội danh này có thể khiến Snowden lãnh án tối đa 10 năm tù.
Theo ông Correa, ông Biden "đã truyền tải yêu cầu một cách lịch sự từ nước Mỹ đối với việc từ chối đề nghị" xin tị nạn chính trị của Snowden.
Vị Tổng thống Ecuador cho biết đã trả lời phó Tổng thống Mỹ rằng: "Cảm ơn ngài phó Tổng thống vì đã gọi điện. Chúng tôi luôn đề cao nước Mỹ. Chúng tôi không muốn ở trong tình thế này". Nếu ông Snowden có tới "lãnh thổ Ecuador" mang theo đề nghị đó, "những người đầu tiên chúng tôi tham khảo ý kiến sẽ là Mỹ".
Theo Dantri
Vì sao Phó Thủ tướng chủ chốt của Nga ra đi? Phó Thủ tướng Nga đầy ảnh hưởng là Vladislav Surkov đã từ chức vào ngày hôm qua (9/5) trong một động thái mà một nhà phân tích mô tả là: hệ thống chính trị quyền lực theo chiều dọc mà Surkov từng góp phần tạo dựng nên đã "nuốt chửng cha đẻ của nó". "Hồng y áo xám" Surkov đã đệ đơn từ...