Những câu hỏi thường gặp khi xin visa du học Đức
Ứng viên cần tìm hiểu kỹ thông tin về trường, khóa học và không nên thể hiện ý định đi làm thêm trong thời gian du học Đức.
Để xin visa du học Đức, ứng viên phải trải qua vòng phỏng vấn tại Đại sứ quán với hàng loạt câu hỏi. Trang Studying in Germany cung cấp một vài câu hỏi thường gặp và gợi ý cách trả lời để giúp thí sinh đạt kết quả tốt nhất.
Thay vì Mỹ hay Canada, tại sao bạn chọn Đức du học?
Gợi ý trả lời: So với Mỹ và Canada, chi phí du học tại Đức phù hợp hơn với tiềm lực tài chính mà bạn có. Cùng với đó, Đức nổi tiếng với các chương trình định hướng học tập, thực hành chất lượng cao với mức học phí tương đối rẻ, thậm chí miễn phí. Đây cũng là nước có lịch sử văn hóa đa dạng, an ninh tương đối tốt.
Tại sao bạn chọn thành phố này của Đức?
Gợi ý trả lời: Có thể nói rằng bạn không chọn thành phố, mà chọn ngôi trường tại đó. Hãy thể hiện sự hiểu biết về lịch sử hình thành, nét văn hóa đặc trưng cũng như các công trình kiến trúc tại đây. Đừng quên cho thấy mình rất háo hức vì sắp có cơ hội khám phá tất cả điều này.
Từ đâu bạn biết về ngôi trường này và quyết định theo học?
Gợi ý trả lời: Bạn thấy trường đại học có chương trình học tập hấp dẫn, cơ hội thực tập tuyệt vời dành cho sinh viên quốc tế. Ngoài ra, hãy đề cập đến những yêu cầu đầu vào của trường hoặc cung cấp số liệu về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp để thấy đây là ngôi trường có chất lượng đào tạo tốt.
Bạn nên truy cập vào trang web của trường tìm hiểu thông tin này để trả lời một cách chính xác nhất.
Lý do nào khiến bạn lựa chọn khóa học này?
Gợi ý trả lời: Nếu khóa học có liên quan đến chuyên ngành đã được đào tạo hoặc các nghiên cứu trước đây, bạn nên trả lời. Ngoài ra, bạn có thể đề cập các yếu tố khác dẫn đến quyết định của mình như thứ hạng và chất lượng khóa học, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, nhu cầu nhân lực có chuyên môn về lĩnh vực này của thị trường Việt Nam…
Video đang HOT
Thành phố Dresden, Đức. Ảnh: TripSavvy
Khóa học sẽ mang lại lợi ích gì cho bạn?
Gợi ý trả lời: Hãy đề cập đến các dự định lựa chọn nghề nghiệp sau khi kết thúc chương trình học tại Đức. Bạn cần cho nhân viên đại sứ quán thấy tầm quan trọng và vai trò của lĩnh vực bạn sẽ theo học trong tương lai tại Việt Nam.
Bạn đã làm gì kể từ khi tốt nghiệp THPT hoặc đại học tại Việt Nam?
Gợi ý trả lời: Nếu du học Đức ngay sau khi tốt nghiệp THPT hoặc đại học, hãy trả lời bạn dành thời gian để cải thiện khả năng tiếng Đức và hoàn thiện hồ sơ.
Nếu đã có một thời gian đi làm, nghỉ ngơi hay tham gia các hoạt động xã hội, hãy giải thích đó là sở thích của bạn và nói về những giá trị, trải nghiệm tích cực mà những việc đó mang lại, thay đổi cuộc đời bạn ra sao.
Bạn có ý định đi làm thêm trong quá trình học tập tại Đức không?
Gợi ý trả lời: Nói chung, bạn không nên thể hiện việc có ý định đi làm thêm trong khi du học bởi nhiệm vụ chính của du học sinh khi đến Đức là tập trung nghiên cứu, học tập. Một số trường hợp sinh viên quốc tế được phép làm thêm khi du học Đức, tuy nhiên bạn cần chắc chắn rằng mình sở hữu loại visa cho phép điểu này. Nếu không, bạn có thể bị buộc thôi học và trục xuất về Việt Nam.
Kế hoạch tương lai của bạn là gì?
Gợi ý trả lời: Trước tiên, hãy cho nhân viên đại sứ quán thấy bạn quan tâm đến vị trí công việc sau khi ra trường bạn sẽ có tại Việt Nam. Lĩnh vực này tại Việt Nam đang có vai trò và tầm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước như thế nào, từ đó đưa ra những việc bạn định làm sau khi kết thúc khóa học.
Trên đây là gợi ý trả lời cho một số câu hỏi thưởng gặp khi phỏng vấn visa du học Đức. Tuy nhiên, không có “mẹo” nào tốt hơn việc trả lời trung thực, không cung cấp thông tin sai lệch hay né tránh câu hỏi.
Có những câu hỏi nhân viên đại sứ quán đã có câu trả lời, họ chỉ muốn biết mức độ thành thật của bạn như thế nào. Giữ cho mình sự thẳng thắn, cởi mở và luôn nở nụ cười trong những câu trả lời là cách tốt nhất.
Thanh Hằng
Theo Studying in Germany/VNE
Du học sớm: "Mẹ ơi, cho con về nhà!"
"Ngay từ những giờ lên lớp đầu tiên, học với người bản ngữ, tối ấy khi trở về phòng trọ với 4 bức tường màu nhờ nhờ ... mình đã muốn quay về. Sau đó, là cả những chuỗi ngày, câu duy nhất mình muốn nói là "mẹ ơi, cho con về nhà"...
Mẹ ơi, con muốn về nhà!
"Mình thấy mọi người hay nói năm đầu ở Đức sẽ rất chán. Sau 1,2 năm thì lại không muốn về Việt Nam nữa có đúng không mọi người? Là do thích nghi với cuộc sống bên này hay do cuộc sống quá bình yên đơn điệu làm người mình mụ mẫm đi không còn năng động như ở Việt Nam?.
Sao mình cũng sắp hết 1 năm rồi mà không thấy khả quan hơn, thực sự chỉ muốn về Việt Nam thôi. Nhớ đồ ăn Việt Nam và cái không khí náo nhiệt ở nhà. Ở đây cuộc sống buồn như người già ý.
Về thì sợ bố mẹ bỏ không ít tiền lo thủ tục cho mình đi học, tốn không ít tiền nuôi mình suốt gần năm qua... Và nỗi sợ lớn nhất, trong mắt bố mẹ "mình là đứa chẳng làm nên trò trống gì".
Vì thế, dù ngay từ những giờ lên lớp đầu tiên, học với người bản ngữ, tối ấy khi trở về phòng trọ với 4 bức tường màu nhờ nhờ ... mình đã muốn quay về. Sau đó, là cả những chuỗi ngày, mỗi khi mẹ hỏi "con thế nào" thì câu duy nhất mình muốn nói "mẹ ơi, con muốn về nhà". Nhưng đến nay gần một năm trôi qua, mình vẫn câm nín, không nói nên lời..."
Chị Nguyễn Hồng, một người Việt từng sinh sống và làm việc tại Đức hơn 30 năm với 10 năm gần đây chị làm du học cho biết, nhận được nhiều chia sẻ và tâm sự của các du học sinh. Tâm sự của bạn trẻ đang du học ở Đức ngay bậc học phổ thông trên là một ví dụ.
"Học sinh từ Việt Nam sang rất khó để vui, mặc dù có thể ai đó không thiếu tiền bạc. Hầu như những em không vui thì dặt dẹo sống dở chết dở. Nguyên nhân là do tại Việt Nam các em được dạy những thứ mà đa phần là không sử dụng được ở Đức.
Nước Đức, dân Đức làm việc hiệu quả gấp người Việt 27 lần. Nước Đức thuộc nhóm dẫn đầu thế giới. Từ cái điểm mấu chốt này mà họ ăn, ngủ, làm, chơi, tổ chức kiến tạo cuộc sống khác mình 27 lần", chị Hồng chia sẻ.
Theo chị, các em từ Việt Nam sang không được dạy được học về lịch sử, địa lý, triết học văn học kinh tế, tinh thần bản lĩnh của Đức thì vĩnh viễn không bao giờ có thể hiểu họ. Mà không hiểu thì vui thế nào được.
"Du học sinh Việt sang tiếng Anh kém, tiếng Đức kém, đi đứng cóm róm, nói năng lý nhí, không gìn giữ thiên nhiên môi trường sống, phim ảnh không xem, du lịch không đi, sách báo không đọc không viết không tranh luận, thể thao âm nhạc không chơi không cổ vũ, chính trị không quan tâm thì người ta biết nói gì với bạn. Biết an ủi các bạn kiểu gì?", chị Hồng nói.
Chị kể, con gái bạn chị ở Đức vừa tốt nghiệp lớp 12 và chuẩn bị theo học một trường đại học trong top 5 Châu Âu. Nhưng để có kết quả này, trước đó một năm, giống như các bạn Đức, con phải quay cuồng lên kế hoạch sắp lịch để học cùng 1 lúc hai ngành đại học. Chưa kể từ lớp 9 con liên tục đi thực tập mỗi năm hai lần ở các công ty để xem xét đánh giá khả năng và đam mê.
Bằng kinh nghiệm của những người đã từng có nhiều năm sống và làm việc tại Đức, chị Hồng cho rằng, các bậc phụ huynh muốn cho con đi du học cần phải chuẩn bị cho con những điều tối thiểu. Đó là cần phải biết về sự khác biệt. Chưa hiểu ngay nhưng cần phải biết về nó. Rèn luyện thói quen đọc ngay từ ở nhà. Ai không biết, không thích, không tự đọc thì đừng bao giờ nên đi.
"Tò mò. Luôn mở to mắt quan sát ngẫm nghĩ xem người Đức sống thế nào. Vì khác Việt Nam 27 lần nên họ làm mọi thứ có triết lý của họ, kiên nhẫn tìm hiểu.
Mục tiêu của bạn là gì, nhớ dựa vào đó mà hành động. Bạn cần tiền thì đi làm, bạn cần học thì đi học, bạn cần vui thì xem ở đâu có cái mình thích thì tìm tới đó. Bạn cần được công nhận thì xem mặt mạnh của mình là đâu tìm chỗ thể hiện chứng tỏ cho họ thấy. Bạn cần yêu thương thông cảm thì hãy chủ động làm luôn trước đi, sẽ nhận lại ngay điều đó, 100%!
Đơn giản chỉ có vậy thôi. Cốc nước đầy là do bạn nhìn. Cốc nước vơi cũng là do bạn. Cứ ru rú trong nhà, hay chỉ biết mỗi đi ra chợ, hay câm lặng cúi đầu vào khu Đồng Xuân thì Đức quả là quá tẻ nhạt đơn điệu nhất thế giới.
Và một thực tế mình thấy 1 người Đức trong đời học - làm nhiều nghề chứ không chỉ ung dung 4 năm đại học một ngành như Việt Nam", chị Hồng nhấn mạnh.
Theo infonet
Du học sinh thất nghiệp sau khi ra trường: Chỉ học thôi chưa đủ! Quá kỳ vọng và khả năng thích ứng kém là một trong những điểm yếu khiến nhiều du học sinh không xin nổi việc sau khi tốt nghiệp. Bạn sắp sửa tốt nghiệp và đang loay hoay tìm cách để tránh bị thất nghiệp sau khi ra trường? Đặc biệt đối với những bạn đang sinh sống và học tập ở nước ngoài...