Những căn bệnh cản trở việc học của teen
Tất cả teen đều luôn muốn học giỏi, được thầy cô và bạn bè nể phục. Vậy điều gì đã cản trở chúng ta thực hiện mục tiêu ấy?
Tính lười biếng
Đây là một trong những “căn bệnh” mà đa số teen đều mắc phải và rất khó để “chữa” trong một thời gian ngắn. Chúng ta đều nghĩ rằng, chỉ cần siêng chút là có thể đẩy lùi được bệnh lười nhưng làm như thế thì chỉ trong một thời gian ngắn căn bệnh ấy lại tiếp diễn.
Cũng giống như Nobita, teen luôn tự nhủ với mình rằng hôm nay mình sẽ thay đổi, sẽ chăm chỉ tiến bộ nhưng rốt cuộc “mèo vẫn hoàn mèo”. Và khi đã tỉnh ngộ lại thì teen lại tự trách mình, trách hoàn cảnh, trách tất cả mọi thứ đã làm mình bị chi phối không thể tập trung được. Nhưng “tiên trách kỉ hậu trách nhân”, tất cả là do ý thức của mình mà ra cả.
L.Mai (lớp 12, THPT PCT) chia sẻ: “Năm nay đã là năm cuối rồi, thi cử cũng gần tới rồi mà sao mình lười thế không biết. Mình đã tự hứa cả hàng chục lần là sẽ siêng lên nhưng rốt cuộc lại lười biếng. Mỗi khi quyết tâm ngồi vào bàn học bài là y như rằng có chuyện lôi kéo mình đi, cứ như thế mình hẹn ngày này rồi hẹn ngày khác, cuối cùng chẳng được việc nào cả”.
Trong cuộc đời học sinh, lười biếng là một mầm mống rất nguy hại, sẽ chẳng có ai thành công nếu mình lười biếng cả. Mầm mống này cách tốt nhất là hãy tiêu diệt ngay từ bây giờ để tránh tình trạng chai lì sau này.
Để tránh được căn bệnh này, teen hãy vạch ra cho mình một kế hoạch cụ thể, có thưởng và có phạt. Có như thế thì teen mới có động lực siêng năng lên được. Tất cả những bài học hay việc làm của ngày hôm nay thì teen phải hoàn thành để tránh tình trạng lê thê ngày này sang ngày khác. Muốn chữa được căn bệnh này đòi hỏi bạn phải có quyết tâm thật nhiều.
Video đang HOT
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Tính lệ thuộc
Tính lệ thuộc cũng có mức độ nguy hiểm như tính lười biếng vì nếu lệ thuộc quá nhiều teen sẽ đâm ra lười biếng.
M.Mai (lớp 11 THPT QT) tâm sự: “Đã bao lần mình nhắc đứa bạn là đừng có quá phụ thuộc vào mình, như thế sẽ chẳng bao giờ tiến bộ lên được mà nó có bao giờ nghe mình nó đâu. Kết quả học sinh TB mà mặt nó chẳng có chút biến sắc nào cả. Cứ tới giờ kiểm tra là nó đổi đề chép bài của mình, mấy môn làm bài trên giấy là nó cao điểm còn mấy môn dò bài thì nó cứ 1, 2, 3 đi đều. Không biết đến bao giờ nó mới hết lệ thuộc vào mình nữa”.
Lệ thuộc là một trong những căn bệnh khó chữa đối với teen vì nó đã được tích tụ trong một thời gian khá dài, thành ra để chữa được căn bệnh này thì buộc chúng ta phải cương quyết. Nếu muốn cho bạn mình tiến bộ thì buộc teen phải dùng biện pháp mạnh, còn nếu không thì việc lệ thuộc này nó sẽ không giới hạn ở việc chép bài trên lớp mà còn lan rộng ra thành những vấn đề khác, ảnh hưởng đến bản thân và mọi người xung quanh.
Tính hay khất
Căn bệnh này thường rất phổ biến ở teen, làm lung lay ý chí, làm suy nhược tinh thần. Nếu cứ hay dung tính này thì lâu dần tích tụ sẽ sinh ra một tật xấu khó chữa.
Cứ mỗi khi có việc gì bạn cũng đều khất qua bữa sau, “cứ để đó mai làm cũng được”, hứa hẹn mãi cuối cùng teen cũng chẳng làm được việc gì. Hết hẹn bữa này vì lý do này thì hẹn bữa kia vì lý do khác, lúc nào teen cũng viện lý do để che lấp bản tính của mình. Như thế sẽ rất nguy hại đến việc học tập của bản thân.
T.Tuấn (teen 12, THPT TP) có nói: “Mình cũng thường xuyên lạm dụng việc này lắm, lúc nào cũng khất nợ hết, đa số mình hay khất nhất là việc dò bài và làm bài tập. Khất riết rồi bài tập dồn lại một đống làm không xuể. Tại bản thân mình hết”.
Thời gian trôi đi, ý chí không còn làm chủ được nữa cũng là lúc tính xấu thi nhau mọc lên, lúc này bạn sẽ không còn đủ sức để thay đổi bản thân mình nữa, cách tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Ngay từ bây giờ nếu teen nào nhận thấy mình đang có những biểu hiện như thế thì hãy nhanh chóng thay đổi.
Tạm kết
Trên đây chỉ là 3 trong số rất nhiều điều cản trở việc học của teen, những điều này là điều teen thường gặp và mắc phải nhiều nhất. Teen hãy tự bắt mạch chính mình và tự điều chỉnh thói quen hành vi của mình cho phù hợp nhất, thuận tiện nhất cho việc học nhé!
Theo PLXH
Cô thủ khoa khoa Văn chia sẻ bí quyết học giỏi
"Sống hết mình và cố gắng mỗi ngày", đó là phương châm theo chân Thùy Linh suốt 4 năm học ĐH. Cô bạn vừa trở thành thủ khoa khoa Văn học, hệ chất lượng cao, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn với điểm trung bình toàn khóa 3.65/4.00.
Nguyễn Thùy Linh là sinh viên lớp K51, khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội). Linh là một trong các thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010 được tuyên dương vào tháng 8 vừa qua.
Trong 4 năm học đại học, Linh liên tục nhận được học bổng và bằng khen của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn và ĐH Quốc gia Hà Nội cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc.
Linh chia sẻ: " Với tớ, học tập trung và tăng cường khả năng tư duy chủ động sáng tạo là bí quyết thành công".
Thùy Linh trong buổi dự lễ bế giảng khoa Văn học,ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn khóa QH-X-2006.
Phương pháp học tập của Linh là trong mỗi bài học, cô bạn thường tổng kết ý chính, đến lúc thi chỉ cần tổng hợp lại, nhờ vậy việc ôn tập đỡ vất vả hơn.
Với Linh, học nhóm cũng rất hiệu quả bởi chia sẻ các kiến thức đã thu nạp được sẽ giúp bài thi của bạn trở nên sinh động hơn rất nhiều.
Linh cho biết: "Từ năm thứ nhất, tớ đã có kế hoạch học tập chi tiết. Với các môn đại cương, chúng ta nắm được ý chính và vạch sơ đồ tư duy để dễ dàng sinh động hóa những nguyên lí vốn khô khan. Với môn chuyên ngành, do đặc thù môn Văn, tớ cố gắng đọc nhiều, xem nhiều và cố gắng phát hiện vấn đề mới trong từng bài học, từng tác phẩm. Thư viện cũng là một công cụ hữu dụng cho sinh viên và là môi trường học khá thuận lợi để các bạn sinh viên trao đổi kinh nghiệm, học tập tốt hơn".
Thùy Linh chụp cùng TS. Nguyễn Văn Nam, người hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp đại học cho cô bạn.
Được chuyển tiếp hệ đào tạo thạc sĩ, Linh càng có thêm quyết tâm học cao hơn nữa để trau dồi kiến thức và tìm kiếm cơ hội tốt hơn cho tương lai. Bạn mong muốn tìm được một công việc phù hợp với chuyên ngành và niềm đam mê của bản thân, có cơ hội được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và sáng tạo.
Theo dân trí
Teen 12 đang bừa phứa thay đổi mục tiêu chọn ngành Điểm chuẩn ĐH năm nay đã làm không ít teen 12 phải suy nghĩ và cân nhắc lại quyết định lựa chọn ngành phù hợp với khả năng của mình... Cấp tốc thay đổi mục tiêu H.Lan (teen 12 THPT. TQC) đang vân vân: "Tuy đã xác định được ngành mình thi từ năm 11 nhưng mình vẫn rất quan tâm đến điểm...