Những câu chuyện dở khóc cười khi con ở tuổi dậy thì
Chỉ vì mâu thuẫn trong cách nuôi dạy con tuổi dậy thì, PGS.TS Nguyễn Phương Hoa cho biết, vợ chồng bà từng suýt ly hôn. Cậu con trai tên Cống đã “nổi loạn” trong suốt 8 năm.
PGS.TS Nguyễn Phương Hoa – giảng viên bộ môn Tâm lý Giáo dục, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội kể lại câu chuyện chiến đấu cùng tuổi dậy thì của con trai tên Cống khiến nhiều người “cười ra nước mắt”.
Bắt đầu từ năm lớp 3, Cống đã nổi loạn. Người mẹ tự nhận con mình có tính cách khác người từ bé và càng “nổi khùng” khi bước vào tuổi dậy thì.
Câu chuyện thứ nhất, năm lớp 3 Cống đã đấm thẳng vào mũi một bạn gái trong lớp. Sau vụ gây gổ đó, Cống viết bản kiểm điểm như sau:
“Con đã nghĩ: Thôi, đây chỉ là hù dọa mà thôi. Nhưng không hiểu sao tay con lại không nghe theo ý nghĩ của mình, đấm thẳng vào mũi bạn Hà Mi. Thế là bạn ấy khóc. Ngay từ lúc đó, con đã muốn xin lỗi bạn ấy và biết mình có lỗi. Buổi chiều, con đã xin lỗi bạn ấy và cho bạn ấy tát lại. Qua sự việc trên con thấy mình đã sai. Và là sai lầm rất lớn khi đánh bạn gái.
Con thật đáng ghét. Mãi mãi con sẽ không làm chuyện tày đình đáng ghét này nữa”.
Câu chuyện thứ hai xảy ra khi lớn thêm chút nữa, năm học lớp 10, Cống đã bỏ nhà ra đi sau khi nói những lời không hay với mẹ. Chị Hoa kể, Cống lên phòng dọn đồ đạc, mang theo cặp sách, túi đồ chơi và đầy truyện.
Khi mẹ hỏi: Đã bỏ nhà đi còn mang theo sách truyện làm gì, Cống tức nói cộc lốc: Mang đi để mà đọc, chứ không đọc để mà ngu đi à.
Biết tính con anh hùng hảo hán nhưng cực nhát, chị Hoa để mặc cho con đi và biết con sẽ chỉ đến vài nhà người bạn thân từ ngày cấp 1.
Đúng như người mẹ dự đoán, cậu chỉ đến nhà bạn rồi mò về. Sau lần bỏ nhà đi “không thành” Cống rút ra bài học “Thà để cho ba mẹ mắng, phạt còn hơn bỏ nhà ra đi”.
Chị Hoa tâm sự: “Ở một thời điểm nào đó, người mẹ có thể để con tự bỏ nhà ra đi vì đã thuộc tâm tính của con. Tôi chờ đợi ở con một cuộc trải nghiệm đầu đời”.
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Phương Hoa chia sẻ về giai đoạn nuôi con tuổi dậy thì. Ảnh: Quyên Quyên.
Câu chuyện thứ ba, nhân dịp mẹ đi vắng một tháng rưỡi, Cống ở nhà với người bố hiền lành và có thời điểm dùng Internet đến 20 tiếng/ngày. Cũng vì bất đồng quan điểm trong việc nuôi dạy con của hai vợ chồng mà có lúc hôn nhân tưởng chừng sát mé bờ vực” – PGS.TS Nguyễn Phương Hoa chia sẻ.
Những lần tiếp theo, Cống đánh cả gia sư, thường xuyên cãi giáo viên, mắng bố mẹ, đấm vỡ cửa kính lớp…
Người mẹ chiến đấu với con như cảnh sát 113
Trong suốt 8 năm đứa con trai tên nổi loạn, chị Hoa có thời điểm định đầu hàng. “Lớn lên, cái tính cứng đầu cố chấp, bảo thủ, cực đoan, ít chịu lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác của con trai tôi càng tệ hại. Tranh luận với ai, Cống cũng phải tìm ra cách áp đảo, cố ôm phần thắng về mình. Người thân còn không chịu nổi nữa là người ngoài – chị Hoa chia sẻ.
PGS.TS Nguyễn Phương Hoa diễn tả lại hành động thường xuyên nổi nóng của con trai tên Cống. Ảnh: Quyên Quyên.
PGS.TS Nguyễn Phương Hoa – giảng viên bộ môn Tâm lý Giáo dục, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội là tác giả cuốn sách Cuộc chiến tuổi dậy thì – NXB Phụ nữ.
Là người mẹ yêu thương con vô bờ bến, luôn kiên nhẫn và có tính hài hước, TS Nguyễn Phương Hoa đã cùng con đi qua tuổi dậy thì.
Chị chia sẻ bí quyết, dù con có đang “căng” nhất mình vẫn luôn phải hài hước hóa mọi chuyện để “dập tắt” sự nổi loạn của con.
Hiếm có người mẹ nào muốn làm bạn với con không được đã kết bạn với bạn của con, bố mẹ của bạn con, cô giáo của con… Chị lập cả tài khoản Facebook giả, kết bạn để xem con nghĩ gì. Chị xin cho con từng lời khen của giáo viên, những lần giơ tay phát biểu, xin cả hình phạt để tự “trừng trị” Cống.
Thậm chí, có lần con trai bị các anh khối 12 đánh, người mẹ coi đó là những va vấp, trải nghiệm cuộc đời của cậu bé.
“Nếu con cứ giữ tính cách cục cằn, lỗ mãng thì ngoài đời sẽ có những người hơn thế” – chị Hoa kể.
Chị Hoa cho biết: “Tôi đã học ở con nhiều điều, học làm mẹ, làm thầy, học khiến cuộc sống phong phú hơn…”.
Hiện tại Cống vừa sang Đức du học, là chàng trai trưởng thành, tính cách điềm đạm. Đúc kết lại trong suốt quá trình nuôi dạy con, chị Hoa nói: “Nhiều khi giáo dục con ở tuổi dậy thì người mẹ phải có phản ứng nhanh như 113, đôi lúc lại cần tĩnh tâm. Sự nhạy cảm và mách bảo từ trái tim, khối óc của người mẹ sẽ là cuốn sách dạy con tuyệt vời nhất”.
Theo Zing
Chuyện lạ: Nữ "biến" thành nam khi bước vào tuổi dậy thì
Có ba giới tính ở Salinas, nơi mà một hiện tượng kỳ lạ nữ "biến" thành nam khi bước vào tuổi dậy thì đã trở thành điều không còn lạ lẫm đối với những người dân trong làng.
Ngôi làng Salinas, thuộc tỉnh Barahona phía tây nam nước Cộng hòa Dominican cũng êm đềm và bình dị như bao ngôi làng khác. Ở Salinas, không chỉ có những bãi biển dài tuyệt đẹp, có ánh nắng chói chang và những buổi hoàng hôn chạng vạng mà con người nơi đây cũng vô cùng thân thiện mến khách.
Thế nhưng, người ta có lẽ sẽ không nhớ đến Salinas nhiều nếu không có đặc trưng riêng biệt khiến nó khác hẳn với những ngôi làng khác trong Cộng hòa Dominican.
Ở Salinas, khi trẻ em bước vào tuổi dậy thì, một trong số 90 trẻ em sẽ có một bước chuyển tự nhiên từ nữ sang nam. Quá trình kỳ lạ này được gọi chung là "guevedoces", hiểu theo nghĩa đen có nghĩa là "dương vật phát triển ở tuổi 12". Hay nói rõ hơn đây là một hiện tượng lưỡng tính ngoài đã được định nghĩa trong y học.
Johnny từng mang hình hài con gái khi còn nhỏ
Xuất hiện trong phóng sự về hiện tượng này của BBC, Johnny, một chàng trai 24 tuổi đã kể lại về thời thơ ấu của mình: "Tôi nhớ là tôi đã từng mặc một chiếc váy màu đỏ khi còn nhỏ. Tôi được sinh ra ở nhà thay vì ở bệnh viện. Họ không biết giới tính thực sự của tôi là gì?"
Johnny cũng nói rằng anh đi học và thường mặc váy nhưng không bao giờ yêu thích điều đó. "Tôi không bao giờ động vào đồ chơi con gái, tôi chỉ muốn chơi cùng các bạn nam". Bây giờ, khi đã bước sang tuổi 24, Johnny đã trở thành một chàng trai thực sự với một bộ phận sinh dục nam phát triển khi anh dậy thì.
Câu chuyện của Johnny có thể khiến nhiều người nghi ngờ nhưng đó là một trong những trường hợp có thật ở Sanilas. Hiện tượng "guevedoces" đã được Julianne Imperato, một nhà khoa học tại trường Đại học Nội tiết Cornell phát hiện vào những năm 1970 và đến tận nơi để tìm hiểu và nghiên cứu.
Hiện tượng lưỡng tính ngoài ở Salinas là 1 trên 90 trẻ em được sinh ra
Trong 4 thập niên qua, các nghiên cứu đã chứng minh quá trình biến đổi từ nữ sang nam của một số người ở Salinas là hoàn toàn tự nhiên. Thông qua một kiểu rối loạn di truyền hiếm gặp, làm một loại enzyme là 5--reductase biến mất, ngăn chặn sản xuất hóc môn sinh dục nam dihydro-testosterone trong bụng mẹ. Điều đó khiến trẻ sơ sinh được sinh ra trong hình hài một bé gái. Tuy nhiên, khi đến tuổi trưởng thành, hóc môn testosterone được sản sinh mạnh, trẻ em đó sẽ bị vỡ giọng và cơ quan sinh dục nam phát triển mạnh.
Nói rõ hơn về điều này, Tiến sĩ Michael Mosley, người dẫn phóng sự về vấn đề này cho biết: "Guevedoces đôi khi cũng được hiểu là ban đầu là một cô gái sau đó là một người đàn ông. Khi họ sinh ra, họ giống con gái, không có tinh hoàn và có âm đạo. Nhưng đến tuổi dậy thì dương vật phát triển và có cả tinh hoàn".
Ông cũng chỉ rõ bác sĩ Imperato đã phát hiện ra enzyme 5--reductase, cái thường chuyển đổi testosterone thành dihydro-testosterone đã bị thiếu do rối loạn di truyền gây ra. Phát hiện này đã được ứng dụng vào phát triển một loại thuốc ngăn chặn hoạt động của 5--reductase, bây giờ đang được sử dụng rộng rãi để điều trị phì đại tuyến tiền liệt và hói đầu ở nam giới.
Theo_An ninh thủ đô
Tuổi teen nên chăm sóc da như thế nào Để phòng và chữa mụn thì cách hữu hiệu nhất vẫn là giữ cho tóc và da mặt thật sạch sẽ, rửa tay thường xuyên và tuyệt đối không dùng tay nặn mụn. Ở tuổi dậy thì, các em không cần nghĩ quá nhiều đến việc dùng mỹ phẩm dưỡng da, bởi da các teen đang ở giai đoạn đầy sức sống nhất....