Những ‘cái tát’ ngành giáo dục: Bắt đầu từ những cá nhân thiếu rèn luyện, tu dưỡng
Theo bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, để dẫn tới những vụ việc phức tạp gần đây của ngành giáo dục đào tạo, có yếu tố chủ quan là chủ yếu, bắt đầu từ những cá nhân thiếu tu dưỡng, rèn luyện.
Trường tiểu học Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội, nơi vừa có một giáo viên bị tố cho bạn tát phạt học sinh – ẢNH THÀNH CHUNG
Sáng nay, 18.12, tại cuộc họp giao ban định kỳ với lãnh đạo các cơ quan báo, bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã chia sẻ một số thông tin, quan điểm của lãnh đạo Bộ GD-ĐT về một số vụ việc phản sư phạm, thậm chí phạm tội, của một số nhà giáo, ở các địa phương khác nhau trong thời gian gần đây.
Bắt đầu từ yếu tố chủ quan…
Bà Nghĩa điểm ra một số vụ, chẳng hạn như một giáo viên Trường THCS Duy Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) đã cho nhiều học sinh tát bạn 230 cái khiến nạn nhân phải nhập viện; rồi một giáo viên ở Trường Tiểu học Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) cũng bị tố là phạt học sinh bằng cách cho các bạn khác tát; một giáo viên khác ở tỉnh Long An thì đánh bầm mông học sinh…
Đau lòng hơn, gần đây nhất hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Thanh Sơn, Phú Thọ đã bị bắt tạm giam do bị tố giác lạm dụng tình dục hàng loạt học sinh nam.
Theo bà Nghĩa, lãnh đạo Bộ GD-ĐT thấy đây là những trường hợp đáng bị lên án, cần được xử lý nghiêm minh, và xem đó là những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho tất cả các nhà giáo, các cán bộ quản lý trong ngành. Trước những vụ việc đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu các địa phương kiểm tra, phối hợp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Nói về nguyên nhân của những vụ giáo viên bạo hành hoặc “chỉ đạo” bạo hành học sinh, bà Nghĩa phân tích: “Trước hết là đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có hạn chế về năng lực, về sư phạm. Mục đích của các thầy cô giáo là muốn học sinh mình ngoan hơn, nhưng phương pháp của các thầy cô là phản sư phạm. Các thầy cô cũng chưa nhận thức được trách nhiệm, về tình yêu thương của mình đối với các em”.
Video đang HOT
Bà Nghĩa cũng nói về các nguyên nhân khác như trách nhiệm của ban giám hiệu, mà đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường. Một số giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm ứng xử, áp lực công việc ngày càng lớn nên có hành vi xúc phạm về cả tinh thần về cả thân thể học sinh. Trong khi đó sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giáo dục học sinh chưa được tốt, hệ quả là nhà trường chưa tìm được phương pháp giáo dục học sinh hiệu quả. Công tác tuyển dụng, đào tạo bố trí, sử dụng nhà giáo ở các địa phương có nhiều nơi còn bất cập.
Bà Nghĩa nhấn mạnh: “Có những nguyên nhân dù là khách quan nhưng chúng tôi nghĩ có yếu tố chủ quan là chủ yếu, bắt đầu từ những cá nhân thiếu tu dưỡng, rèn luyện”.
Bà Nghĩa cho biết, thời gian qua Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các vấn đề liên quan tới đạo đức nhà giáo, các nguyên tắc ứng xừ, xây dựng môi trường văn hóa trong các nhà trường… nhưng thực tế là khi về các địa phương thì các yêu cầu này được thực hiện chưa tốt.
Sẽ đánh giá giáo viên thực chất, tránh áp lực thành tích hình thức
Thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường chủ động nắm bắt thông tin, qua các phương tiện truyền thông, để chỉ đạo các địa phương, các cơ sở giáo dục xác minh, giải quyết nhanh chóng kịp thời những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo. Tiếp tục quán triệt và triển khai chỉ thị, văn bản của bộ trưởng về tăng cường quản lý, nâng cao đạo đức nhà giáo, đồng bộ với các giải pháp khác như tổ chức hội thảo nhằm tìm kiếm giải pháp nâng cao đạo đức nhà giáo, phân tích nguyên nhân các hành vi xấu, tìm ra giải pháp khắc phục, xây dựng môi trường giáo dục văn hóa lành mạnh…
Bà Nghĩa nói: “Sắp tới Bộ cũng sẽ chỉ đạo đổi mới đồng bộ từ khâu tuyển sinh đến khâu đào tạo, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý. Một khâu chúng tôi nghĩ không thể thiếu được là tăng cường bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là năng lực cho đội ngũ hiệu trưởng. Vì thực tế hiện nay cho thấy nhiều hiệu trưởng, với vai trò là người đứng đầu nhà trường làm chưa tốt, làm chưa thực sự hết trách nhiệm. Việc bồi dưỡng sắp tới cũng phải nâng cao chất lượng, tránh hình thức”.
Một biện pháp khác Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành là tục rà soát các văn bản về chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nhà giáo, để đánh giá hiệu trưởng, đánh giá giáo viên một cách thực chất, khắc phục bệnh hình thức, bệnh thành tích trong giáo dục. “Đó là một nguyên nhân tạo áp lực cho giáo viên, khi mà cường độ áp lực làm việc lớn, lại thiếu phương pháp sư phạm thì có thể gây ra những hậu quả làm ảnh hưởng tới học sinh, làm ảnh hưởng tới môi trường sư phạm. Về lâu dài, ảnh hưởng tới sự hình thành, phát triển nhân cách của học sinh”, bà Nghĩa nói.
Sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp vói công đoàn giáo dục Việt Nam khảo sát trên diện rộng đối với cán bộ quản lý giáo dục, với giáo viên, với học sinh, cha mẹ học sinh, người dân, các cơ quan tổ chức xã hội trong các nước về môi trường giáo dục, từ đó dự kiến mở diễn đàn để cộng đồng tham gia, hiến kế chia sẻ để phát hiện, đề ra các giải pháp khắc phục các vấn đề tốn đọng, bức xúc của xã hội với giáo dục hiện nay. Bộ cũng sẽ tập trung rà soát nhằm tìm giải pháp khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.
Theo thanhnien
Giáo viên ứng xử vụng về trước 'scandal'
Vụ việc cô giáo phạt học sinh 231 cái tát đau điếng đã trở thành "scandal" nhức nhối ngành giáo dục suốt tuần qua. Nhưng thay vì thẳng thắn đối diện với sai lầm, hiệu trưởng trường THCS Duy Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình lại làm cuộc khảo sát đối với 23 em tham gia tát bạn với những câu hỏi xoáy vào nội dung: tát nhẹ hay nặng, N vào viện điều trị chứ không phải cấp cứu...
Cô giáo phạt học sinh 231 cái tát liên tục đập đầu vào tường, có ý đồ tự vẫn
Tình tiết giảm tội?
Theo đó, chiều 24/11/2018 nhà trường đã tổ chức lấy ý kiến của 23 học sinh lớp 6/2 về sự việc cô Nguyễn Thị Phương Thủy phạt em H.L.N. 231 cái tát thông qua việc trả lời phiếu điều tra.
Phiếu phát cho HS gồm 19 câu hỏi bắt buộc HS cả lớp phải trả lời: Cô T quy định phạt tát thời gian nào? Bạn N bị tát vào thời gian nào? Khi tát bạn N cô T có mặt ở lớp không? Em tát vào mặt bạn N bao nhiêu cái? Em tát vào bạn N mạnh hay nhẹ? Bạn N có nói tục không? Khi tát bạn N có khóc không? Sau khi tát má bạn N có đỏ không? Cô T vào đã tát được mấy bạn? Cô T có bắt tát nhẹ phải tát mạnh không? Cô T tát bạn N mấy cái? Sau khi tát bạn N có bị ra máu không? Sau khi tát bạn N cả lớp có sợ hãi bật khóc không? Trước khi tát bạn N cô T có ra lệnh tát phạt mấy bạn? Khi tát bạn N cô T ra lệnh hay tự ý? Cô T có phải là người cuối cùng tát bạn N không? Cô T đứng cùng chiều hay ngược chiều bạn N? Sau khi tát bạn N có ở lại học không?". Cuối phiếu các em HS phải viết đầy đủ họ tên, ngày tháng trả lời.
"Việc cô Thủy dùng cách nào bạo lực với học sinh đều sai. Việc làm của ban giám hiệu nhà trường chắc là có động cơ thanh minh cho cô Thủy. Nhưng thực ra, tất cả những việc làm đó đều không thanh minh được, không cần thiết nữa. Chính tập thể sư phạm ở trường, hiệu trưởng phải kiểm điểm rút kinh nghiệm chứ không phải khảo sát học sinh." TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội
Kết quả thu được: Sự việc xảy ra học sinh bị các bạn tát 231 cái tát là có thật. Trong đó: 13 em tát nhẹ, 8 em tát vừa, 2 em tát mạnh. Cô T. có chứng kiến 1 bạn tát sau đó mới rời khỏi lớp (11/23 câu trả lời), 1 em trả lời chứng kiến 4 bạn tát, 1 em trả lời chứng kiến 3 bạn tát, 3 em không để ý). Cô T. không ra lệnh tát nếu ai tát nhẹ thì bị tát (23/23 câu trả lời). Khi bị các bạn tát em N. có khóc (23/23 câu trả lời), khi bị tát má em N. không bị ra máu (23/23 câu trả lời), cô T. tát em N. 1 cái (23/23), cô T. không phải là người cuối cùng tát em N. (16/23; còn lại không có trả lời). Khi tát em N., các bạn trong lớp không có ai sợ hãi và khóc (23/23), cô T. đứng cùng chiều tát em N. (23/23 trả lời), sau khi bị tát, N. vẫn ở lại học bình thường đến cuối buổi học (23/23 em trả lời). Em N. vào viện khám và điều trị chứ không phải cấp cứu". Ở câu hỏi đầu tiên: "Cô T. quy định phạt tát thời gian nào?", nhiều HS trả lời trong bản khai của mình là 1, 2 hoặc 3 tuần trước khi tát N. Song bản báo cáo của nhà trường gửi các cấp không đề cập đến. Có thể thấy, nhà trường vin vào các phiếu điều tra mà HS trả lời để mong giảm tội cho cô Thủy, giảm nhẹ mức độ vụ việc xuống một nấc thang khác.
Gián tiếp dạy trẻ nói dối
Nhiều chuyên gia giáo dục đặt câu hỏi, khi cô giáo đã bị đình chỉ dạy học, khi cơ quan công an điều tra huyện Quảng Ninh quyết định khởi tố vụ án "Hành hạ người khác" để điều tra về việc cô Thủy phạt học sinh 231 cái tát, thì những lá phiếu kia có ý nghĩa gì?
Những đứa bé vượt qua scandal ra sao khi nhìn cách đối phó, sự dối trá từ chính người thầy, người cô đang dạy dỗ chúng?
Trả lời báo Tiền Phong, cô Tô Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục tại TPHCM cho rằng trường làm khảo sát để giảm nhẹ sự việc nhưng nó không có ý nghĩa. Trừ phi chuyện yêu cầu bạn tát em N hoàn toàn không có thật. Nhưng sự thật là có đánh. Cho dù 231 cái hay 31 cái cũng đều quá nghiêm trọng.
"Có vẻ như vị hiệu trưởng này đang cố gắng vùng vẫy để giảm nhẹ trách nhiệm của chính mình. Nhưng càng làm càng trở nên lố bịch. Lẽ ra trường phải họp để kiểm điểm rút kinh nghiệm chứ không phải đi khảo sát học sinh tát nhẹ với tát nặng" - cô Quyên nói.
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, việc cô Thủy dùng cách nào bạo lực với học sinh đều sai. Việc làm của ban giám hiệu nhà trường chắc là có động cơ thanh minh cho cô Thủy.
Nhưng thực ra, tất cả những việc làm đó đều không thanh minh được, không cần thiết nữa. Chính tập thể sư phạm ở trường, hiệu trưởng phải kiểm điểm rút kinh nghiệm chứ không phải khảo sát học sinh.
Tương tự, trả lời VTC News, tiến sĩ Vũ Thu Hương - giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, một tập thể có người lãnh đạo không biết nhìn nhận và xử lý một lỗi sai, thì tập thể đó không đủ khả năng để giáo dục đạo đức cho trẻ. "Mục tiêu lớn nhất của giáo dục là dạy cho trẻ kiến thức, kỹ năng và đạo đức. Nếu không đủ khả năng để giáo dục một trong ba mục tiêu đó thì không thể làm giáo viên".
Minh Anh
Theo ngaynay
Bất thường và phản giáo dục Việc cô giáo bắt học sinh tát học trò 230 cái và tự mình tát bồi thêm một cái nữa đã là chuyện phản giáo dục. Ảnh minh họa Dưới lăng kính pháp luật, việc ấy đã có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan tố tụng huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã khởi tố vụ án để điều tra, xử lý...