Những câu chuyện kỳ lạ về các bức thư gửi trong chai
Việc một bức thư được gửi trong chai ném ra ngoài biển khơi và đến được tay ai đó vốn tưởng chỉ có trên phim ảnh. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có những câu chuyện kỳ diệu đã xảy ra.
Câu chuyện của Chunosuke Matsuyama
Năm 1784, Chunosuke Matsuyama và 43 người khác xuất phát từ bờ biển Nhật Bản để tìm kiếm kho báu trên một hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương. Trong cuộc hành trình, con tàu của họ va phải rặng san hô ngầm và bị phá hủy. Toàn bộ thủy thủ đoàn bị trôi dạt trên một hòn đảo hoang, với rất ít đồ ăn và không có nước ngọt. Matsuyama biết rằng số phận của họ đã bị định đoạt. Khi thủy thủ đoàn chết dần, ông đã lấy một miếng gỗ mỏng và khắc lên đó câu chuyện về số phận đen đủi của họ. Trong xác tàu có một chiếc chai, Matsuyama đã bỏ lá thư vào đó và quăng xuống biển, trước khi chết trên hòn đảo hoang. Chiếc chai đó tiếp tục trôi nổi trên biển trong suốt 150 năm. Tới năm 1935, một thợ thu hoạch tảo biển đã tìm thấy nó tại Hiraturemura, nơi Matsuyama chào đời.
Câu chuyện của Sandra Morris và Rosalind Hearse
Tháng 7/1968, cô bé 8 tuổi Sandra Morris đang trở về Mỹ trên một chiếc tàu biển, sau khi hoàn thành kỳ nghỉ ở châu Âu. Cô đã viết địa chỉ của mình lên một tấm bưu thiếp, cùng với lời nhắn đề nghị người nhận viết thư hồi đáp tới nhà cô ở Pennsylvania. Sau khi bỏ lá thư vào một chai rượu rỗng, Sandra đã ném nó xuống biển. Ba tháng sau, cô bé 8 tuổi Rosalind Hearse đã nhặt được chiếc chai khi đang đi dọc bờ biển xứ Wales.
Video đang HOT
Rosalind đã viết thư cho Sandra, bắt đầu một tình bạn kéo dài 40 năm. Cuối cùng hai người đã được gặp nhau, sau khi gia đình hai bên trở nên thân thiết trong suốt nhiều năm. Họ đã tái hợp trên bờ biển nơi Rosalind tìm thấy chiếc chai cách đó đúng 4 thập niên.
Câu chuyện của Laura Buxton
Câu chuyện này không thực sự dựa trên những bức thư trong chai, nhưng mức độ khó tin cũng tương tự như vậy. Theo đó, cô bé Laura Buxton 10 tuổi tới lễ kỷ niệm 50 năm ngày cưới của ông bà mình tại Staffordshire (Anh) năm 2001. Laura đã viết một bức thư, trong đó cho biết người nhận được cần gửi lại bức thư này cho cô bé. Laura đã in tên và số điện thoại của mình lên đó, sau đó gắn bức thư vào khinh khí cầu và thả bay lên không trung.
Quả khí cầu hạ cánh cách đó hơn 220km ở Milton Lilbourne (Anh). Một người nông dân đã tìm thấy bức thư trên cánh đồng của mình và nhớ tới cô bé Laura Buxton ở nhà bên cạnh. Sau khi người này chuyển thư cho cô bé, Laura Buxton đã nhanh chóng hồi đáp cho người gửi. Sau khi nói chuyện trên điện thoại, hai người phát hiện mình có rất nhiều điểm chung. Cả hai chỉ sinh cách nhau vài tháng, cùng để tóc dài, có chiều cao như nhau và thậm chí là cùng nuôi một loại thú cưng. Hai cô bé gặp nhau không lâu sau đó và đã trở thành bạn thân từ đó tới nay.
Câu chuyện của binh nhì Thomas Hughes
Vào ngày 9/9/1914, một người lính Anh là Thomas Hughes đang trên đường tới Pháp để tham gia chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Hughes đã viết một bức thư với hy vọng nó sẽ tới tay vợ anh. Hughes còn viết một lá thư đi kèm để giải thích về mục đích của bức thư trên, cũng như đề nghị người tìm thấy gửi nó tới vợ của anh. Hai bức thư được nhét trong chai, trước khi ném xuống eo biển nước Anh. Hai ngày sau, Hughes đã thiệt mạng trong chiến đấu, để lại người vợ Elizabeth và cô con gái sơ sinh Emily.
Sau chiến tranh, Elizabeth và Emily Hughes chuyển tới New Zealand và sống tại đó cho tới khi Elizabeth qua đời năm 1979. Tới năm 1999, một ngư dân là Steve Gowan đã tìm thấy chiếc chai ở ngoài khơi bờ biển Essex. Ông đã tìm thấy địa chỉ của Emily, giờ đã 86 tuổi và vẫn sống ở New Zealand. Tờ báo The New Zealand Post đã trả tiền cho chuyến đi của Steve Gowan và vợ tới Auckland. Tại đó, ông đã trao tận tay bức thư của Thomas Hughes cho con gái Emily, 85 năm sau khi bức thư được viết.
Câu chuyện của 88 người nhập cư Peru và Ecuador
Hồi năm 2005, 88 người từ Peru và Ecuador đang tìm cách nhập cư trái phép vào Mỹ khi con tàu chở họ gặp sự cố ngoài khơi Costa Rica. Lúc đó, nhóm tổ chức nhập cư đã bỏ tàu cùng với những người nhập cư trên đó, đồng thời mang theo toàn bộ thiết bị thông tin liên lạc.
Bị kẹt ngoài biển và còn rất ít nhu yếu phẩm, những người trên tàu phải tìm cách tự giải thoát. Họ viết một thông điệp cầu cứu, đặt vào trong chai và ném xuống biển. Điều kỳ diệu là một ngư dân đã tìm thấy chiếc chai đó chỉ sau 3 ngày. Ông đã báo chính quyền địa phương và con tàu nhanh chóng được tìm thấy. Các hành khách trên tàu, chủ yếu là phụ nữ, thiếu niên và trẻ em, đều sống sót.
Phan Hạnh
Theo Dantri/ Toptenz
Hai tàu Trung Quốc tiếp tục đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải Nhật Bản
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ngày 29/6 cho biết hai tàu Hải cảnh của Trung Quốc đang đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông.
Hai tàu của Trung Quốc đi vào vùng tranh chấp. (Nguồn: Reuters)
Theo báo cáo của JCG, các tàu này bắt đầu đi vào vùng biển trên lúc 18 giờ tối 28/6 (giờ địa phương).
Văn phòng JCG Khu vực 11 ở thành phố Naha cho biết 2 tàu hải cảnh của Trung Quốc mang số hiệu Hải cảnh 2307 và Hải cảnh 2337.
Trước đó, các tàu này đã đi vào lãnh hải Nhật Bản trong các ngày 17 và 26/6 và cũng di chuyển trong vùng tiếp giáp lãnh hải./.
Theo Vietnam
Gần 3.000 người nhập cư trái phép được giải cứu trên Địa Trung Hải Cảnh sát Biển Italy và các tổ chức nhân đạo đã cùng hợp tác giải cứu ít nhất 2.900 người nhập cư trái phép khỏi 21 tàu buôn người từ bờ biển Libya, giới chức Italy cho biết hôm 28/6 . Đội tàu tìm kiếm và cứu nạn liên quốc gia đã cứu hơn 2.900 người nhập cư trên biển Địa Trung Hải...