Những ‘cánh chim đầu đàn’ ở khoa Y – Đại học Tân Tạo
Họ là các sinh viên khóa đầu tiên (2013 – 2019), vượt qua những khó khăn trong học tập, để bước đầu thành công trên con đường sự nghiệp của mình.
Sinh viên Phạm Hồng Gia Nguyên nhận bằng tốt nghiệp từ GS Thạch Nguyễn và ông Michael Michalak, nguyên đại sứ Mỹ tại Việt Nam – Ảnh: ĐH TÂN TẠO
Bước đi trong niềm tự tin
Sau hơn 6 năm học tập, Lê Hoàng Đức Toàn – sinh viên Y khoa khóa 1, Trường ĐH Tân Tạo (TTU) – hiện đang là bác sĩ thực hành tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) theo chương trình “Thực hành 18 tháng chất lượng cao”, liên kết giữa 2 cơ sở. Nội dung gần như hoàn toàn theo giáo trình đào tạo nội trú cho các bác sĩ mới tốt nghiệp khoa y ở Mỹ.
Đức Toàn nhớ lại do cảm nhận được niềm tin và cố gắng của các thầy cô, chiến lược đào tạo và cam kết chất lượng của nhà trường, trong đó tập trung phát triển thế mạnh về tiếng Anh, Toàn cùng các sinh viên khác nỗ lực ngay những năm đầu tiên.
Trong hai năm đầu, trường dành nhiều giờ cho sinh viên học tiếng Anh Y khoa và tiếng Anh giao tiếp (TOEFL) với các thầy Việt Nam và các thầy đến từ Mỹ. Sau đó trong những năm sau, các sinh viên có nhiều cơ hội nói chuyện trực tiếp với các giảng viên nổi tiếng Mỹ đến dạy sinh viên tại các bệnh viện thực tập Việt Nam.
“Mình xem đây là cách dạy quan trọng nhất, điểm làm nên sự khác biệt của sinh viên khoa Y TTU và sinh viên các trường khác”, Toàn nói. “Mình tin rằng tiếng Anh là con đường ngắn nhất giúp bác sĩ tự tin hơn khi thực hành tại bệnh viện để vươn ra thế giới”.
Với Phạm Hoàng Gia Nguyên, là sinh viên tiên phong cho khoa Y tại trường đồng nghĩa phải chấp nhận đương đầu nhiều khó khăn do mọi thứ đều mới mẻ. Tuy nhiên, điều đó cũng là một phần trong giáo dục khai phóng, giúp sinh viên tự lập và trưởng thành hơn. “Mình nhớ nhất tâm huyết của các thầy cô cho chúng mình những kiến thức và kinh nghiệm thực tế mà không đâu có được”, Nguyên nói.
Hiện tại, Nguyên đang tiếp tục đăng ký học thạc sĩ chuyên ngành tâm lý tại Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM, để tích lũy thêm hiểu biết và kỹ năng cho chuyên ngành học tâm thần học của mình trong tương lai.
Môi trường học chuẩn quốc tế
PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh trong giờ giảng bài cho sinh viên Khoa Y TTU tại Bệnh viện Tâm Đức TP.HCM – Ảnh: ĐH TÂN TẠO
Nhiều năm qua, khoa Y Tân Tạo cố gắng bồi dưỡng và tạo điều kiện tốt nhất để mọi sinh viên khoa Y có cơ hội phát triển tốt nhất. Đó là mục tiêu giáo dục ở Mỹ: Cơ hội cho mọi sinh viên, không phải chỉ cho một nhóm nhỏ học giỏi hay “con đại gia”. Trong đó, những “cánh chim đầu đàn” khóa 1 truyền cảm hứng và dẫn đường cho các thế hệ tiếp theo.
Video đang HOT
Theo PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh – Chủ nhiệm bộ môn Nội, khoa Y Tân Tạo – ba yếu tố chính tạo sự thành công của sinh viên nằm ở tâm huyết của các thầy cô, chương trình học đột phá và tinh thần cầu tiến, ham học của sinh viên.
Để hiện thực cách học đột phá, khoa Y cho sinh viên thực tập tại các bệnh viện tốt nhất ở Việt Nam như BV Tim Tâm Đức, Bình Dân, Thống Nhất, Nguyễn Tri Phương, Nhi Đồng 2, khoa Ngoại Thần kinh Chợ Rẫy, khoa Chấn Thương Chỉnh Hình…
Ngoài ra, trong những đợt học hè 2 tháng ở Mỹ, sinh viên được thực tập ở BV Đai học Maryland, thành phố Baltimore, BV Đai học Texas thành phố Houston, BV St Mary ở Hobart bang Indiana, BV Đai học Yonsei ở Seoul, Hàn Quốc. Những chuyến đi này cho các em hứng khởi, giúp tự tin và bên cạnh nâng cao khả năng tiếng Anh.
“Chuyến thực tập ở Mỹ mang lại cho mình nhiều suy nghĩ cho mình tầm nhìn không phải là cao hơn, mà khác hẳn so với trước đây”
Đức Toàn chia sẻ.
“Ngoài ra, những buổi báo cáo khoa học tại hội nghị ở nước ngoài do GS Thạch Nguyễn hướng dẫn các em thực hiện cũng là một động cơ thúc đẩy tinh thần học hỏi các em”, thầy Phạm Nguyễn Vinh cho biết thêm, nhờ đó sinh viên được cung cấp hành trang có thể sang Mỹ du học.
Hiện nay, các sinh viên tốt nghiệp tháng 10-2019 đều có chỗ học thực hành tại nhiều bệnh viện. Các giám đốc bệnh viện rất thích bác sĩ từ khoa Y TTU vì các bạn ham học, cầu tiến, năng động, tiếng Anh tốt. Khi có bệnh nhân nước ngoài, các bác sĩ này còn có thể tư vấn khám bệnh dễ dàng.
Ngoài ra, 7 bác sĩ khóa 1 đang ôn thi lấy bằng Y khoa tại Mỹ (USMLE) vào tháng 7 hoặc tháng 10 năm nay, chuẩn bị phỏng vấn vào nội trú tại Mỹ năm 2021. Gần 1/3 sinh viên khóa 6 sắp ra trường cũng đang ôn thi bài Kiểm tra Khoa học lâm sàng IFOM (CSE) với nhiều chuyên gia hàng đầu tại TTU.
Ưu tiên hàng đầu là chất lượng đào tạo
Các sinh viên ĐH Tân Tạo khám bệnh nhân trong phòng chăm sóc đặc biệt tai bệnh viện St’Mary, Indiana (Mỹ) năm 2017 – Ảnh: ĐH TÂN TẠO
Ở trường ĐH Tân Tạo, khoa Y là một trong những thế mạnh được ưu tiên phát triển, theo định hướng đào tạo y học theo tiêu chuẩn Việt Nam và Mỹ. Trường cũng là đơn vị đầu tiên triển khai chương trình đào tạo Y khoa song ngữ cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh trong cả nước. Mục tiêu quan trọng là tạo nên môi trường đào hiện đại, có khả năng hội nhập với nền y học tiên tiến trên thế giới.
Theo GS Thạch Nguyễn – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tân Tạo – việc học song ngữ giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp thu những kiến thức với các nền y học tiên tiến khác.
Bên cạnh đó, tất cả sinh viên đều thực tập tại các bệnh viện giỏi nhất ở Việt Nam, có cơ hội sang Mỹ thực tập, báo cáo tại các buổi hội thảo khoa học Việt Nam và quốc tế, giúp tăng cơ hội trao đổi và học hỏi với các nền y học tiên tiến.
Nhờ đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp có chuyên môn và kỹ năng như một bác sĩ Mỹ trẻ mới ra trường, rất năng động, tự tin, hãnh diện và cầu tiến như tại các nước có nền Y khoa hàng đầu thế giới.
Sinh viên Tân Tạo học y khoa cùng những giáo sư 'trong mơ'
Một trong những yếu tố quyết định thành công trong đào tạo y khoa nằm ở chất lượng đội ngũ giảng dạy. Tại Khoa y Trường ĐH Tân Tạo, không ít giáo sư đầu ngành trên thế giới hiện vẫn miệt mài góp sức cho sự phát triển của sinh viên y khoa Việt Nam.
GS Thạch Nguyễn (trái) cùng các giáo sư đầu ngành tại văn phòng của GS Michael Gibson thảo luận xuất bản một tạp chí tim mạch mới - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Không nghĩ được gặp và học các thầy
Sau nhiều năm, Vũ Trí Lộc - sinh viên năm cuối Khoa y Trường ĐH Tân Tạo - cho rằng có lẽ không trường y khoa nào tại Việt Nam có cách giảng dạy như Trường ĐH Tân Tạo. Ngoài số giảng viên cơ hữu hàng đầu tại Việt Nam, trường mời thêm các giáo sư quốc tế danh tiếng đứng lớp. "Nhiều người có mơ mình không nghĩ sẽ được học", Lộc nói.
Đó là GS Kenneth Rosenfield - Khoa y Đại học Harvard - giảng về thuyên tắc phổi cho sinh viên y Trường ĐH Tân Tạo. GS Kenneth Rosenfield cũng từng giữ chức chủ tịch hội tim mạch can thiệp Mỹ (2016-2017).
Đó là GS Peter Singer - từng giữ chức Chủ tịch của Hiệp hội tuyến giáp Mỹ - dù bận rộn vẫn dành 2 buổi/tuần giảng dạy từ xa cho sinh viên Việt Nam. Hằng năm, ông còn cấp học bổng cho sinh viên y khoa có thành tích tốt tại Trường ĐH Tân Tạo.
Đó là GS Michael Gibson - khoa Y, ĐH Harvard, kiêm giám đốc điều hành Viện nghiên cứu lâm sàng Baim, Boston (Mỹ) - người nằm trong top 10 nhà khoa học chuyên ngành y được trích dẫn nhiều nhất tại Mỹ. Và còn nữa những tên tuổi lớn khác.
"Ngoài cho chúng mình những góc nhìn mới, cách tiếp cận hiện đại, các thầy liên tục cập nhật kiến thức nghiên cứu y khoa mới nhất" - Lộc cho biết - "Sinh viên nếu ngưng theo dõi 1 ngày thôi thì trên thế giới cũng có rất nhiều nghiên cứu mới. Thầy cô cho chúng mình đam mê nghiên cứu, tìm ra cái mới phục vụ người bệnh".
Không chỉ giảng dạy, các giáo sư danh tiếng còn hỗ trợ sinh viên khi tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế, giúp đỡ thực tập, "học tại giường bệnh" ở các bệnh viện hàng đầu tại Mỹ. "Mình từng thực tập tại bệnh viện St'Mary ở Hobart, Indiana (Mỹ) và trải nghiệm thực hành y khoa tại đất nước hàng đầu hiện nay", Lộc nói.
Tìm cơ hội cho sinh viên bay xa
Sinh viên Dương Danh Nguyễn Hiền, Trường ĐH Tân Tạo, phỏng vấn một bệnh nhân bằng tiếng Anh - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Sau nhiều năm giảng dạy tại các trường y trên thế giới, GS Thạch Nguyễn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tân Tạo - cho biết phương pháp giáo dục và vai trò người thầy rất quan trọng để đào tạo một bác sĩ đủ tài và đức.
GS Thạch Nguyễn chia sẻ Trường ĐH Tân Tạo luôn tìm cơ hội tốt nhất cho sinh viên học tập, trải nghiệm, nhất là nhìn thẳng vào thách đố mà giải quyết, để sau này khi ra đời có thể thành công vượt bậc, hơn cả những người thầy dạy năm xưa. Đó là quan niệm học hành của Mỹ đang được áp dụng tại ĐH Tân Tạo.
GS Thạch phân tích thêm ở Mỹ các trường y rất chú trọng vào đào tạo lâm sàng tại giường bệnh, khác với nhiều trường mới ở Việt Nam và châu Á. Một phần nguyên nhân do không đủ giảng viên lâm sàng hoặc bệnh viện nhỏ không đáp ứng điều kiện thực hành cho số lượng sinh viên quá lớn. Do đó, giảng viên Trường ĐH Tân Tạo rất chú trọng cho sinh viên kiến thức thực tiễn, đặc biệt qua các kỳ thực tập, những lớp học thêm, những đợt tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế...
Ngoài ra, các thầy Việt Nam và Mỹ còn tập trung rèn luyện cho sinh viên tư duy phản biện, với ngành y khoa đó là định hướng giải quyết vấn đề một cách thông minh, chữa bệnh tốt nhất mà chi phí thấp hơn, tiết kiệm nhiều cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.
GS Thạch Nguyễn cho rằng chính những giáo sư y khoa đầu ngành tại Việt Nam và trên thế giới đang dạy tại Trường ĐH Tân Tạo giúp sinh viên cập nhật những xu hướng, nghiên cứu mới để luôn theo kịp với thế giới.
"Các thầy giảng dạy bằng 2 cách: thuyết phục và làm gương. Sinh viên quan sát cách các thầy khám và điều trị, ngay tại giường bệnh hay phòng khám, từ đó học cách giải quyết thực tế trong tình huống tương tự", GS Thạch nói.
Những sự kiện nóng hổi
Sinh viên năm 4 Khoa y Trường ĐH Tân Tạo, Nguyễn Lê Hiếu Hạnh báo cáo tại hội nghị tim mạch châu Á Thái Bình Dương ở Singapore - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trường ĐH Tân Tạo thường xuyên tổ chức nhiều sự kiện phi lợi nhuận nhưng thiết thực và đem lại lợi ích cộng đồng. Mới đây, ngày 21-4 Trường mời GS Ngô Bảo Châu từ ĐH Chicago (Mỹ) tham gia buổi nói chuyện online với hàng trăm sinh viên, giảng viên từ khắp các đại học của Việt Nam giữa mùa COVID-19.
Trong buổi mạn đàm, GS Châu cùng GS Phạm Gia Khải - Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam - tập trung vào tư duy phản biện trong giáo dục khai phóng, chia sẻ nhiều góc nhìn về việc học thời công nghệ và nhiệm vụ dẫn dắt của người thầy. "Ngày xưa, thầy nói cho chúng ta biết chân lý là gì. Nhưng nay, tôi nghĩ quan điểm này không đúng nữa. Người thầy vĩ đại là người biết cách đặt ra những câu hỏi hay, thôi thúc chúng ta đi tìm chân lý", GS Châu chia sẻ.
Trước đó, Trường ĐH Tân Tạo còn tổ chức nhiều buổi trò chuyện với các giáo sư hàng đầu nhằm mở rộng góc nhìn cho sinh viên, như mạn đàm cùng GS Michael Gibson - Trường Y Harvard, Giám đốc điều hành, Viện nghiên cứu lâm sàng Baim, Boston (Mỹ); GS.BS Andy Nghĩa Nguyễn - Giám đốc Huyết Học, Khoa Bệnh học và Phòng Thí nghiệm Y học, Trường Y McGovern, ĐH Texas (Mỹ); GS.BS Sandeep Nathan - Giám đốc Phòng thông tim, Khoa Y Pritzker, ĐH Chicago (Mỹ)...
"Chúng tôi luôn xây dựng Khoa Y Trường ĐH Tân Tạo bứt phá để thành công, với những cái mới, tư duy tích cực và hơn hết là mang đến sự yên tâm cho người học. Sinh viên y Tân Tạo bắt đầu học online một tuần sau kỳ nghỉ Tết (17-2), trong cả mùa dịch để cùng tiến lên lĩnh hội kiến thức với các GS.TS hàng đầu tại Việt Nam và Mỹ", GS Thạch Nguyễn nhấn mạnh.
Khoa Y Tân Tạo tiên phong giảng dạy trực tuyến tại bệnh viện theo tiêu chuẩn USA Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, Khoa Y Đại Học Tân Tạo đã chuyển toàn bộ chương trình học sang hình thức giảng dạy trực tuyến. Ngoài những giảng viên cơ hữu, các bác sĩ hướng dẫn lâm sàng, sinh viên khoa Y còn được hướng dẫn bởi các Giáo sư nổi tiếng trên toàn thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ tham...