Những căn bệnh tốn tiền điều trị nhất nước Mỹ
Chi phí điều trị bệnh tim ở Mỹ lên tới gần 64.000 USD, trong khi số tiền phẫu thuật cột sống vào khoảng 19.000 USD.
Chi phí điều trị bệnh tim ở Mỹ thuộc hàng đắt đỏ nhất. Trong đó, bệnh rối loạn nhịp tim và tuần hoàn tim bẩm sinh có chi phí chữa trị cao nhất, với số tiền trung bình cho mỗi lần khám chữa vào khoảng 63.460 USD. Ảnh: Don Ryan/AP.
Rối loạn van tim cũng là bệnh lý liên quan tới tim mạch và có phí điều trị khá đắt. Chi phí cho mỗi lần thăm khám tại các bệnh viện ở Mỹ vào khoảng 42.647 USD. Ảnh: Joe Raedle/Getty.
Chứng phình động mạch chủ là bệnh lý khá nguy hiểm. Do đó, chi phí điều trị biến chứng do bệnh gây ra cũng khá đắt. Tại các bệnh viện Mỹ, số tiền cho mỗi lần khám chữa lên tới 35.000 USD. Ảnh: Kathy Willens/AP.
Xơ vữa động mạch vành là một bệnh lý liên quan tới tim do sự tích tụ mảng bám trong động mạch, ngăn chặn lưu lượng máu. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi với chi phí vào khoảng 21.000 USD cho mỗi lần điều trị. Ảnh: AP.
Cũng là một bệnh lý liên quan tới tim, nhồi máu cơ tim là căn bệnh rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim. Chi phí cho một điều trị khoảng 20.246 USD. Ảnh: Justin Sullivan/Getty.
Với một số người cần cấy ghép thiết bị trong cơ thể, chi phí phẫu thuật vào khoảng 20.175 USD. Ảnh: Getty Images.
Chấn thương sọ não là một trong những căn bệnh nguy hiểm. Chi phí cho một lần phẫu thuật não tại Mỹ lên tới 19.600 USD. Ảnh: AP.
Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi cũng như người lao động chân tay. Chi phí cho một ca phẫu thuật cột sống rơi vào khoảng 19.000 USD. Ảnh: Flickr.
Nhiễm trùng máu là biến chứng phức tạp của tình trạng nhiễm trùng và có khả năng đe dọa đến tính mạng. Chi phí chữa bệnh này là 18.000 USD cho mỗi lần điều trị. Ảnh: Elaine Thompson/AP.
Suy hô hấp là bệnh lý xảy ra khi phổi không thể sản xuất đủ oxi hoặc thải ra đủ carbon dioxide cho quá trình hô hấp, là biểu hiện rối loạn nghiêm trọng của tuần hoàn máu. Chi phí điều trị bệnh này tại Mỹ lên tới gần 18.000 USD. Ảnh: Sean Gallup/Getty Images.
Video đang HOT
Chớ chủ quan với bệnh xơ vữa động mạch vành
Xơ vữa động mạch vành là căn bệnh thường gặp và nguy hiểm. Thế nhưng, bệnh dễ bị bỏ qua cho đến khi một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị tắc nghẽn gây nhồi máu cơ tim. Việc hiểu rõ các dấu hiệu cảnh báo, nguyên nhân và cách xử lý sẽ giúp bạn giảm rủi ro khi mắc căn bệnh này.
Xơ vữa động mạch vành là gì?
Xơ vữa động mạch vành là bệnh lý trong đó các mảng bám được hình thành từ từ và bám vào thành động mạch vành. Mảng bám được tạo thành từ lipid, cholesterol, canxi và các chất khác có trong máu.
Theo thời gian, mảng bám tích tụ càng nhiều, tăng kích thước, khiến cho thành mạch cứng lại, làm giảm đường kính lòng mạch và cản trở lưu thông mạch máu đến nuôi cơ tim. Khi mảng xơ vữa nứt vỡ sẽ tạo ra các cục máu đông lấp kín lòng mạch, gây thiếu máu cục bộ cơ tim. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các biến cố tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim....
Hình ảnh các động mạch vành bị xơ vữa. (ảnh minh hoạ)
Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch vành
Động mạch vành là các mạch máu có chức năng nuôi dưỡng trái tim. Chúng được lót bởi một lớp tế bào mỏng gọi là nội mạc giúp máu chảy trơn tru trong lòng mạch.
Xơ vữa động mạch vành sẽ bắt đầu với các tổn thương nội mạc. Nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Cholesterol cao
- Huyết áp cao
- Viêm khớp hoặc lupus
- Béo phì, tiểu đường
- Hút thuốc
Một khi lớp nội mạc bị thương, mảng bám có thể xuất hiện trong thành động mạch. Mảng bám càng phát triển, nguy cơ gây biến chứng càng cao.
Ai có nhiều nguy cơ bị xơ vữa mạch vành?
Bất cứ ai cũng có thể bị xơ vữa động mạch vành. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, căn bệnh này có thể xuất hiện ngay cả ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ tăng lên khi bạn già đi. Hầu hết những người trên 60 tuổi đều mắc căn bệnh này.
Ngoài ra, nếu bạn có 1 trong những yếu tố dưới đây, bạn cũng dễ bị bệnh xơ vữa động mạch vành hơn.
- Thừa cân, béo phì
- Tiểu đường
- Huyết áp cao, mỡ máu
- Không tập thể dục và ăn rau củ quả thường xuyên.
- Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch.
- Phụ nữ sau tiền mãn kinh hoặc từng bị tiền sản giật.
Một người có thể có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ. Càng nhiều yếu tố nguy cơ, bạn càng dễ bị xơ vữa động mạch vành.
Thừa cân, huyết áp cao, mỡ máu là những yếu tố dễ gây xơ vữa mạch vành. (ảnh minh hoạ)
Triệu chứng nhận biết xơ vữa động mạch vành
Khi các động mạch vành của bạn bị hẹp, chúng sẽ không thể cung cấp đủ máu cho tim. Điều này ban đầu có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, khi mảng bám tăng kích thước, bạn có thể gặp phải các triệu chứng bệnh động mạch vành, bao gồm:
- Đau ngực (đau thắt ngực):Đây là triệu chứng điển hình nhất của xơ vữa động mạch vành. Bạn có thể cảm thấy bị đè nén, bóp chặt ở giữa hay bên trái ngực. Triệu chứng này thường xảy ra khi hoạt động gắng sức (đau thắt ngực ổn định) hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi, sinh hoạt bình thường (đau thắt ngực không ổn định). Ở một số người, đặc biệt là phụ nữ, tình trạng đau thắt ngực có thể không xuất hiện hoặc xuất hiện thoáng qua với mức độ nhẹ. Người bệnh chỉ cảm thấy nặng, tê, nóng rát vùng ngực hoặc cổ, cánh tay, lưng.
- Khó thở:Ban đầu, khó thở chỉ xuất hiện khi bạn làm việc gắng sức, leo cầu thang. Nhưng theo theo thời gian, cơn khó thở sẽ xảy ra thường xuyên hơn, nhất là vào ban đêm kèm theo mệt mỏi.
- Tim đập nhanh, đánh trống ngực: Thường xảy ra trong giai đoạn đầu. Bạn có thể nghe rõ tiếng tim đập, kèm theo cảm giác hồi hộp, hẫng hụt.
- Đau tim:Động mạch vành bị chặn hoàn toàn sẽ gây ra cơn đau tim. Các dấu hiệu điển hình của một cơn đau tim bao gồm đau thắt ngực, lan xuống vai và cánh tay, đôi khi kèm khó thở và đổ mồ hôi.
Ngoài các triệu chứng kể trên, có một số dấu hiệu không điển hình khác cũng cảnh báo xơ vữa mạch vành. Ví dụ như: mệt mỏi, lo lắng vô cớ, choáng váng, chóng mặt, khó tiêu, buồn nôn/ nôn, khó ngủ...
Xơ vữa động mạch vành có nguy hiểm không?
Nhìn chung, xơ vữa động mạch vành là một căn bệnh nguy hiểm. Về lâu dài, tình trạng tắc hẹp mạch vành có thể khiến cơ tim bị suy yếu, gây suy tim. Tuy nhiên, rủi ro biến chứng lớn nhất của căn bệnh này lại nằm ở nguy cơ nhồi máu cơ tim..
Khi mảng xơ vữa chiếm hết toàn bộ lòng mạch hoặc mảng bám nứt ra, tạo huyết khối, mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, người bệnh xuất hiện các triệu chứng của nhồi máu cơ tim cấp. Đây là tình trạng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
Khi người bệnh xuất hiện đau ngực dữ dội, cơn đau kéo dài hơn 20 phút, không đỡ khi nghỉ ngơi và không đáp ứng với các thuốc giãn mạch, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất có trung tâm can thiệp. Nếu tắc các nhánh mạch chính, vùng hoại tử cơ tim lớn, có thể gây ra suy tim cấp, rối loạn nhịp tim hoặc đứt cầu cơ, vỡ tim, thậm chỉ là tử vong...
Theo thống kê có đến 10% người bệnh nhồi máu cơ tim dẫn đến đột tử. Tuy nhiên, với những người bệnh cao tuổi, có bệnh lý đái tháo đường, các biểu hiện của nhồi máu cơ tim không rõ ràng, hoặc không có triệu chứng, tạo ra khó khăn trong phát hiện sớm, chẩn đoán và xử lý kịp thời, người bệnh thường đến viện trong giai đoạn muộn, có nhiều biến chứng.
Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm nhất của xơ vữa động mạch vành. (ảnh minh hoạ)
Các phương pháp đẩy lùi xơ vữa động mạch vành
Mảng xơ vữa có thể xuất hiện ở bất cứ động mạch nào, không chỉ là mạch vành. Vì vậy, xử lý chứng xơ vữa mạch vành cần kết hợp toàn thân và tại chỗ, phối hợp các phương pháp thay đổi lối sống, sử dụng thảo dược hỗ trợ, dùng thuốc, tiến hành can thiệp và phẫu thuật khi cần thiết. Mục tiêu cuối cùng là ngăn ngừa sự phát triển của mảng xơ vữa, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm triệu chứng và tăng lưu lượng máu đến tim.
Sử dụng thuốc
Thuốc là lựa chọn ưu tiên cho những người bệnh xơ vữa động mạch vành có triệu chứng hoặc có nguy cơ nhồi máu cơ tim. Tùy vào tình trạng bệnh của bạn mà bác sĩ có thể kê đơn:
- Thuốc giảm mỡ máu: giúp ổn định mảng xơ vữa
- Thuốc chống kết tập tiểu cầu: giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Thuốc giãn mạch: nhóm chẹn beta, chẹn canxi (giúp giảm đau thắt ngực), nhóm ức chế men chuyển Angiotensin, lợi thiểu (giúp giảm huyết áp, giảm gánh nặng lên tim), nhóm nitrat (giúp giảm nhanh huyết áp, giảm đau ngực)
Dù được kê đơn thuốc nào, bạn cũng cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối tránh tự ngưng thuốc đột ngột khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi điều này có thể khiến bệnh nặng hơn và gây ra các cơn nhồi máu cơ tim đột ngột.
Can thiệp, phẫu thuật
Khi động mạch vành bị xơ vữa nặng, thuốc không còn hiệu quả, người bệnh cần được can thiệp nong mạch đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Đặt stent mạch vành là phương pháp được sử dụng thường xuyên hơn nhờ hiệu quả, ít gây đau và thời gian phục hồi sau can thiệp nhanh.
Ngoài 2 phương pháp này, một số bệnh viện lớn đang triển khai chữa trị xơ vữa mạch vành bằng sóng xung kích. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong những trường hợp khó can thiệp stent hay phẫu thuật.
Sau phẫu thuật, người bệnh vẫn cần duy trì dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp thay đổi lối sống để giảm nguy cơ tái tắc hẹp.
Can thiệp, phẫu thuật không chữa khỏi hoàn toàn xơ vữa động mạch vành. (ảnh minh hoạ)
Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống có thể làm chậm quá trình xơ vữa mạch máu, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Người bệnh nên thực hiện chế độ cân bằng với nhiều rau củ xanh, hạn chế muối, cholesterol xấu (mỡ nội tạng động vật, thức ăn nhanh...), ưu tiên cá, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt thay cho gạo trắng.
Việc bỏ hút thuốc, hạn chế rượu bia giữ tâm lý thoải mái, tập thể dục thường xuyên(tốt nhất là đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày) cũng giúp bạn kiểm soát bệnh một cách hiệu quả hơn...
Sử dụng thảo dược hỗ trợ
Xu hướng sử dụng các sản phẩm hỗ trợ trong việc đẩy lùi xơ vữa động mạch vành không mới. Nhưng trong vài thập niên trở lại đây, càng có nhiều bằng chứng thuyết phục khẳng định chắc chắn hơn về khả năng giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng và biến chứng do mảng xơ vữa gây ra của phương pháp này.
Theo SK&ĐS
Giảm gần 70 kg sau tổn thương cột sống Cú sốc mất người thân khiến Renatta tìm đến đồ ăn như một liệu pháp tâm lý và chạm ngưỡng 131 kg từ lúc nào không hay. Renatta Keith, 37 tuổi, sống tại Alabama, Mỹ từng nặng đến 131 kg sau cú sốc mất đi người thân: bố, mẹ, anh trai chỉ trong vòng 5 năm. Năm 2009, mẹ của Renatta mất vì...