Những căn bệnh đầu năm của teen
Thức đến 2, 3h sáng bên cạnh chiếc PC, hậu quả là ngủ gật trong lớp. Chưa chia tay được với chú dế xinh nên vẫn lén mang điện thoại rồi hí hoáy nhắn tin trong giờ học. Thói quen ăn vụng trở thành thú vui, còn việc học hành thì ỷ y chờ đợi. Phải chăng đó là những căn bệnh đầu năm?
Hại lắm thói quen ngủ gật
Đã vào năm học được gần 1 tháng nhưng nhiều teen vẫn chưa điều chỉnh lại được thói quen ăn ngủ của mình. Nhiều bạn đã quá 12h nhưng vẫn không thấy buồn ngủ, và chỉ có thể vào giấc tầm 1, 2h khuya. Mỗi ngày chỉ ngủ được 4-5 tiếng khiến giờ học buổi sáng hôm sau không thể nào tỉnh táo.
Nữ sinh thì ít, dù có buồn ngủ nhưng nhiều cô bạn vẫn quyết không mang hình ảnh ngủ gật trong lớp, nhưng nam sinh thì vô số. Nhiều bạn còn tập cho mình một tư thế ngủ “điêu luyện” để thầy cô nếu không quan sát kĩ thì không thể biết được. Những giấc ngủ gà ngủ gật kiểu đấy, ấy thế mà lắm bạn lại thích thú và tự hào khoe: “Ngủ gật trong lớp là tuyệt nhất”.
Anh chàng vua ngủ gật Hoàng Minh (học sinh lớp 11, trường N.K) chia sẻ: “Bạn bè gọi mình là vua ngủ gật vì mình ngủ rất ít bị phát hiện. Hầu như đều trót lọt. Nói ra có thể nhiều người không tin, nhưng mình ngủ, mắt mình nhìn như vẫn đang mở. Tuy vậy, càng ngày mình càng thấy thói quen này hại mình rất nhiều. Mình không nghe giảng trên lớp nên rất mất thời gian, học ở nhà mà kết quả không cao”.
Không ngủ đủ giấc, chỉ ngủ gật trong lớp sẽ làm người mệt mỏi, không thể tập trung cho việc học. Không chỉ thế, nếu bị thầy cô phát giác thì chuyện xuống phòng giám thị, ăn 0 điểm và bị phạt cũng mệt mỏi chẳng kém.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Video đang HOT
Ăn vụng chút có hại không nhỉ?
Ngủ gật là bệnh của chàng thì ăn vụng là bệnh của nàng. Nhất là sau 3 tháng hè, khi thói quen ăn vặt được hình thành thì khó lòng trong phút chốc các nàng ngừng ăn được. Một số bạn cảm thấy ăn vụng mới ngon, và đây cũng là một thú vui khi đến lớp. Thế nhưng nếu không khéo léo thì cũng để lại không ít vấn đề.
Như câu chuyện của cô bạn Minh Thoa (sn 1993), vốn thích ăn vụng trong lớp, ngày nào Thoa cũng thủ sẵn bánh tráng muối, trà sữa, các loại khô và kẹo bánh trong hộc bàn. Chẳng lần nào Thoa ăn một mình, lần nào ăn vụng Thoa cũng kéo cả hội. Nhiều thầy cô biết, nhắc nhở, nhưng Thoa nghĩ: “Chuyện nhỏ, cũng chẳng sao”.
Chuyện chỉ lớn khi một lần cô bạn mua một bịch trái cây to vào lớp. Thay vì chuyền qua hộc bàn như mọi khi, hôm nay gặp giáo viên dễ, lại vui hứng, Thoa ném cho đứa bạn dãy bênh cạnh một trái táo và một bịch bánh tráng me. Ai dè đang vung tay ném thì thầy hiệu trưởng đi ngang qua. Hụt đà, táo và bánh tráng rơi cả xuống đất. Me đổ vung vãi ra sàn.
Sau lần ấy, Thoa bị kiểm điểm và bị mời cả phụ huynh nhắc nhở. Hạnh kiểm cuối học kì cũng chỉ được Khá dù Thoa cũng cố gắng rất nhiều.
Có thể bạn đơn giản nghĩ rằng ăn vụng một chút cũng chẳng sao. Nhưng thật sự, việc ăn vụng thể hiện sự không tôn trọng thầy cô giáo trên lớp. Hãy thử nghĩ xem, nếu bạn đang ra sức giảng bài, còn học sinh ở dưới thì chuyền tay nhau ăn uống, vụng trộm, xì xào, thì bạn sẽ cảm giác như thế nào nhỉ?
Dửng dưng với bài vở?
Giai đoạn đầu năm học, chưa có kiểm tra, chưa chia tay hẳn với những ngày hè nên chuyện chú tâm vào việc học không phải ai cũng làm được. Nhất là khi nhiều bạn mang tư tưởng chưa kiểm tra thì chưa vội, thế nên chuyện học tập cũng hết sức… từ từ.
Phổ biến nhất là chuyện “thôi, để mai học”. Thói quen nấn ná, bài hôm nay… cứ để ngày mai là rất thường nhật. Đơn giản nghĩ rằng những bài đầu năm chưa quan trọng, thầy cô cũng chưa kiểm tra, nên nhiều bạn không học bài khi đến lớp. Chưa kể đến chuyện ngay cả khi vào lớp, đầu óc vẫn để bên ngoài. Gần như là thân xác thì ngồi trong phòng mà đầu óc mơ tưởng trên mây.
Một số bạn còn mang cả điện thoại di dộng vào lớp học để nhắn tin với người yêu. Nhiều khi cả hai học cùng lớp, nhưng vẫn cứ thích… nhắn qua nhắn lại. Đến khi bị giám thị phát hiện, hay bị mời phụ huynh lên, có chăng mới bỏ được thói quen này.
Ít ai biết được rằng những bài học đầu năm rất quan trọng. Nó là nền tảng cho một chương trình dài mà bạn sẽ học sắp tới. Chưa nói đến chuyện, thầy cô không vì đầu năm mà bỏ qua việc kiểm tra đâu nhé. Nếu không chuyên tâm học hành, bạn có thể bị mất thăng bằng trong suốt cả một học kì sắp tới.
Hãy tập cho mình một thói quen học thật tốt ngay từ hôm nay!
Theo PLXH
"Bệnh" bon chen đầu năm học của Teen
Đầu năm là thời điểm teen có nhiểu thay đổi, xáo trộn về trường lớp hoặc cũng là bắt đầu một giai đoạn mới trong sự nghiệp học hành. Cũng vào thời điểm quan trọng này, nhiều teen mắc phải căn bệnh buồn cười: Bon chen trên lớp!
Vì... "miếng bánh lợi ích"?
Miếng bánh lợi ích ở đây rất đơn giản, có khi là việc được học trong lớp chọn, là được làm cán sự lớp, hay hơn thế là tranh thủ cảm tình của các thầy cô, teen mình không ít bạn sớm ý thức được giá trị của những điều này, đã vội bon chen hết mình.
Đầu năm học, hầu hết các lớp đều bị khuyết đi các chức vụ trong ban cán sự lớp. Làm cán sự thì ít nhiều sẽ có được một vài "ưu ái" nho nhỏ. Với các nhân ưa bon chen thì đây đều là những vị trí đáng phấn đấu. Vậy là mới đầu năm học, các bạn ấy đã "lên dây cót" để xông pha vào các vị trí này.
Vào lớp, cô giáo hỏi cả lớp có lớp trưởng chưa, lớp bảo chưa, rồi cô lại hỏi, có bạn nào xung phong... Thì bất ngờ gần chục cánh tay giơ lên khiến cô cũng phải... choáng. Có lẽ tại teen bây giờ mạnh dạn khác hẳn các thế hệ trước hay sao đó! Hằng - THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm kể lại chuyện hồi đầu năm của lớp mình. Tất nhiên trong số những bạn giơ tay, không phải ai cũng đủ khả năng làm lớp trưởng...
Còn Quân, ĐH X kể: "Ở trường đại học, làm cán sự lớp được cộng điểm thưởng, điểm bình xét thi đua nhiều mặt nên nhiều bạn "bám" lấy mấy chức cán sự cũng chỉ vì thế. Mới đầu năm mà lắm người "chen" ác lắm. Các bạn ấy tranh thủ làm quen, kết bạn, chiếm cảm tình của mọi người trong lớp để tới kì... bỏ phiếu kín còn kiếm vài phiếu bầu! Mình nhìn ra mấy tiểu xảo đó thấy nực cười hết sức!" - Quân chán ngán nói.
Quân kể ấn tượng xấu xí của cậu về một Hạnh, một cô nàng trong lớp như thế này: Ngay đầu năm, cô chủ nhiệm dựa vào điểm thi đại học để sắp xếp tạm hai vị trí lớp trưởng và bí thư, bạn ấy đã đứng lên phát biểu đầy bức xúc: "Sao điểm của em bằng điểm của hai bạn ấy mà em không được làm... cán bộ lớp?!". Cả lớp ồ lên, cô giáo cũng lúng túng. Dù vậy, cô bạn ấy vẫn ngậm ngùi làm phó thường dân mà thôi!
Môi trường học đường vì những lợi ích nhỏ, vì những bon chen như vậy mà mất đi niềm vui, có khi còn làm cả tập thể bị chia rẽ...
Ngườì trong cuộc nghĩ gì?
Có lẽ đều bắt đầu từ những mong muốn được khẳng định mình, được có một "profile" đẹp, một sức nặng nhất định trong đánh giá của những người xung quanh nên bộ phận teen ham bon chen này mới hoạt động ác liệt đến thế. Căn bệnh bon chen sớm xuất hiện có thể khiến các teen tự gánh thêm những áp lực khó gọi tên trong cuộc sống: Cố gắng thể hiện mình mọi lúc mọi nơi, ảo tưởng mình "trên" người khác, nơm nớp lo sợ mất lòng người này, được lòng người kia và hàng trăm mối phân tâm linh tinh nữa. Với những bạn không đủ khả năng, thì "bon chen" chỉ khiến họ có những hành động không "fairplay" với bạn bè.
Rõ ràng, teen mình đang ngày càng tự tin, năng động, biết đánh giá những cơ hội trong cuộc sống. Không phủ nhận sự cạnh tranh lành mạnh giúp teen rất nhiều trên đường học tập và trong công việc. Nhưng không phải ở đâu và lúc nào cũng "bon chen" nhiều đến vậy. Bởi vì, xét đến cùng, khả năng và uy tín của bạn còn được khẳng định qua những việc cụ thể bạn làm, qua ứng xử và tình cảm của bạn với những người xung quanh.
"Theo mình, trong môi trường lớp học, chúng ta không nên vội tham lam vị trí này vị trí kia, cơ hội này cơ hội kia làm gì vội. Có trách nhiệm, có tinh thần đóng góp với tập thể, bạn sẽ tự ghi được ấn tượng đẹp với mọi người!"- Lan, 10A1- THPT Hai Bà Trưng chia sẻ ý kiến. Với Lan và nhiều bạn teen vô tư khác, đến trường trước tiên là để học tập rèn luyện và sống thân ái trong vòng tay bè bạn. Đừng để căn bệnh bon chen tạo nên rào cản khó chịu trong trường lớp của bạn, teen nhé!
Nỗi niềm của teen ngày đầu vào lớp 10 "Kìa chú là chú ếch con, có 2 là 2 mắt tròn. Chú ngồi học bài một mình bên hố sâu cạnh vườn xoan...". Đó là tôi của 3 năm về trước, nhút nhát, rụt rè, lóng nga lóng ngóng khi bước vào lớp 10. Cái suy nghĩ đầu tiên mới trẻ con, vu vơ làm sao: "Ôi! Sao cái lớp này toàn...