Những câu hỏi ‘khó đỡ’ của học trò cấp 2 về giới tính
Vòng tránh thai là gì, được đặt ở đâu? Quan hệ bằng miệng là gì? Những ngày có kinh nguyệt thì có quan hệ tình dục được không? Thuốc tránh thai chỉ cần uống một lần sẽ có tác dụng mãi?
Đó là những câu hỏi “khó đỡ” dành cho các chuyên gia khi tư vấn giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh một số trường THCS trên địa bàn TP Hà Nội.
Tại buổi tư vấn cho học trò bậc THCS ở Mỹ Đình, các chuyên gia đã dành một khoảng thời gian khá lâu để giải thích những thắc mắc của các em học sinh về những vấn đề tế nhị ở lứa tuổi vị thành niên. Trái với tâm lý e thẹn, rụt rè, phần lớn các em đều hào hứng, thích thú với những vấn đề “tế nhị” mà các chuyên gia giảng dạy.
Tại buổi giao lưu, các chuyên gia đã nhận được nhiều câu hỏi “ngô nghê” nhưng hết sức thú vị của các em về giới tính và sức khỏe sinh sản. Nhiều câu hỏi khiến cả các chuyên gia… “ngã ngửa” và phải chọn câu trả lời phù hợp với độ tuổi, tâm lý của các em.
Nhiều câu hỏi của học sinh cấp 2 về giới tính khiến các chuyên gia… “ngã ngửa”.
Một em học sinh nam lớp 7 hỏi: “Con thưa cô, thuốc tránh thai chỉ bạn gái uống, hay bạn trai cũng phải uống. Uống thuốc tránh thai chỉ có tác dụng ngay lúc uống hay uống một lần sẽ có tác dụng mãi mãi?”.
Trả lời câu hỏi này, cô Nguyễn Thị Giáng Hương – điều dưỡng trưởng phòng khám đa khoa V-Hope, người từng có kinh nghiệm nhiều năm tư vấn giới tính cho thanh thiếu niên, nói: “Thuốc tránh thai chỉ dùng cho nữ giới. Có hai loại thuốc tránh thai cơ bản, một loại bạn gái bắt buộc phải uống hàng ngày, theo thời gian và liêu lượng khuyến cáo của bác sĩ. Thường thì khi tránh thai bằng loại thuốc này, các bạn gái không được quên uống thuốc trong 3 ngày liên tục.
Loại thứ hai là thuốc tránh thai khẩn cấp. Với loại thuốc này, để có tác dụng, bạn gái phải uống thuốc muộn nhất là 72 giờ sau khi quan hệ tình dục. Nếu quá thờ gian này, thuốc sẽ không có tác dụng tránh thai. Trong vòng một chu kỳ kinh nguyệt, bạn gái không được tránh thai bằng thuốc tránh thai khẩn cấp quá 2 lần”.
Cũng liên quan đến biện pháp tránh thai, một nam sinh khác thắc mắc: “Thưa cô, vòng tránh thai là gì và được đặt ở đâu?”.
Trước câu hỏi này, cô Giáng Hương giải thích: “Vòng tránh thai là một vật hỗ trợ tránh thai dùng cho nữ giới. Trước đây, nó được thiết kế có hình dáng giống một chiếc vòng nên được gọi là vòng tránh thai. Vòng tránh thai được được đặt trong ổ tử cung của nữ giới và sẽ ngăn quá trình thụ tinh khi có quan hệ tình dục, từ đó tránh được việc có thai ngoài ý muốn”.
Trong quá trình tư vấn cho học sinh, các chuyên gia có nhắc đến cụm từ “quan hệ tình dục bằng miệng”. Một học sinh nam lập tức đặt câu hỏi: “Thưa cố, thế nào là quan hệ bằng miệng?”
Video đang HOT
Sau giây lát suy nghĩ, cô Giáng Hương giảng giải một cách dễ hiểu: “Khi quan hệ tình dục, nam nữ thường dùng tay kích thích cơ quan sinh dục của nhau để đạt được khoái cảm. Tuy nhiên, thay vì dùng tay, nếu các bạn sử dụng miệng để thực hiện việc này thì đó gọi là quan hệ bằng miệng”.
Liên quan đến việc quan hệ bằng miệng, cô Giáng Hương cũng khuyên các em học sinh: Sau này khi bước vào đời sống tình dục, các em cần hạn chế hoặc không nên quan hệ tình dục qua đường miệng. Bởi nếu cơ quan sinh dục không được vệ sinh sách sẽ, quan hệ bằng miệng sẽ khiến các em dễ bị viêm nhiễm tại chỗ. Quan hệ bằng miệng cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các căn bệnh tình dục rất cao.
Cô Nguyễn Thị Giáng Hương phải lựa chọn cách truyền đạt phù hợp với lứa tuổi học trò.
Trong khi các học sinh nam quan tâm nhiều đến các biện pháp tránh thai thì các bạn nữ lại quan tâm đến những vấn đề như: Thế nào là quan hệ đồng giới? Vì sao lại có quan hệ đồng giới? Quan hệ tình dục lần đầu tiên như thế nào? Tại sao không nên quan hệ tình dục khi còn trẻ tuổi? Trong thời gian hành kinh thì có quan hệ tình dục được không?…
Trên đây chỉ là một số câu hỏi “khó đỡ” mà các em học sinh trường cấp THCS đặt ra đối với các chuyên gia. Đánh giá về buổi giao lưu, tư vấn, cô Giáng Hương cho biết: Những câu hỏi như vậy chứng tỏ các em ít được tiếp xúc với thông tin về vấn đề giới và sức khỏe sinh sản. Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần phối hợp với nhà trường và các đơn vị chức năng tổ chức thường xuyên hơn nữa các buổi giao lưu, tư vấn cho các em.
Về việc, một số bậc phụ huynh cho rằng, giáo dục giới tính cho trẻ em từ những năm cấp THCS là quá sớm. Thậm chí một số bậc phụ huynh còn tránh né, coi việc giáo dục giới cho con em mình là “vẽ đường cho hươu chạy”, cô Giáng Hương nói:
“Trẻ em ngày nay được ăn uống đầy đủ chất, cơ thể phát triển nhanh. Nhiều em đã bước vào tuổi dậy thì khi chỉ mới học lớp 5. Thêm vào đó, một thực tế phải thừa nhận là hiện nay nhiều bạn nữ nạo hút thai khi vẫn đang là học sinh cấp 2. Vậy giáo dục giới tính cho lứa tuổi này là thực sự cần thiết chứ không phải là sớm.
Quan niệm vẽ đường cho hươu chạy là một quan niểm cổ hủ của một số bậc phụ huynh. Chúng ta không vẽ đường thì hươu vẫn cứ chạy. Bởi vậy, chúng ta nên vẽ một con đường đúng đắn để hươu chạy còn hơn là để hươu chạy lung tung, rồi sau đó chúng ta lại phải chạy theo hươu để giải quyết hậu quả”.
Cô Giáng Hương cũng khuyên cho các em học sinh không nên có quan hệ tình dụctrước 18 tuổi đối với nữ và 20 tuổi đối với nam. Bởi trong gian đoạn này, các em chưa phát triền toàn diện về cơ thể cũng như tâm lý. Nếu có QHTD sẽ dễ bị tổn thương cơ quan sinh dục. Thêm vào đó, QHTD còn tác động lớn đến tâm lý, làm ảnh hưởng tới việc học tập hiện tại và tương lai, hạnh phúc về sau…
Theo Người Đưa Tin
Cắt tiền đứng lớp của hàng trăm GV: Trường nói có, huyện bảo không
Vài tháng trở lại đây, giáo viên tại các trường THCS trên địa bàn huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa) hoang mang trước công văn của UBND huyện này về việc cắt tiền đứng lớp của giáo viên dôi dư.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Ngọc Lặc có 26 trường THCS, trong đó có 23 trường có giáo viên (GV) dôi dư. Tổng số GV dôi dư của toàn huyện là 230 người. Có những trường số GV dôi dư lên đến 18, 19 GV như: Trường THCS Thúy Sơn có 19 GV dôi dư; Trường THCS Minh Tiến và trường THCS Ngọc Liên đều có 18 GV dôi dư; Trường THCS Ngọc Khê 3 có 17 GV dôi dư..., còn lại trung bình mỗi trường cũng 12 - 13 GV nằm trong diện dôi dư.
Công văn 1149 của UBND huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) về việc cắt tiền đứng lớp của giáo viên dôi dư.
Ngày 7/12/2012, UBND huyện Ngọc Lặc đã có Công văn số 1149/UBND-GD về việc giải quyết GV dôi dư bậc THCS. Trong công văn ghi rõ: "Kể từ ngày 1/1/2013, các giáo viên dôi dư được hưởng nguyên lương, không được hưởng phụ cấp ưu đãi của ngành và các chế độ khác theo quy định hiện hành đối với GV đứng lớp. Riêng thời gian đứng lớp trước đây (từ tháng 12/2012 trở về trước) đã được UBND tỉnh Thanh Hóa thẩm định thì được truy lĩnh phụ cấp thâm niên theo quy định". Theo đó, 3 tháng đầu năm 2013, hầu hết các trường THCS trên địa bàn huyện Ngọc Lặc đều không nhận được tiền đứng lớp của GV dôi dư.
Cô giáo Lê Thị H. - GV một trường THCS trên địa bàn bức xúc: "Tôi có 15 năm tâm huyết phục vụ cho ngành giáo dục. Thế nhưng sau Quyết định 3678 của tỉnh Thanh Hóa về việc rà soát lại các GV, tôi thuộc đối tượng dôi dư. Chưa hết thất vọng, những GV dôi dư như chúng tôi lại tiếp tục nhận một cú "sốc" khi công văn của UBND huyện Ngọc Lặc gửi về thông báo sẽ cắt tiền đứng lớp của chúng tôi. Chúng tôi vẫn đi làm đều đặn, không bỏ giờ, bỏ tiết tại sao huyện lại cắt số tiền đó?".
"Không có công văn nào của ngành giáo dục yêu cầu cắt tiền đứng lớp của GV dôi dư, nếu có thì chúng tôi cũng chấp nhận nhưng đằng này huyện tự ý ra quyết định. Quyết định của huyện làm ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, chi phối đến việc giảng dạy của các GV chúng tôi. Chúng tôi ăn không ngon, ngủ không yên, không có tâm trạng để dạy học", cô H. cho biết thêm.
Cũng theo cô H. thì hoàn cảnh của cô vô cùng khó khăn: con nhỏ, chồng không có công ăn việc làm. Mọi sinh hoạt trong gia đình đều trông chờ vào đồng lương của cô nhưng 3 tháng trở lại đây cô không còn được nhận tiền đứng lớp nữa.
Không riêng gì cô H., 230 GV trong diện dôi dư này đều có hoàn cảnh khó khăn, giảng dạy hàng chục năm trên mảnh đất miền núi. Thế nhưng những GV ở đây không hiểu vì lý do gì, huyện bỗng dưng cắt tiền đứng lớp mặc dù họ vẫn dạy đủ buổi, đủ tiết đúng như nhà trường phân công.
Thầy Đỗ Đức - hiệu trưởng Trường THCS Ngọc Khê cũng dở khóc, dở cười khi làm việc với chúng tôi. Câu đầu tiên khi nói về việc này, thầy bùi ngùi: "Đã có hàng mấy chục năm trong nghề giáo dục nhưng đến giờ phút này khi còn 3 năm nữa mới đến tuổi nghỉ hưu thì tôi lại muốn nghỉ từ bây giờ. Vừa qua, tôi nhận được 3 lần đơn kiến nghị của 35 GV trong trường về vấn đề tiền đứng lớp".
"Tôi cùng các thầy giáo hiệu trưởng tại các trường cũng có ý kiến phản đối về quyết định của huyện. Sau nhiều lần họp bàn, huyện có xin lỗi và nói rằng sẽ không cắt tiền đứng lớp của GV dôi dư, nhưng sẽ cắt theo số giờ dạy của GV. Như vậy, số giờ dạy của GV dôi dư đang được chia đều với GV không dôi dư thì việc cắt tiền theo số giờ dạy của GV đồng nghĩa với việc số tiền đứng lớp của GV không dôi dư sẽ phải cân bằng để chia cho GV dôi dư, tôi cũng không biết xử lý thế nào cả, trên thì huyện nói cần giáo dục tư tưởng cho GV, dưới thì tập thể nhà trường gây sức ép".
Cũng theo thầy Đức thì huyện có hứa đến ngày 17/2 sẽ có công văn rõ ràng thống nhất, hướng dẫn cụ thể về việc này. Tuy nhiên, đến nay đã gần hết tháng 3 nhưng vẫn không có công văn nào và sự việc đang rơi vào im lặng.
Không khác gì tâm trạng của thầy hiệu trưởng trường Ngọc Khê, thầy Nguyễn Đình Khuê - hiệu trưởng Trường THCS Thúy Sơn cũng cho biết: "Nếu huyện ra quyết định cắt tiền đứng lớp của GV dôi dư là vi phạm luật lao động. Còn việc cắt hay không cũng phải có văn bản rõ ràng nhưng đằng này sau khi ra công văn 1149 cắt tiền đứng lớp của GV dôi dư bị các GV phản đối thì huyện lại điều đình. Cho đến nay cũng không rõ cắt hay không cắt nhưng hiện tại 3 tháng nay, trường tôi không còn được nhận tiền đứng lớp của GV dôi dư nữa".
Ở Trường THCS Thúy Sơn, 3 tháng nay giáo viên không có tiền phụ cấp.
Số tiền đứng lớp của các GV dôi dư bị cắt tại Trường THCS Thúy Sơn là 266 triệu đồng/năm đối với 19 GV dôi dư, Trường THCS Ngọc Khê với 270 triệu đồng/năm đối với 14 GV dôi dư và nếu tỉnh tổng toàn bộ 23 trường có GV dôi dư trong toàn huyện thì số tiền đó không hề nhỏ.
Khi PV báo Dân trí đến tìm hiểu vấn đề trên, lãnh đạo huyện Ngọc Lặc hướng dẫn chúng tôi đến phòng Nội vụ và Phòng Giáo dục, nhưng chúng tôi đều nhận được câu trả lời "không có việc cắt tiền đứng lớp của GV như đã phản ánh" từ lãnh đạo các phòng này.
Ngay cả khi trao đổi với PV về việc trên thì ông Phạm Hùng Thư - phó Chủ tịch huyện Ngọc Lặc cũng khẳng định: "Không có chuyện huyện ra quyết định cắt tiền đứng lớp của GV dôi dư. Huyện cấp đúng, cấp đủ và chỉ cắt tiền đứng lớp đối với các đối tượng nằm trong diện quy định của nhà nước. Chúng tôi đang có hướng dẫn Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục tham mưu cho UBND huyện làm văn bản gửi các trường hướng dẫn thực hiện việc này".
Ông Phạm Hùng Thư - phó Chủ tịch huyện Ngọc Lặc khẳng định: "Không có chuyện huyện ra quyết định cắt tiền đứng lớp của GV dôi dư".
Cũng theo ông Thư thì Ngọc Lặc không có GV nào nằm trong diện phải cắt tiền đứng lớp cả, vậy công văn 1149 của UBND huyện Ngọc Lặc do chính ông Thư ký, được đóng dấu đỏ chót gửi đến các trường có nói rõ sẽ cắt tiền của GV dôi dư là ở đâu ra, chẳng lẽ là công văn giả?
Nguyễn Thùy - Duy Tuyên
Theo dân trí
Trả nhầm tiền rách phí học thêm, học sinh bị cô giáo mắng Vì đưa nhầm một tờ tiền bị rách trả phí học thêm, em Nguyễn Văn Thiện, học sinh lớp 8 Trường THCS Lê Bình ở Phường Tân Giang (TP Hà Tĩnh) đã bị cô giáo dùng những lời lẽ nặng nề mắng ngay giữa lớp khiến phụ huynh búc xúc. Cô giáo mắng học sinh vì trả tiền rách Theo đơn trình bày...