Những câu chuyện cảm động trong giáo dục nghề nghiệp
Tháng 10 tới, lần đầu tiên 130 học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu sẽ được vinh danh. Đây là câu chuyện về những tấm gương vươn lên trong cuộc sống từ giáo dục nghề nghiệp.
Nguyễn Công Thiện là người Khmer được đề nghị danh hiệu học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu năm 2020.
Nhiều học sinh, sinh viên là người dân tộc
Bà Trần Minh Huyền, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên cho biết, trong số những học sinh, sinh viên tiêu biểu xuất sắc được đề nghị, có em mặc dù hoàn cảnh rất khó khăn, nhà nghèo nhưng đã rất tích cực vươn lên, đạt thành tích tốt trong học tập nghề nghiệp. Không chỉ có vậy, em còn tham gia vào công tác xã hội, thiện nguyện để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hơn.
Có em thi đỗ đại học với số điểm cao, nhưng vẫn lựa chọn con đường học cao đẳng nghề, ngay trong quá trình học nghề em đã đi làm để có thu nhập gửi về quê giúp đỡ bố mẹ… Có em đã mạnh dạn khởi nghiệp ngay từ năm học thứ nhất, qua đó tự tạo việc làm cho mình và hơn nữa là tạo việc làm cho các bạn cùng trang lứa.
Video đang HOT
Đây là những tấm gương điển hình, mà câu chuyện về con đường học tập nghề nghiệp của các em rất cảm động và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Qua ba vòng xét chọn từ cấp trường lựa chọn, giới thiệu, từ cấp tỉnh do Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố tổ chức thành lập hội đồng xét chọn và giới thiệu. Ngày 1/7, Hội đồng xét chọn cấp toàn quốc đã lựa chọn được 130 học sinh, sinh viên co thanh tich xuât săc, tiêu biểu nhất, trong đó: 112 sinh viên, 18 học sinh của 70 cơ cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc 28 tỉnh, thành phố như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Yên Bái, Lâm Đồng, Phú Yên, Hòa Bình, Đà Nẵng, Phú Thọ, Ninh Bình…
Theo thống kê, giới tính nam có 81 em, chiếm 62,3%; nữ có 49 em, chiếm 37,7%. Dân tộc Kinh 100 đại biểu, dân tộc thiểu số 30 đại biểu, bao gồm: Dân tộc Tày 6 em, Mường 4 em, Mông 5, Khmer 5 em, Thái 3 em, Nùng 2 em. Các dân tộc Dao, Cor, Cao Lan, Ê Đê và Cơ Tu mỗi dân tộc có 1 đại biểu.
Tiêu chuẩn học sinh, sinh viên tiêu biểu, xuất sắc
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, việc xét chọn học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu dựa trên hai nhóm tiêu chuẩn về học tập và đạo đức lối sống. Các học sinh, sinh viên được tuyên dương phải là những em có thành tích xuất sắc toàn diện trong học tập và phải đạt một trong các tiêu chí: Có đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải nhất nhì ba cấp trường trở lên hoặc có sáng kiến trong học tập, lao động; có công trình nghiên cứu khoa học có giá trị được áp dụng hoặc có sản phẩm sáng tạo được cấp bằng sáng chế, cấp giấp phép xuất bản hoặc đạt giải nhất, nhì, ba tại các cuộc thi cấp tỉnh.
Đồng thời, có kết quả rèn luyện đạo đức xuất sắc, không vi phạm đạo đức, quy chế, nội dung của nhà trường, quy định của địa phương, pháp luật của Nhà nước và đạt thêm một trong các tiêu chí: Tham gia tích cực các hoạt động Đoàn, Hội và các hoạt động tình nguyện cấp trường tổ chức trở lên hoặc đạt các giải thưởng nhất, nhì, ba các cuộc thi về pháp luật, tìm hiểu lịch sử, văn hoá dân tộc; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh từ cấp trường trở lên hoặc các giải thưởng văn hoá, thể thao cấp trường trở lên.
Theo Ban Tổ chức, khâu chuẩn bị Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp năm 2020 đã cơ bản hoàn tất. Dự kiến, lễ tuyên dương sẽ diễn ra trong 2 ngày 8 và 9/10 tại Hà Nội. Các hoạt động chính như báo công dâng Bác tại Quảng trường Ba Đình. Dâng hương Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn. Thăm quan khu di tích Phủ Chủ tịch.
Chương trình Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dự kiến được diễn ra vào lúc 19 giờ 30 phút tối ngày 9/10/2020 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu năm 2020 lần đầu tiên được tổ chức nhằm biểu dương, tôn vinh các tấm gương học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu. Xây dựng môi trường và tạo động lực cho học sinh, sinh viên thi đua học tập, rèn luyện, phấn đấu, phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giáo dục nghề nghiệp.
Giáo dục nghề nghiệp Hà Nội: Vượt khó tuyển sinh
Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, 21 trường nghề công lập của TP Hà Nội đã rất nỗ lực tìm mọi giải pháp tuyển sinh năm học 2020 - 2021. Nhờ chất lượng đào tạo nghề tốt nên nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã tuyển sinh gần đạt chỉ tiêu đề ra.
Học sinh trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đang học nghề Điện Công nghiệp theo chương trình 9 khi tốt nghiệp được nhận 2 bằng. Ảnh: Trần Oanh
Nhiều trường tuyển sinh đạt trên 70%
Ngày 24/9, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý chủ trì hội nghị báo cáo tình hình công tác tuyển sinh, đào tạo đối với 21 trường nghề công lập của TP năm 2020. Theo Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Thanh Nhàn, dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng ngay từ đầu năm 2020 các cơ sở GDNN đã chủ động tập trung nguồn lực, tìm mọi biện pháp, đẩy mạnh công tác tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, bắt kịp xu thế và sự thay đổi của xã hội. Tính đến nay, 21 trường đã tuyển sinh trình độ cao đẳng (CĐ), trung cấp (TC), sơ cấp và dưới 3 tháng được 15.776 người; trong đó 11 trường CĐ tuyển sinh 6.477 người, 10 trường TC tuyển sinh 9.297 người.
Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Thanh Nhàn cho biết, đã có những trường CĐ, TC tuyển sinh đạt tỷ lệ trên 70%. Đơn cử, trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội 90% chỉ tiêu, trường CĐ Cộng đồng Hà Tây 78,8%, trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc TP Hà Nội 78%, TC nghề Giao thông công chính Hà Nội 73,8%... Đặc biệt, trường TC nghề Tổng hợp Hà Nội tuyển sinh đạt 116,9%. Phó Hiệu trưởng trường TC nghề Tổng hợp Hà Nội Vũ Minh Cường cho biết: "Trong số 690 chỉ tiêu nhà trường tuyển sinh được, chỉ có 8 học sinh tốt nghiệp THPT, số còn lại là tốt nghiệp THCS. Điều này cho thấy nhà trường đã thực hiện tốt công tác tuyển sinh theo hướng phân luồng, đào tạo các nghề không trùng với những trường khác".
Trong khi đó, Hiệu trưởng trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc TP Hà Nội Nguyễn Công Truyền cho biết: Nhà trường tuyển sinh được 957 em, vượt chỉ tiêu 2 em; dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ tuyển vượt 2 lớp CĐ từ 80 - 100 học sinh. Hình thức tuyển sinh của nhà trường là tuyên truyền quảng bá đến các học sinh trường THCS có học lực trung bình. Ngoài ra, nhà trường còn thuê xe ô tô chở các em học sinh đến trường tham quan nơi đào tạo, thông tin về đầu ra có việc làm ngay nên phụ huynh và học sinh rất yên tâm.
Nâng cao chất lượng đào tạo, giải quyết việc làm
Tại hội nghị này, nhiều lãnh đạo trường CĐ, TC đã phản ánh những khó khăn trong công tác tuyển sinh, đó là khi các trường đại học mở rộng số lượng tuyển, lại được kéo dài thời gian đến tháng 2/2021 nên cạn nguồn tuyển. Các trường CĐ, TC lại không có dữ liệu tuyển sinh từ Sở GD&ĐT Hà Nội. Vì thế, TS Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng trường CĐ nghề Công nghệ cao Hà Nội đề xuất tuyên truyền học nghề trên kênh truyền hình, báo chính thống. Về phía các trường nghề phải nâng cao chất lượng đào tạo, giải quyết việc làm... Các trường nghề hướng tới đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS vào học theo mô hình 9 là giải pháp được nhiều trường đề cập tới. Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở mong muốn tới đây được phối hợp với Sở LĐTB&XH trong việc phối hợp thông tin và xây dựng chỉ tiêu chương trình 9 , học sinh tốt nghiệp THPT để các trường nghề nắm rõ thông tin, có định hướng tuyên truyền. Phó Giám đốc Sở LĐRB&XH Hà Nội Nguyễn Thanh Nhàn kiến nghị TP tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo cho các cơ sở GDNN công lập của TP, đặc biệt là các trường được phê duyệt nghề trọng điểm nhằm nâng cao năng lực của các đơn vị. Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý ghi nhận kết quả tuyển sinh của các trường, trong đó mô hình 9 có dấu hiệu tốt hơn. Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu các trường phải có biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo; tăng lỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi. Đặc biệt làm sao tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp có việc làm ngày càng tăng cao hơn. Về phía Sở LĐTB&XH Hà Nội tiếp tục kiểm tra, chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các trường tuyển sinh đạt kế hoạch đề ra.
Những đơn vị nào đủ điều kiện sẽ thực hiện tự chủ 100%. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, các trường TC, CĐ có gì khó khăn thì báo cáo để TP và Sở LĐTB&XH có hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời.
Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý
12 trường tiếp tục đồng hành cùng Quỹ học bổng Vừ A Dính Mặc dù tình hình kinh tế vẫn còn rất khó khăn bởi dịch COVID- 19 nhưng bằng trách nhiệm và tình cảm của mình, 12 trường đã nhận 58 em học sinh là con em người dân tộc, vùng hải đảo khó khăn về sinh sống và học tập. Ngày 20-9, tại Báo Pháp Luật TP.HCM, Quỹ học bổng Vừ A Dính đã...