Những ‘camera chạy bằng cơm’ phòng vệ biên giới Tây Nam
Việc một số người vượt biên trái phép từ Campuchia trở về bị nhiễm bệnh như xảy ra ở An Giang, Đồng Tháp khiến các tỉnh có đường biên giới tiếp tục tìm nhiều cách quyết liệt để ngăn không để ‘thủng’ vành đai này.
Lực lượng biên phòng chốt phòng chống dịch số 12, Đồn biên phòng Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang kiểm soát người và xe đến và ra khỏi khu vực biên giới trên quốc lộ 91C – Ảnh: BỬU ĐẤU
Tôi nghĩ các tỉnh biên giới phải bắt tay siết chặt tuyến phòng thủ lại hết mới không có tình trạng vượt nhập biên trái phép. Vì thời gian qua An Giang siết thì những người nhập cảnh trái phép đi hướng khác. Tôi đề nghị nên chăng cả tuyến cùng chung sức siết chặt lại chứ nơi làm nghiêm, nơi không nghiêm sẽ khó. Ông Lê Văn Phước (phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang)
Người dân vùng biên giới vẫn hay gọi đùa rằng lực lượng phòng vệ để không “thủng” biên giới chính là những “camera chạy bằng cơm”.
Ông Phạm Minh Đức – ngụ thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp – chia sẻ: “Giờ ai lạ mặt, thấy nghi nghi là được người dân đưa vào diện “theo dõi” liền. Còn số điện thoại các ngành chức năng như công an, y tế, chính quyền tụi tui đều có lưu hết, cần là điện báo ngay”.
Ông Nguyễn Hữu Tiến – trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp – cho hay ngoài các chỉ đạo phòng chống dịch của ngành y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo thông qua các nhóm Zalo với các hiệu trưởng cũng yêu cầu tuyên truyền đến giáo viên và học sinh lưu ý, phát hiện những trường hợp nhập cảnh “chui” thì báo ngay đến cơ quan y tế, công an, xã phường gần nhất.
“Nhà các em ở dọc các tuyến biên giới, nên các em rất nhạy. Các em cũng đã kịp thời báo những việc cha mẹ của các em Việt kiều lén sang thăm con. Ngành cũng đã xử lý kịp thời, kết hợp tuyên truyền để phụ huynh nắm, qua lại biên giới phải chịu cách ly”, ông Tiến dẫn chứng.
Nhiều người dân cũng hiểu rằng khi có tình trạng xâm nhập trái phép, mang mầm bệnh về nước, cuộc sống của họ sẽ bị đảo lộn. Trung tá Nguyễn Trọng Tình – đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An – nhìn nhận: “Nếu hên vượt qua được đường biên, thoát khỏi tầm nhìn của các chốt canh gác thì người lạ mặt vào bất cứ xóm nào cũng sẽ bị người dân nhận diện và báo ngay cho đồn”.
Video đang HOT
Theo ông Tình, đối với những gia đình có người thân đang ở nước ngoài như Campuchia, Thái Lan, không chỉ lực lượng biên phòng mà cả những người dân xung quanh cũng cùng vận động gia đình đó báo cho người thân đừng về. Hoặc về đột xuất thì luôn được người dân xung quanh cảnh giới, báo tin để người trở về bị cách ly ngay lập tức.
Ông Đoàn Tấn Bửu – phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh – cho biết Ban chỉ đạo tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm cộng đồng người dân dọc biên giới, chủ khách sạn, nhà nghỉ để họ phối hợp, cung cấp thông tin khi có người xâm nhập trái phép như một phòng tuyến thứ 2 sau lực lượng biên phòng.
Ngoài ra, các tỉnh còn tổ chức dày thêm các tổ nhân dân tự quản, lập thêm các chốt trên các ngả đường trọng yếu phía bên trong nội địa để sẵn sàng phối hợp, kiểm tra, giám sát người và phương tiện đi vào từ hướng biên giới.
Còn đại tá Đinh Văn Nơi – giám đốc Công an tỉnh An Giang – khẳng định đã phối hợp, chia sẻ thông tin với các đơn vị của các tỉnh khác. “Cơ quan tham mưu Công an tỉnh An Giang đã liên hệ với công an các tỉnh phía Nam giáp biên giới Campuchia để thông tin liên hệ về các nhóm, đường dây đưa người nhập cảnh trái phép. Đặc biệt là thông tin liên quan tình hình dịch bệnh để phối kết hợp liên thông thông tin nhằm tham mưu ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố xử lý kịp thời” – đại tá Nơi cho biết.
Đồ họa: TẤN ĐẠT
5 ca nhiễm về Kiên Giang từ Campuchia
Hôm qua 1-3, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận thêm 13 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 8 ca ở tỉnh Hải Dương, 5 ca từ Campuchia về tỉnh Kiên Giang qua cửa khẩu đường bộ. Đáng chú ý là 6 ca ở Hải Dương đã được cách ly tập trung cách đây 1 tháng.
Bác sĩ Cao Thành Nam – giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang – cho biết 5 ca nhiễm COVID-19 mới xác nhận đều là người nhập cảnh từ Campuchia về Việt Nam vào ngày 25-2 và được cách ly tập trung theo quy định của Bộ Y tế. Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính, các bệnh nhân đã được đưa đến Trung tâm Y tế TP Hà Tiên để điều trị và theo dõi sức khỏe.
Theo thống kê, từ ngày 1-1 đến 28-2 có hơn 2.550 người nhập cảnh từ Campuchia về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Riêng ngày 24 đến 26-2 đã có trên 150 người nhập cảnh về Việt Nam. L.ANH – K.NAM
Bệnh nhân 1440 lên mạng thuê người dẫn về nước với giá 50 triệu đồng
Bệnh nhân 1440 lên mạng thuê người dẫn về nước với giá 50 triệu đồng. Bệnh nhân này và hai người nhiễm Covid-19 khác nhập cảnh trái phép khu vực biên giới ở An Giang.
Ngày 29/12, trao đổi với VietNamNet, thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cho biết, bệnh nhân 1440, 1451 và cô gái ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cùng 3 người khác vượt sông trái phép vào Việt Nam qua địa phận thuộc Long Bình, huyện An Phú (An Giang).
Theo điều tra của cơ quan chức năng, ngày 19/11, bệnh nhân 1440 (32 tuổi, quê Mang Thít, Vĩnh Long) cùng nhiều thanh niên khác sang Myanmar lao động, qua tuyến biên giới Việt - Lào (đối tượng khai qua khu vực Lao Bảo, Quảng Trị).
Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương - Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
Làm việc được khoảng 45 ngày, tình hình dịch Covid-19 phức tạp nên công ty ở Myanmar dừng hoạt động, bệnh nhân 1440 lên mạng tìm người đưa trở về Việt Nam với giá 50 triệu đồng, trả tiền qua tài khoản ngân hàng.
Sau đó, bệnh nhân lên xe từ Myanmar sang Thái Lan và Campuchia. Từ Phnom Penh, bệnh nhân này được đưa về đến khu vực biên giới giáp ranh với Long Bình, huyện An Phú.
"Bệnh nhân 1440, 1451, cùng cô gái ở Lai Vung (Đồng Tháp) khai đã vượt sông biên giới vào lúc 3 giờ sáng ngày 24/12, do người phía bên Campuchia đưa sang Việt Nam bằng xuồng, chèo tay qua đoạn biên giới trên dài khoảng 50m", thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương cho biết.
Sau đó, nhóm người này thuê tài xế M.V.T. (30 tuổi, ngụ xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú) chở về hướng tỉnh Long An.
Theo thiếu tướng Phương, đoạn sông biên giới nói trên là địa bàn do Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình quản lý.
Nơi đây được bố trí lực lượng, tổ chức, chốt chặn dày đặc. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là do đoạn biên giới dài và phức tạp, nằm trên sông chung giữa Việt Nam và Campuchia, cư dân hai nước sống sát biên giới.
"Hiện, đơn vị đang xem xét, kiểm điểm những người để sơ hở cho các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam..." thiếu tướng Phương nói và cho biết, các cơ quan chức năng đã truy vết các trường hợp F1, F2 liên quan đến ca dương tính Covid-19 vừa qua.
Lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh An Giang tuần tra canh gác biên giới
"Ngày 25 và 26/12, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến, Phó Tư lệnh Quân khu 7 và tôi đã đi kiểm tra, đôn đốc các hướng trọng điểm, trong đó chọn Tây Ninh, bởi tình hình dịch bệnh hiện nay rất phức tạp trên thế giới và ở một số nước trong ASEAN. Trên đường đi, chúng tôi nhận được thông tin về vụ việc bệnh nhân 1440 và lập tức chỉ đạo các biện pháp xử lý ngay trên đường công tác", thiếu tướng Phương nói.
Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương đề nghị người dân nâng cao cảnh giác, tố giác người nhập cảnh trái phép, theo như lời kêu gọi của Thủ tướng.
COVID-19 đè nặng vùng biên Ca bệnh 1440 vừa ghi nhận ở Vĩnh Long sau khi nhập cảnh trái phép khiến cả nước lo ngại nguy cơ một lần nữa COVID-19 lây lan trong cộng đồng. Mấy ngày qua, công tác chống dịch dọc các tuyến biên giới lại 'nóng' hơn bao giờ hết. Lực lượng kiểm dịch và biên phòng Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An...