Những carry đã bị lãng quên trong năm 2011 (Phần 1)
Sau khi được sửa Ultimate sang cộng thêm chỉ số Agi, Traxex bắt đầu được giới game thủ chuyên nghiệp chú ý và trên thực tế, đây cũng từng là một trong những hero rất được yêu thích trong những trận đấu public. Tuy nhiên, khi mà tần suất Traxex góp mặt trong các trận đấu DotA nhiều hơn thì cũng là lúc hero này bắt đầu bị nerf.
Sau khi bị giảm đi chỉ số Agi cộng thêm ở mỗi level, Traxex tiếp tục bị nerf thêm về nhiều điểm khác nữa như sight nhìn ban ngày, ban đêm và thậm chí, tầm bắn – một trong những ưu điểm vượt trội của Traxex khi tham gia combat cũng đã bị giảm đi chút ít.
Sự ra đi của Traxex khỏi DotA âu cũng là điều đúng đắn bởi trên thực tế, hero này quá dễ bị gank vào lúc đầu vì không có skill thoát thân. Ở thời điểm hiện tại, với sự xuất hiện của Smoke of Deceit thì có lẽ, Traxex sẽ khó mà ngóc đầu lên nổi ngay từ Early và Mid Game.
Là biểu tượng đặc biệt cho chiến thuật “Turtle – Con Rùa” được người Trung Quốc sáng tạo ra, Sniper thực sự là một trong những Late hero khiến người ta khó chịu nhất. Trên thực tế, tuy gây damage yếu hơn, damage bé hơn nhưng Sniper còn được sử dụng nhiều hơn hẳn Traxex trong các trận đấu competitive, điều này đơn giản đến từ khả năng bắn quá xa của hero này.
Từ khi skill 1 được sửa lại, Sniper bỗng nhiên trở thành một “hot Carry”. Sẽ không có bất cứ game thủ nào từng chơi qua sẽ khen hero này mạnh, chỉ đơn giản là Sniper quá thích hợp để được sử dụng như một Carry chính vào thời điểm chiến thuật còn Rùa đang làm mưa làm gió, khi mà Smoke of Deceit chưa được cho ra đời, và cũng là khi chiến thuật Jungle với sự xuất hiện của Lycanthrope chưa được khai sáng.
Tất nhiên, hiện nay, cũng như Traxex, chẳng còn bất cứ ai dám sử dụng Sniper nữa, đơn giản là bởi chiến thuật fast push cũng như lối đánh gank liên tục nhờ Smoke of Deceit đã được hoàn thiện và đưa lên đến chuẩn mực, dù cho sức mạnh của hero này chẳng hề bị giảm sút nhiều so với thời kì hoàng kim của mình.
Từng được coi là một trong những siêu Carry khủng khiếp nhất trong DotA, Morphling từng được sử dụng như một trong những Late Hero chiến lược và thường xuyên nhất trong các trận đấu. Thậm chí, sau khi Traxex, Sniper không còn được ưa chuộng nữa thì quái vật đến từ đại dương này vẫn tiếp tục làm mưa làm gió trong DotA.
Mọi chuyện bắt đầu xấu dần đi khi Ice Frog quyết định liên tục nerf Morphling trong nhiều phiên bản liền. Mới đầu, Morphling chỉ bị mất đi một vài điểm armor ban đầu hay các chỉ số phụ về Agi, Str hay Int nhưng sau đó, đỉnh điểm đã đến ở phiên bản 6.69, khi mà Morphling không thể tạo ra thêm được 1 illusion nữa bằng Ultimate Replicate từ bóng phân ra từ Manta Style hay Rune.
Video đang HOT
Dù rằng một số game thủ đã cố gắng sáng tạo khi chuyển đổi cách lên item của Morphling sang lên Linken Ethereal Blade (chuyển từ damage vật lý sang Magic) nhưng điều này vẫn là chưa đủ để giúp hero này có thể giữ vững được vị thế ban đầu của mình. Hiện tại, Morphling cũng đã và đang biến mất dần khỏi DotA.
Có lẽ, sự biến mất của Medusa khỏi các trận đấu competitive đã vô hình chung dẫn theo việc khá nhiều Carry khác được sử dụng để khắc chế hero này không còn được sử dụng nữa (mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong phần 2 của loạt bài viết). Từng được coi là một trong những Super Carry hoàn hảo nhất trong DotA khi vừa gây damage khủng, vừa cực kì “trâu bò” với khả năng chịu đòn cực tốt, Medusa bắt đầu được khai phá và sử dụng kể từ khi skill 1 được sửa lại.
Trên thực tế, nhiều game thủ đã bảo rằng Sniper và Traxex được dùng thực ra là để khắc chế lại Medusa. Tại sao lại phải sử dụng những hero chuyên biệt để khắc chế lại Medusa? Bạn cần phải biết rằng, trong suốt nửa cuối năm 2010 cho tới đầu 2011, Medusa quá mạnh, mạnh tới mức mà Ice Frog đã phải nerf nó triệt để giống như đã làm với Traxex, từ armor khởi điểm, các chỉ số Agi, Int, Str và thậm chí là tốc độ di chuyển.
Sau khi bị nerf quá nhiều, tất nhiên, Medusa bị rơi vào tình cảnh như hiện nay: “chẳng ai chơi”. Tuy nhiên, điều này một phần cũng đến từ lối chiến thuật Con Rùa đã bị thay đổi và khắc chế quá nhiều từ việc xuất hiện của Smoke of Deceit.
Theo Game Thủ
Cùng tìm hiểu vai trò late hero trong DotA
Late hero đóng vai trò rất quan trọng đối với hầu hết các trận đấu DotA.
Một trong những vai trò quan trọng nhất quyết định sự thành bại của trận đấu chính là late hero. Chính vì vậy, dù đây là một vai trò khá khó chơi nhưng lại không hiếm người chơi và đó cũng là lý do tại sao các hero như Troll Warlord, Void, Anti-Mage lại được ưa chuộng trong public nhiều hơn các support hero.
Tuy nhiên không phải ai cũng thể chơi được các late hero nhưng DotA còn có rất nhiều loại hero có thể đảm nhiệm vai trò semi-late, tức là cũng late được nhưng có thể làm được nhiều việc hơn các late hero. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và so sánh 2 thể loại hero này để hiểu sâu hơn về các hero của DotA.
Các hero có thể late chiếm phần lớn trong các đội hình DotA (Nevermore Wind, Spectre Venom Mirana)
Trước tiên, hãy nói lại late hero là gì và có lẽ chính chữ late đã nói lên tất cả. Đó là giai đoạn cuối của một trận đấu DotA, tức là những hero này sẽ rất mạnh vào giai đoạn này vì khi có đủ item và level cần thiết thì các hero này trở nên vô cùng bá đạo nhờ những skill chỉ mạnh vào late.
Thông thường đó là những skill như nhân damage, tăng AS, đánh bash,... Vốn là những skill sẽ tận dụng sức mạnh của hero để gây damage. Và late hero thường là Agility hero vì ở giai đoạn early và mid thì các hero này không thể hiện được nhiều sức mạnh khi dễ bị gank giết và không đóng góp được nhiều cho team
Như đã nói ở trên, không phải DotA chỉ có một loại late hero mà có nhiều hero có thể late được và được chia ra nhiều nhóm. Nhưng trước tiên chúng ta sẽ phân các loại late do các Agility hero đảm nhiệm:
Tất cả Agility hero của DotA.
Late gặt: Troll Wardord, Void, Mortred, Soul Keeper, Spectre,... Đây là những hero late mạnh nhất DotA vì có những skill vô cùng mạnh , tốc độ đánh (AS) cao và khả năng gây damage thuộc hàng khủng nhất DotA. Điển hình như Troll có thể khiến một hero ngủ vĩnh viễn.
Late vừa: Anti-Mage, Luna, Naga Siren, Rikimaru, Morphling, Shadow Fiend... Nhóm hero này cũng có thể rất mạnh khi vào late game nhưng xét khả năng late thì vẫn kém hơn nhóm late gặt. Bù lại nhóm này có khả năng gank, combat hoặc sống sót tốt hơn nhóm trên. Đó chính là quy tắc bù trừ.
Late damage: Traxex, Medusa, Bone, Lanaya,... Các hero này thường tập trung farm, một số khác có thể gank hoặc push nhưng damage rất lớn là ưu thế của những hero này. AS có thể không cao nhưng khi có đủ item thì hero này có thể tiêu diệt các support hero nhanh ngang nhóm late gặt nhưng lại có ưu thế tay dài.
Late yếu: Vengeful, Venomancer, Mirana, Bounty Hunter, Mepoo, Razor,... Hầu như các Agility hero còn lại đều có thể lọt vào nhóm này vì các hero đó nếu có một lượng item tương đối thì cũng khá late. Tức là vẫn có thể gây damage và có AS vượt trội, tuy nhiên không thể nào so được với các late hero kia được, chúng thường được dùng để combat, gank push nhiều hơn.
Late tank: Ursa, SyllaBear. Hai hero này tựa như các Strength hero vì lượng HP lớn và khả năng gây damage mạnh, bù lại AS không cao và tốc độ di chuyển cũng kém hơn các Agility hero còn lại.
Kế tiếp là class Strength hero:
Late gặt và có thể tank: Naix, Lycanthrope, Chaos Knight, Davion... Những hero này mạnh chỉ thua nhóm late gặt vì AS và một số skill late không bằng.
Late damage: Sven, Magnus, Sladar, Kunkka, Huskar, Barathrum... Những hero này có vẫn có khả năng tank nhưng không khỏe và late không bằng nhóm trên hero trên, bù lại khả năng gank combat có phần nhỉn hơn.
Barathrum có thể là một Troll-Warlord ở hệ Strength DotA vì có khả năng đánh đối phương không biết tỉnh.
Còn Intelligence hero, vốn là nhóm chuyên support và dùng mana nhiều nhưng thật ra vẫn có một số hero có thể late được như:
Windrunner: Vốn có sẵn AS nên Wind chỉ cần thêm một số Intelligence item để tăng damage nhưng nếu muốn thì Desolator hay MaelStorm cũng là một lựa chọn tốt.
Invoker: Không thực sự quá mạnh nhưng Invoker có đủ bộ skill để solo, ngoài ra nếu có thêm item như Ancient Janggo of Endurance thì Invoker cũng khá mạnh.
Windrunner có những skill để trở thành late.
Ngoài ra còn có những hero Storm, Destroyer, Furion, Silencer,... cũng có thể late được.
Một số fun-fact về late hero trong DotA:
- Không phải cứ late hero nào có AS cao là sẽ chiến thắng vì Leoric là một hero có AS không cao nhưng ngay cả Anti-Mage cũng không thể đọ lại hero này nếu cả 2 có cùng item. Vì khả năng crit damage của vua xương rất mạnh.
- Spectre chính là late hero tank mạnh nhất DotA, vì skill Dispersion giúp Spec trở thành tấm khiên phản trong mọi combat.
Spectre thường là heor mở combat và tả xung hữu đột nhiều nhất.
- Theo như quy luật cân bằng của Dota thì dù late hero có nhiều ưu điểm và sức mạnh về late nhưng lại có 4 item thường được dùng để trị các late hero như câu "vỏ quýt dày có móng tay nhọn":
Blade Mail, giúp các hero phản damage ngược trở lại, nếu biết active đúng lúc thì sẽ khiến cho gậy ông đập lưng ông.
Ghost form, tạo trạng thái Ghost cho hero giúp tránh được damage vật lý.
Force Staff, một số late hero sử dụng Diffusal để giữ chân hero địch nên ta cần gậy đẩy để thoát truy đuổi.
Guinsoo: gậy hex để vô hiệu hóa late hero của địch, tương tự có thể dùng Cyclone nhưng kém hiệu quả hơn.
Theo Game Thủ
Những phương cách tốt nhất để trị carrier trong DotA 6.72f Nếu không nắm được những nhược điểm của nhóm carrier này, bạn sẽ khó lòng gank được chúng. Các chiến thuật trong DotA gần như đã phát huy đến đỉnh điểm. Các team ngày càng có kỹ năng tốt hơn và thường pick những hero có thể phối hợp dứt điểm tốt hơn trước, vậy nên các carrier không có khả năng sống...