Những câu chuyện nóng về giáo dục năm 2017
Năm 2017 có nhiều sự kiện giáo dục sôi động diễn ra đến tận những ngày cuối năm. Bạn đọc hãy cùng báo nhìn lại một vài câu chuyện nóng.
Đề xuất cải tiến tiếng Việt gây xôn xao dư luận một thời gian dài
Cải tiến tiếng Việt gây “chấn động”
Ngay sau khi Báo đăng tải phần một (phần phụ âm) công trình nghiên cứu cải tiến tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền, nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội, về cải tiến tiếng Việt vào ngày 24.11.2017, một “làn sóng” tranh cãi, phản ứng gay gắt của xã hội về công trình này đã diễn ra mạnh mẽ. Sự kiện này lại tiếp tục gây “bão” trong dư luận khi ngày 26.12, PGS Hiền lại tiếp tục công bố đề xuất cải tiến phần nguyên âm.
Nhức nhối nạn bạo hành trẻ mầm non
Dư luận phẫn uất trước vụ việc bảo mẫu cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh bạo hành trẻ nhỏ.(Ảnh: cắt từ clip)
Video đang HOT
Cuối tháng 11, vụ bạo hành trẻ của các bảo mẫu tại cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh (Q.12, TP.HCM) đã khiến xã hội đồng loạt lên án. Theo đó, bảo mẫu ở đây đã có những hành vi đạp, tát vào đầu, vào mặt, dùng các vật dụng để đánh, thậm chí là dùng dao làm bếp đập vào đầu trẻ. Từ vụ việc này, các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, chính quyền, tổ chức liên quan… đã có những hành động cụ thể nhằm hạn chế tình trạng bạo hành trẻ em.
Báo động chất lượng ngành sư phạm
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Từ năm 2018 học sinh vào ngành sư phạm phải là những học sinh ưu tú nhất” (Ảnh:Đào Ngọc Thạch)
Kỳ tuyển sinh vào các trường ĐH,CĐ năm 2017 cho thấy một sự mất cân đối giữa một bên là các trường y dược có người 29 điểm vẫn không trúng tuyển, một bên là nhiều trường sư phạm ở địa phương chuẩn đầu vào tổng 3 môn 9 điểm! Trước phản ứng của dư luận, Bộ GD-ĐT đã tiến hành nhiều cuộc hội thảo mổ xẻ vấn đề. Những giải pháp đưa ra là phải quy hoạch lại hệ thống trường sư phạm, xây dựng lại chỉ tiêu theo nhu cầu sử dụng và nâng điểm chuẩn đầu vào… Tháng cuối năm 2017, dư luận một lần nữa sôi động về đầu vào sư phạm khi nhiều ý kiến cho rằng cần xem xét lại chủ trương miễn học phí cho sinh viên ngành này bởi chính sách này đã không còn thu hút được người giỏi vào học. Trong những ngày cuối năm, tại hội nghị hiệu trưởng các trường sư phạm, lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định từ năm 2018 chỉ tiêu ngành sư phạm phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng của địa phương và học sinh vào học ngành sư phạm phải là học sinh ưu tú nhất.
Thủ khoa về nhà nuôi heo và vấn đề sử dụng người tài !
Bùi Thị Hà gây sốt với câu chuyện “Thủ khoa về nhà nuôi heo” (ảnh: Chụp màn hình)
Vào đầu tháng 10.2017, Bùi Thị Hà gây “sốt” mạng xã hội với câu chuyện “thủ khoa nuôi heo”. Hà tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH Sư phạm Hà nội 2 trở về Hà Giang. Sau hơn một năm vẫn chưa được đi dạy, khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Có 2 luồng ý kiến xung quanh câu chuyện này. Thứ nhất, dư luận cảm thấy bức xúc vì đến một thủ khoa còn thất nghiệp. Tuy nhiên, luồng dư luận thứ 2 cho rằng, tại sao một thủ khoa lại không năng động tìm việc, lại lãng phí kiến thức 4 năm ĐH? Nhiều người cho rằng, Hà nên thay đổi suy nghĩ, dù là trường công hay trường tư, cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp ngoài nhà nước, miễn là có được việc làm thì bạn trẻ nên cống hiến hết sức mình, không nên chờ đợi lãng phí.
Câu chuyện này dấy lên trong dư luận những băn khoăn về vấn đề thu hút, sử dụng người tài. Việc thu hút nhân tài chỉ dựa vào bằng cấp, ít quan tâm tới năng lực thực tế cũng như nhu cầu địa phương khiến nhiều chính sách thu hút nhân tài gần như mang tính phong trào, không có hiệu quả thực tế. Ngoài ra đây cũng là dịp để mọi người nhìn nhận lại khái niệm thế nào là nhân tài.
Theo TNO
Năm 2018, điểm đầu vào sư phạm sẽ nằm trong top đầu?
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, các địa phương phải đưa ra con số chính xác về nhu cầu giáo viên và cam kết sử dụng sau khi đào tạo.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu phải bố trí việc làm cho sinh viên sự phạm
Bộ GD-ĐT vừa tổ chức hội nghị Hiệu trưởng các trường sư phạm với sự tham dự của đại diện 30 trường đại học sư phạm, trường đại học có đào tạo sư phạm và trường cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước.
Đáng chú ý, về phương hướng công tác mở ngành đào tạo sư phạm năm 2018, Bộ GD-ĐT khẳng định từ năm 2018 đào tạo sư phạm phải gắn với nhu cầu sử dụng. Cụ thể, UBND các tỉnh thành xác định nhu cầu nhân lực sư phạm trong các giai đoạn trung và dài hạn, xây dựng kế hoạch đặt hàng, tuyển dụng và phân công công việc sau khi đào tạo. Bộ GD-ĐT sẽ giao chỉ tiêu đào tạo sư phạm theo cơ chế đặt hàng dựa trên cơ sở nhu cầu của địa phương và năng lực của cơ sở đào tạo.
"Đã đến lúc, ngành sư phạm phải chấm dứt tình trạng đào tạo ra không sử dụng, đây vừa là trách nhiệm chính trị vừa là trách nhiệm xã hội", Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định.
Nhu cầu đó cần xuất phát từ việc rà soát đội ngũ của từng địa phương, đưa ra con số chính xác về nhu cầu giáo viên và cam kết sử dụng sau khi đào tạo. Bộ GD-ĐT sẽ có trách nhiệm cùng làm việc với các địa phương để có giải pháp cụ thể.
Từ năm 2018, Bộ sẽ chỉ giao chỉ tiêu cho các trường dựa trên nhu cầu sử dụng mà các địa phương đưa ra. "Từ năm 2018 chỉ tiêu tuyển sinh các trường sư phạm phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng. Học sinh vào học ngành sư phạm phải là những học sinh ưu tú nhất, quyết tâm để năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu, các trường không vì chạy theo chỉ tiêu mà chấp nhận điểm đầu vào thấp" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Bộ GD-ĐT sẽ trình Chính phủ đề án tái cấu trúc các trường sư phạm.
Để có căn cứ cho quá trình triển khai bồi dưỡng, đào tạo giáo viên, Bộ GD-ĐT sẽ sớm ban hành các chuẩn giáo viên, chuẩn cán bộ quản lý, chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn giảng viên sư phạm... Sau khi có chuẩn sẽ có phương án để bồi dưỡng hoặc thay thế giáo viên. Việc bồi dưỡng, đào tạo giáo viên sẽ được làm theo hình thức cuốn chiếu, không làm ồ ạt và chú trọng phương pháp đào tạo trực tuyến.
Theo SGGP
Trung Quốc: Hệ lụy từ phát triển nóng mầm non Những vụ bạo hành trẻ mầm non như dùng kim châm hay cho trẻ uống thuốc "gây buồn ngủ" tại Trung Quốc mới đây khiến dư luận phẫn nộ - được coi là hệ luỵ của quá trình phát triển quá nóng GD mầm non. ảnh minh họa Từ năm 2010 đến nay, đã có hơn 60 vụ lạm dụng trẻ mầm non...