Những cái Tết xa nhà của giáo viên vùng quê nghèo Tây Nguyên

Theo dõi VGT trên

Mùa nắng thì bụi mù trời, mưa xuống thì con đường trở nên lầy lội, trơn trượt nhưng không vì thế mà ngăn được ý chí, nghị lực của các thầy cô giáo trường Tiểu học Kim Đồng trên con đường gieo chữ đối với các em học sinh nơi xã nghèo.

Những cái Tết xa nhà của giáo viên vùng quê nghèo Tây Nguyên - Hình 1

Mặc dù điều kiện khó khăn thiếu thốn nhưng các thầy cô vẫn hết lòng vì học sinh.

Nhọc nhằn ‘cõng’ chữ

Vào một chiều cuối năm, sau vài tiếng đồng hồ di chuyển qua những cung đường uốn lượn, lởm chởm đá, có khi là dốc cao vời vợi từ thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) vào xã Đắk Ngo (huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) chúng tôi mới tới được điểm trường Tiểu học Kim Đồng.

Nằm lẩn khuất giữa bản Đoàn Kết, ngôi trường hiện ra trước mắt chúng tôi là sự sập sệ, thiếu thốn. Tuy nhiên, bước đến cổng trường chúng tôi đã nghe thấy những tiếng ê a đọc bài văng vẳng vang lên ở các lớp học. Do có hẹn từ trước, nhưng các thầy cô chưa hết giờ dạy nên chúng tôi ngồi bên ngoài ngắm bản làng trong lúc chờ đợi.

Sau khi tiếng trống trường giục giã vang lên, những đ.ứa t.rẻ đầu trần, chân đất, quần áo lấm lem chạy ùa ra khỏi phòng học như đàn kiến vỡ tổ. Còn các thầy cô sau khi thu gom đồ đạc, giáo án thì trở về khu nhà nội trú của giáo viên để chuẩn bị cho bữa cơm chiều đạm bạc.

Trò chuyện với chúng tôi, cô Tạ Thị Lành (SN 1992, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk – lớp 1B) cho biết, sau khi tốt nghiệp ra trường cô nộp hồ sơ thi tuyển và “bén duyên” với ngôi trường này. Từ đó đến nay cô đã gắn bó được 6 năm với ngôi trường này với biết bao nước mắt và nụ cười.

Do nhà cách trường hơn 200km nên vài tháng hoặc cả năm cô mới về nhà được một lần. Tuy nhiên trước đây do đường sá xa xôi nên việc đi lại vô cùng khó khăn, vất vả bởi nắng thì bụi mù trời, mưa xuống thì con đường trở nên lầy lội, trơn trượt.

“Lúc ban đầu khi mới về trường tôi cảm thấy buồn và tủi thân lắm. Xa nhà, đường sá lại khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn nên khiến giáo viên trẻ như tôi thấy áp lực vô cùng.

Tuy nhiên, sau một thời gian bám trụ, tôi thấy các thầy cô khác cũng như mình, cũng làm được thì tại sao mình lại nản lòng. Bên cạnh đó, nhìn thấy các em học sinh nơi đây nghèo đói, thất học nên càng khiến tôi muốn bám trụ nơi đây để giúp các em có con chữ, sau này thay đổi cuộc sống. Cứ thế, mỗi ngày tôi và các giáo viên khác lại động viên nhau, đến nay tôi cũng đã có 6 năm gắn bó với căn nhà thứ 2 này”, cô Lành bộc bạch.

Những cái Tết xa quê

Những cái Tết xa nhà của giáo viên vùng quê nghèo Tây Nguyên - Hình 2

Sau giờ dạy trên lớp, các thầy cũng phụ vào bếp chuẩn bị bữa cơm muộn.

Mặc dù điều kiện sống khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn nhưng các thầy cô nơi đây vẫn dốc hết sức mình để “cõng” con chữ đến gần hơn với các em học sinh. Những quãng đường vài chục hay vài trăm km cũng là gần so với những giáo viên sống xa gia đình hàng nghìn km với nỗi nhớ nhà da diết, cồn cào.

Với gương mặt gầy rộc, nước da hơi rám nắng, cô Nguyễn Thị Hà (SN 1985, quê Bắc Kạn) cho biết, nhà cô có 8 anh chị em, cô là con thứ 3 trong một gia đình ở vùng quê nghèo. Do đó, một số anh chị cô không được học hành đến nơi đến chốn mà người đi làm thuê, người ở nhà làm ruộng.

Tuy nhiên, bản thân cô đã vượt lên số phận, quyết tâm học lấy con chữ để thay đổi cuộc sống của mình. Do đó, từ ngày đi học cô đã ước mơ được làm cô giáo đứng trên bục giảng nên khi đậu đại học cô vừa học, vừa làm để tự nuôi sống mình mà không phụ thuộc vào bố mẹ, anh chị.

“Ban đầu khi biết tôi sẽ vào đây dạy thì bố mẹ có ý ngăn cản, nhưng khi thấy tôi yêu nghề và quyết tâm thì bố mẹ cũng đã động viên, ủng hộ con đường tôi đã chọn. Do nhà cách đây hơn 1.000km, tết lại được nghỉ ít nên suốt 4 năm giảng dạy tại trường tôi không về nhà.

Tết năm nay cũng như những năm trước tôi qua nhà người thân ăn Tết chứ không về quê được vì vé máy bay đắt đỏ, còn đi xe thì mấy ngày với đến nơi. Tết đến cận kề, nhà nhà, người người quây quần bên nhau tôi cũng nhớ nhà tủi thân lắm, nhưng cũng biết dặn lòng cố gắng đợi hè về thăm nhà 1 lần vì hoàn cảnh không cho phép”, cô Hà nghẹn ngào nói.

Thầy Hoàng Văn Quyết – Phó hiệu trường phụ trách trường Tiểu học Vừ A Dính (điểm trường Kim Đồng) cho biết, toàn trường có tổng cộng 20 thầy cô giáo và cán bộ. Trong đó, điểm trường Kim Đồng có 6 thầy cô giáo và cán bộ giảng dạy và hơn 250 học sinh.

Theo thầy Quyết, 6 thầy cô giáo tại điểm trường chủ yếu nhà ở xa, có giáo viên nhà cách trường hơn 1.000km nên cả năm mới về nhà một lần. Bên cạnh đó, đường đi lại của các thầy cô và học sinh vô cùng khó khăn, gian khổ đặc biệt là vào mùa mưa.

Ông Nguyễn Huy Công, chủ tịch UBND xã Đắk Ngo cho biết, do các giáo viên ở xa nên trường có nhà công vụ để giáo viên ở lại. Bên cạnh đó, tại đây cũng có hệ thống lọc nước riêng để các thầy cô sử dụng.

Mặc dù cơ sở vật chất còn khó khăn, thiếu thốn và qua những lần khảo sát thấy cơ sở vật chất hư hỏng, xuống cấp Phòng giáo dục đã có phương án sữa chữa để tạo điều kiện cho các giáo viên giảng dạy và học sinh học tập.

Khó khăn nhất hiện nay ở trường Kim Đồng là cơ sở vật chất và các công trình phụ trợ đã hư hỏng xuống cấp. Bên cạnh đó, các em học sinh trong địa bàn xã cũng có hoàn cảnh khó khăn. Không những thế các bậc phụ huynh bận đi làm nên không có thời gian quan tâm, chăm sóc con em mình.

Trúc Hân

Theo giaoducthoidai

Bình Định: Thầy cô băng rừng, lội suối nỗ lực gieo chữ cho học sinh nghèo

Cách trung tâm huyện Vân Canh (Bình Định) chừng 10km đường chim bay, điểm trường mầm non, tiểu học của Canh Giao là một trong hai điểm trường khó khăn nhất của huyện này. Cuộc sống khó khăn, giao thông trắc trở nhưng thầy cô giáo luôn nỗ lực "cắm bản" gieo chữ cho học sinh nghèo nơi đây.

Bình Định: Chuyện "gieo chữ" ở vùng đất khó

Khiêng xe vượt suối "gieo chữ"

Từ thị trấn Vân Canh (Bình Định) phải đi ngược lên xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) mới có con đường mòn trắc trở dẫn vào làng Canh Giao. Tính từ xã Đa Lộc, đường vào Canh Giao chừng 10km, băng qua 3 con suối, 4 con dốc nhỏ, chúng tôi mất cả giờ đồng hồ mới đến ngôi làng nằm tách biệt giữa núi rừng.

Bình Định: Thầy cô băng rừng, lội suối nỗ lực gieo chữ cho học sinh nghèo - Hình 1

Đường đến làng Canh Giao trắc trở, gian nan đối với những giáo viên "cắm bản".

Dẫn chúng tôi đến điểm trường ở Canh Giao, anh Nguyễn Tá Quan, cán bộ Phòng GD&ĐT huyện Vân Canh chia sẻ: "Đường như này là dễ rồi, chứ gặp hôm mưa thì đường vào làng cực khổ lắm. Nhất là vào mùa mưa, nếu mưa lớn đường vào làng bị chia cắt, cô lập luôn".

Tôi đã từng đến Canh Giao nên biết. Vậy nên dễ như anh Quan nói là con đường mòn rộng thêm đôi chút, suối mùa khô vơi nước hơn, đoạn sâu nhất qua đầu gối, chứ ngày mưa lớn nước ngang ngực, có khi qua đầu người, chẳng ai dám qua lại.

Cô Lê Thị Thu Lợi, Hiệu trưởng Trường tiểu học Canh Hiệp, tiếp lời: "Mùa này vô Canh Giao đường đi khỏe hơn rồi, những ngày mưa thì cực khổ lắm. Vì vậy, chuyện thầy cô muốn vào "cắm bản" thì băng rừng, lội suối là chuyện bình thường. Có hôm nước lớn, điện thoại không liên lạc được, giáo viên trong trường lo lắng, anh chị em dẫn nhau lên đến đầu con suối mà chỉ đứng ngóng vô làng. Nước sâu ngập lút cả đầu người, không cách nào qua lại được".

Bình Định: Thầy cô băng rừng, lội suối nỗ lực gieo chữ cho học sinh nghèo - Hình 2

Để đến Canh Giao dạy học, giáo viên phải vượt qua 3 con suối, 4 con dốc.

Thầy Trần Ngọc Huy, giáo viên dạy tại điểm trường Canh Giao, chia sẻ: "Bình thường, giáo viên 2 tuần về 1 lần nhưng gặp hôm mưa gió nếu đang ở trong làng thì phải ở lại làng luôn. Còn đầu tuần lên dạy phải đợi ở suối, chờ người trong làng ra đu dây, cõng xe qua suối".

4 lần ngã xe bị thương nhưng không bỏ cuộc

Một điều đặc biệt, trò chuyện với chúng tôi, các thầy cô giáo ở điểm trường Canh Giao không lúc nào kể về nỗi khổ cực. Điều mà các thầy cô chia sẻ là niềm vui khi học trò vùng núi được đến trường, được học chữ.

Bình Định: Thầy cô băng rừng, lội suối nỗ lực gieo chữ cho học sinh nghèo - Hình 3

Thầy cô giáo miệt mài với việc gieo chữ ở vùng khó.

"Nếu mình không lên đây, học sinh mầm non, tiểu học phải xuống xuôi học. Ở đây, bố mẹ các em đều vất vả, suốt ngày lên nương, lên rẫy, ai đưa đón các em. Trong khi đó, phần đường đi lại cách trở, phần thì các em còn nhỏ... nếu không có trường, học trò Canh Giao sẽ khổ", cô giáo mầm non Bùi Minh Huyền chia sẻ.

Khi hỏi về những khó khăn, gian khổ khi dạy học ở vùng khó, cô Huyền cười: "Chúng tôi khổ 1 thì các em ở trong vùng khổ 10. Chúng tôi vui vì các em được đến trường học con chữ...".

Trong câu chuyện, cô Huyền không 1 lần nhắc đến nhọc nhằn, vất vả. Song, chỉ có câu chuyện sau 4 lần té ngã, bị thương, cô không tự đi xe máy vào làng nên chồng cô phải đưa đón vợ hàng tuần. Hai con nhỏ thì ở nhà ngóng mẹ và nhiều lần hỏi cha "Sao hôm nay mẹ không về"... thì chúng tôi hiểu hơn về sự gian nan của những giáo viên "cắm bản" ở vùng đất khó.

Nhiều năm giảng dạy tại Canh Giao, thầy giáo Phạm Minh Hiệp chia sẻ: "Khổ gì đâu, đầu tuần gói ghém lương thực, ba lô quần áo, sổ sách, cuối tuần về xuôi. Chúng tôi như dân dã chiến, trang phục khi nào kiểu "2 trong 1", băng qua hết suối, sửa soạn lại là chỉn chu ngay thôi".

Thầy Hiệp cũng chia sẻ, dù vật chất thiếu thốn, song người làng Canh Giao hết sức quý mến thầy, cô giáo. Họ có mớ gạo mới cũng đem cho, có nhúm rau rừng, con cá suối lúc nào để dành cho thầy, cô giáo. Hôm nào nước lớn, người trong làng ra tận suối lớn đón thầy cô dưới xuôi lên.

Em Nguyễn Thị Phương Trà (lớp 5, điểm trường Canh Giao) cho biết: "Đi học vui lắm, chúng em vừa biết chữ vừa được vui chơi cùng thầy cô giáo. Mỗi dịp cuối tuần thầy cô về xuôi chúng em buồn lắm, thấy thiếu vắng".

Bình Định: Thầy cô băng rừng, lội suối nỗ lực gieo chữ cho học sinh nghèo - Hình 4

Dù vất vả nhưng các thầy cô "gieo chữ" ở vùng đất khó chẳng hề than khổ.

Ông Phạm Minh Chấn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Vân Canh, cho biết: "Điểm trường tại làng Canh Giao còn rất khó khăn. Do vậy, để động viên giáo viên "cắm bản", dạy tốt, học tốt, Phòng GD&ĐT huyện, ngành chức năng huyện rất quan tâm. Quan trọng hơn, hiểu những thiệt thòi của học trò miền núi nên thầy, cô giáo ngoài dạy chữ, còn mang cả tâm tình của mình đến với những nơi còn khó khăn như Canh Giao".

Trưởng làng Nguyễn Văn Thanh cho biết: "Làng đã có học sinh học tới Đại học hệ cử tuyển. Năm học 2018 - 2019 có 6 em học bán trú tại huyện, tỉnh; con em trong độ t.uổi đi học đều được đến trường. Tất cả là nhờ các thầy, cô giáo dạy dỗ mà nên".

Doãn Công

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Miss Supranational: Indonesia đăng quang, Kim Duyên nói lý do Lydie Vũ trắng tay
17:02:19 07/07/2024
Chồng thiếu gia của Midu cưng vợ ra mặt khi hẹn hò, lần đầu để lộ nhẫn cưới
17:51:07 07/07/2024
Diễn biến mới nhất drama Nam Thư: "Chính thất" bị mẹ chồng đổ lỗi, sẽ giao hết bằng chứng nếu ra toà
19:44:44 07/07/2024
Mẹ chồng từ trong bếp phi ra với cái chảo rồi đ.ập tan tành chiếc TV mới mua
17:17:06 07/07/2024
Livestream tâm sự, Xoài Non "sượng trân" trước câu hỏi nhắc về chồng cũ
21:32:32 07/07/2024
Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tập 2 có lượt xem trực tiếp trên YouTube tăng gấp 10 lần, có thời điểm còn vượt qua show "đối thủ"
19:34:00 07/07/2024
Trước khi dính vào lùm xùm là "người thứ ba", Nam Thư thuê homestay tại Đà Lạt để làm gì?
18:04:37 07/07/2024
Tập 2 "Anh trai vượt ngàn chông gai": Ngô Thanh Vân đã xuất hiện, thần tượng 2 triệu fan được cả cõi mạng réo tên
18:00:25 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tuần mới (8-14/7): 2 t.uổi nhận lộc kinh doanh lãi đậm, 1 t.uổi chịu đủ vận hạn

Trắc nghiệm

23:56:09 07/07/2024
Trong khi 2 con giáp may mắn đổi đời nhờ kinh doanh thuận lợi, 1 con giáp lại phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.

Đến Sài Gòn ai cũng thích mê 1 món súp: Mách bạn 7 địa chỉ chất lượng nhất!

Ẩm thực

23:26:54 07/07/2024
Để tìm một quán súp cua ở Sài Gòn thì không khó, nhưng dưới đây là 7 địa chỉ bán món súp trứ danh này chất lượng nhất!

Cây hài sân khấu: Dũng Nhí - Gian khổ vẫn không ngớt tiếng cười

Sao việt

23:18:16 07/07/2024
Diễn viên Dũng Nhí có thể xem là cây hài trẻ của cải lương dù anh không còn trẻ nữa và đã lăn lóc với nghề hơn 20 năm.

Bắt trend mùa hè cùng U15

Thời trang

23:16:53 07/07/2024
Hè là khoảng thời gian để bạn tha hồ mặc đẹp. Không cần cầu kỳ, chỉ cần năng động, khỏe khoắn và bắt đúng trend của tụi mình.

'Anh trai say hi' tập 4: Chơi đùa với lửa, nóng hơn sa mạc

Tv show

23:15:41 07/07/2024
Trong tập phát sóng mới nhất của chương trình Anh trai say hi , khán giả đã được chứng kiến những tiết mục cực kỳ n.óng b.ỏng với sân khấu dàn dựng hoành tráng, ấn tượng và đầy bất ngờ.

Fan mong Daesung hát bài gì tại concert ở Việt Nam?

Nhạc quốc tế

23:09:36 07/07/2024
Tin vui dành cho các bạn fan của Daesung, nhiều bài hát nổi tiếng gắn liền với BIGBANG đã được anh chàng đem đến các concert diễn ra trước đó.

Những điều kỳ lạ nhất định phải trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu

Du lịch

22:39:42 07/07/2024
Danh sách này tập hợp những điều kỳ lạ nhất mà bạn có thể trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu. Lễ hội trứng tráng khổng lồ (Bessières, Pháp)

Suzy kỷ niệm 14 năm gia nhập làng giải trí

Sao châu á

22:27:29 07/07/2024
Nữ thần tượng kiêm diễn viên chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ trên Instagram cá nhân và nhận được nhiều lời chúc mừng từ khán giả toàn cầu.

Bin đổ cho Riot "giúp" T1 dù lỗi hoàn toàn là "tự hủy"

Mọt game

22:09:20 07/07/2024
Trong cuộc đối đầu mới đây giữa hai đội Bilibili Gaming và T1 thuộc khuôn khổ Esports World Cup 2024, T1 đã giành chiến thắng với tỉ số 2-1.

Ngân Sát Thủ công khai tình mới kém 9 t.uổi

Netizen

21:14:01 07/07/2024
Hai người chia tay, bốn người tìm được hạnh phúc là mối quan hệ hiện tại mà dân tình thấy ở ViruSs và Ngân Sát Thủ.