Những ‘cánh tay phải’ của bà Trương Mỹ Lan nghẹn lòng khi nói về gia đình
Ở trong trại tạm giam, những “cánh tay phải” của bà Trương Mỹ Lan – nguyên các lãnh đạo SCB – đều nghẹn lòng khi nghĩ tới cha mẹ già, vợ con đang phải gánh chịu hậu quả do mình gây ra.
Theo cáo buộc, bà Trương Mỹ Lan nắm giữ 91,5% cổ phần của Ngân hàng SCB, qua đó trở thành cổ đông có “quyền lực”. Từ đó, bà Lan đã thao túng toàn bộ hoạt động của SCB, trong đó có việc tuyển chọn và bố trí nhân sự thân tín của mình vào các vị trí chủ chốt tại đây để dễ bề điều khiển.
Các vị trí lãnh đạo tại SCB là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc… được bà Lan trả lương từ 200-500 triệu đồng mỗi tháng tùy từng vị trí hoặc mối quan hệ.
Bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn
Được dựng lên bởi bàn tay của bà Lan nên đa phần các lãnh đạo của SCB đều là “bù nhìn”, không có trình độ cao. Chính vì vậy, tất cả dàn lãnh đạo của SCB – từ cựu Chủ tịch HĐQT Bùi Anh Dũng tới Tổng giám đốc Võ Tấn Hoàng Văn, quyền Tổng giám đốc Trương Khánh Hoàng, Phó Tổng giám đốc Trần Thị Mỹ Dung… – đều khai rằng đã làm theo chỉ đạo của bà Lan.
Theo báo cáo của đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, trình độ quản trị của các lãnh đạo SCB là rất yếu, không theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, phải làm theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.
Trình độ yếu kém nhưng được nhận nhiều bổng lộc nên các bị cáo răm rắp làm theo yêu cầu của bà Lan, trượt vào vòng xoáy tội lỗi. Và rồi, họ đã phải trả một cái giá rất đắt. Ân hận, tiếc nuối, nhưng tất cả đã quá muộn màng.
“Bị cáo muốn những người bên ngoài nhìn vào bài học thượng tôn pháp luật này mà giữ tinh thần trong quá trình làm việc, kinh doanh để bảo vệ cho chính bản thân mình” – cựu Tổng giám đốc SCB Võ Tấn Hoàng Văn nghẹn giọng nói.
Video đang HOT
Theo bị cáo Văn, tất cả việc xảy ra thời gian qua đem đến cho nhiều người bài học lớn và có giá trị.
“Bị cáo cầu xin được tha thứ. Sự tha thứ đó dành cho bị cáo và 85 bị cáo khác, cũng chính là sự tha thứ của HĐXX cho 86 gia đình, cho bậc làm cha mẹ, cho hàng trăm đứa trẻ chờ mong cha mẹ trở về với một câu hỏi đau đớn: Sao cha mẹ lâu quá không về với con?” – bị cáo Văn xót xa nói.
Dù biết rõ các khoản vay của bà Trương Mỹ Lan, tập đoàn Vạn Thịnh Phát vì đều có điểm chung là ký khống thủ tục, hợp thức hồ sơ cho vay giải ngân, rút tiền theo chỉ đạo của vị ‘cổ đông quyền lực’ chứ SCB không thẩm định, nhưng Võ Tấn Hoàng Văn vẫn ký các tờ trình, biên bản họp đồng ý cho vay.
Cơ quan điều tra xác định, từ ngày 18/11/2013 đến ngày 11/12/2017, bị cáo Văn đã ký hợp thức hồ sơ cho 290 khoản vay, gây thiệt hại cho SCB số tiền 60.000 tỷ đồng.
Dưới sự chỉ đạo của bà Lan, bị cáo Trương Khánh Hoàng đã ký 253 tờ trình tái thẩm định, 349 biên bản họp hội đồng kinh doanh và đầu tư hội sở, 39 tờ trình của Tổng Giám đốc trình HĐQT đồng ý cho 270 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát vay 386 khoản tại SCB.
Hành vi phạm tội của Trương Khánh Hoàng đã giúp Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiền hơn 182.800 tỷ đồng, gây thiệt hại cho SCB số nợ lãi phát sinh hơn 65.000 tỷ đồng.
Thừa nhận và cũng biết rằng những lỗi lầm đó gây ra hậu quả to lớn, đứng trước tòa, bị cáo Trương Khánh Hoàng đã tự đặt ra câu hỏi cho chính bản thân: “Tại sao mình lại sai như vậy?”.
Với giọng nói buồn bã pha lẫn ân hận, bị cáo Hoàng bày tỏ: “Tới một ngày, bị cáo nhận ra tuổi trẻ của mình quá nông nổi và bồng bột để lao vào cuộc sống mưu sinh, đánh mất mình và không biết mục đích cuộc đời là gì? Đây là bài học rất đắt giá. Nếu có cơ hội trở về, bị cáo muốn là một công dân bình thường, là người con của cha mẹ hai bên, người chồng tử tế và người cha gương mẫu”.
Còn bị cáo Nguyễn Ngọc Tú (Phó giám đốc SCB, Chi nhánh Cống Quỳnh), ân hận nói: “Bị cáo mang nặng sự hối hận khi là một phần gây ra hậu quả quá lớn trong vụ án. Trong trại tạm giam, bị cáo vô cùng đau lòng khi vợ phải gồng gánh trách nhiệm với gia đình, một mình chăm sóc con, bố bị tai biến liệt nửa người 3 năm nay”…
Cựu Phó Tổng giám đốc SCB đáp lời bà Trương Mỹ Lan tố nợ tiền thuê nhà
Nói về căn nhà 19 Nguyễn Huệ mà bà Trương Mỹ Lan "tố" SCB không trả tiền thuê hơn 1 năm nay, Cựu Tổng giám đốc ngân hàng Võ Tấn Hoàng Văn cho hay, thời điểm ký hợp đồng thuê SCB đã đặt cọc 300 tỷ đồng.
Chiều 21/3, phiên xét xử đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục phần bào chữa của các luật sư. Bào chữa cho bị cáo Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT ngân hàng SCB), luật sư đề nghị HĐXX xem xét lại vai trò đồng phạm của thân chủ mình trong vụ án và cho rằng bị cáo Dũng không giúp sức tích cực cho bà Trương Mỹ Lan.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế
Theo luật sư, căn cứ vào hồ sơ vụ án và quá trình thẩm vấn công khai tại phiên tòa, qua các thời kỳ, khi có nhu cầu vay vốn, bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo các bị cáo Nguyễn Phương Hồng và Trương Khánh Hoàng phối hợp, cấu kết với bị cáo Nguyễn Ngọc Dương, Nguyễn Phương Anh tạo lập hồ sơ, phương án vay vốn khống để hợp thức nhằm thực hiện các khoản vay. Bị cáo Dũng không tiếp xúc, không lĩnh hội trực tiếp ý chí chỉ đạo từ bà Trương Mỹ Lan.
Cũng theo luật sư, phần lớn các khoản vay của bị cáo Trương Mỹ Lan tại SCB đã được giải ngân trước khi công tác tham mưu, phê duyệt được thực hiện hoặc nếu được HĐQT phê duyệt trước khi giải ngân thì ông Dũng chỉ được tiếp xúc sơ do cấp dưới trình lên khi hợp thức hóa.
Luật sư cho rằng, bị cáo Dũng với vị thế, hoàn cảnh của mình, dù khoản vay của bà Trương Mỹ Lan thuộc trường hợp nào chăng nữa thì bị cáo cũng buộc phải ký duyệt một cách bị động mà không thể làm khác đi được. Về mặt ý chí chủ quan, bị cáo Dũng chỉ là người lao động, làm công ăn lương, thực hiện công việc với tư cách lệ thuộc.
Bị cáo Dũng không có đủ tài liệu, điều kiện để có thể nhận thức, đánh giá chính xác hành vi của mình. Đồng thời, vì muốn tốt cho SCB, với bản tính trung thực, hiền lành, bị cáo Bùi Anh Dũng bị đưa vào guồng để tạm đảm nhận mắt xích nhỏ trong một quy trình lớn.
Các luật sư tham gia phiên toà. Ảnh: Nguyễn Huế
Luật sư cũng đề nghị HĐXX xem xét lại vấn đề định giá tài sản và nên giao tài sản cho cơ quan thi hành án bán đấu giá để đảm bảo việc thu hồi tối đa hơn là giao tài sản cho ngân hàng SCB.
Tự bào chữa cho mình, ông Bùi Anh Dũng nghẹn giọng nói, khi nghe phần luận tội của VKS khiến bị cáo không ngủ được, vợ và mẹ bị cáo khóc hết nước mắt. Bị cáo cho rằng mức án chung thân mà VKS đề nghị là quá nặng, mong HĐXX xem xét lại mức án.
Trong phần tự bào chữa, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB) trình bày về tòa nhà 19 Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM) mà bà Lan nói SCB không trả tiền thuê hơn 1 năm nay. Ông Văn cho hay, về lý thuyết thuê nhà là phải trả tiền, thời điểm ký hợp đồng thuê, SCB đã đặt cọc 300 tỷ đồng và số tiền đặt cọc này HĐXX xử lý theo hợp đồng đã ký giữa hai bên. Bị cáo Văn cũng mong mỏi nhận được sự tha thứ của xã hội để trở về làm người có ích.
Bào chữa cho bị cáo Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó Tổng giám đốc SCB), luật sư cho rằng cần đánh giá và xem xét lại thời gian mà bị cáo Dung thực hiện hành vi phạm tội giúp sức cho bị cáo Trương Mỹ Lan ngắn hơn so với cáo trạng cáo buộc.
Cáo trạng xác định bị cáo Dung giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan từ ngày 11/9/2019 - 15/8/2022 nhưng thực tế bị cáo Dung giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc phụ trách phê duyệt tín dụng và xử lý nợ và được Tổng Giám đốc ủy quyền trong thời gian ngày 7/1/2021 - 15/8/2022.
Phiên tòa ngày 21/3. Ảnh: Nguyễn Huế
Cũng theo luật sư, bị cáo Dung thực hiện hành vi phạm tội là theo sự chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan mà không được hưởng bất kỳ lợi ích vật chất nào. Hành vi của bị cáo Dung là thẩm định tài sản, hoàn thiện hồ sơ vay tiền từ SCB theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan, nguyên nhân dẫn đến hành vi sai phạm của bị cáo Dung xuất phát từ tiếp nối công việc của người tiền nhiệm chức vụ trước.
Luật sư của bị cáo Dung còn đề nghị HĐXX xem xét lại vấn đề định giá tài sản và thiệt hại của vụ án vì theo quy định việc định giá tài sản trong tố tụng hình sự buộc phải được thực hiện bởi Hội đồng định giá mà không thể được thay thế bởi bất kì một tổ chức, cá nhân nào (cáo trạng sử dụng kết quả định giá của Công ty Hoàng Quân). Vấn đề số lượng tài sản định giá cũng cần xem xét lại vì Công ty Hoàng Quân cho rằng có 440 mã tài sản không đủ điều kiện thẩm định.
Tuy nhiên, theo Ngân hàng SCB thì chỉ có 221 mã tài sản không đủ điều kiện thẩm định (chênh lệch 219 mã tài sản không được định giá), từ đó dẫn đến thiệt hại của vụ án chưa chuẩn xác.
Cựu Tổng giám đốc SCB bị đề nghị cách ly khỏi xã hội Viện KSND TP.HCM đề nghị cách ly vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội đối với các bị cáo Đinh Văn Thành (cựu Chủ tịch HĐQT SCB, bỏ trốn nên bị xét xử vắng mặt), Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB), Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB). Sau 9 ngày xét xử sơ thẩm, ngày 19.3, Viện...